năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và Bảo vệ Tổ Quốc” Luật Giáo dục – Chương I – Điều 2 Mục tiêu của phân môn Mĩ thuật lớp 1 là: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban
Trang 1MỤC LỤC
I Trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi Trang 3
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương 1
Trang 2năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và Bảo vệ Tổ Quốc”
(Luật Giáo dục – Chương I – Điều 2) Mục tiêu của phân môn Mĩ thuật lớp 1 là:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày
Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình giáo dục tiểu học Môn học này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mĩ thuật, đồng thời giúp học sinh tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội
Như vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục nói trên thì người giáo viên phải biết cách tổ chức mọi hoạt động, trong đó có hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học Vì ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể
chất, song tính chất “Học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm sinh lý
hết sức quan trọng và đặc trưng của lứa tuổi Hơn nữa, trong kế hoạch dạy học của chương trình Tiểu học năm 2000 (CTTH-2000) quy định giữa hai tiết học, học sinh nghỉ tại chỗ 5 phút Riêng lớp 1, giữa mỗi tiết học có nghỉ 5 phút tại chỗ Vậy, trong dạy học Mĩ thuật nói chung và dạy học phân môn Mĩ thuật nói riêng, chúng ta tổ chức hoạt động vui chơi như thế nào để giảm bớt căng thẳng
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 2
Trang 3
trong học tập cho học sinh mà các em có thể vui đùa thoải mái với bạn vè nhưng
ít gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, đồng thời rèn luyện các em
những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách như: Xúc cảm thẩm mỹ, tính kiên trì, độc lập, sáng tạo
Thực tế hiện nay cho thấy:
- Có nhiều tiết học, học sinh không được nghỉ giữa tiết, do giáo viên phân
bố thời gian cho tiết dạy và thời gian cho từng hoạt động chưa hợp lý
- Có khi được nghỉ giữa tiết nhưng hình thức vui chơi chỉ xoay quanh việc hát đi, hát lại những bài hát mà các em đã được học
- Có tổ chức trò chơi song chưa thực sự giúp các em thư giãn, chưa giúp các em khắc sâu kiến thức bài học, chưa khơi gợi trong các em những cảm xúc thẩm mỹ
Theo tôi nguyên nhân của những thực trạng trên được lý giải như sau:
- Trước đây giáo viên dạy tất cả 9 môn nên còn xem nhẹ môn Mĩ thuật
- Trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các trò chơi còn hạn chế
- Các trò chơi liên quan đến Mĩ thuật chưa được phổ biến mà theo tôi đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất
Từ những nguyên nhân nêu trên đã làm cho tôi trăn trở rất nhiều và cũng
chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Tổ chức một số trò chơi giữa tiết giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Mĩ Thuật.”
II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu một số trò chơi giữa tiết đã áp dụng để giúp cho học sinh lớp 1 học tốt phân môn Mĩ thuật
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 3
Trang 4
B PHẦN NỘI DUNG
I TRÒ CHƠI VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRÒ CHƠI 1: Vẽ hình vào không gian (Áp dụng cho bài 2, bài 5 )
1 Mục tiêu của trò chơi: Giúp học sinh:
- Vận động tay, chân
- Vẽ được nét thẳng nét cong thành các hình đơn giản
- Khắc sâu kiến thức về nét thẳng, nét cong
- Vui chơi nhẹ nhàng, thư giãn
2 Cách chơi:
Giáo viên giải thích cho học sinh: Vẽ hình vào không gian là sự tưởng tượng như mình vẽ vào bảng, thực ra trước mặt không có gì Giáo viên vẽ hình
đơn giản đố học sinh đó cho học sinh vẽ lại ( Vẽ bằng ngón tay trỏ của bàn tay
phải).
3 Hình thức chơi:
Cá nhân, nhóm, tổ, lớp
Ví dụ 1: Vẽ mưa
Nói: Trời hôm nay
Đứng quay lưng vào phía học sinh
Nói: Trời hôm nay mưa phùn, mưa nhè
nhẹ rơi trên đường, mưa trên đồng
ruộng, cây cối
Nói: Trời hôm nay
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 4
Trang 5
Sau đó giáo viên nói: Trận mưa hôm
nay to quá, mưa rơi nhanh, rơi lộp độp
Đưa nét nhanh hơn, mạnh hơn
Ví dụ 2: Vẽ mặt trời
Hát bài: “ Cháu vẽ ông mặt trời”
Hát xong
Đưa nét vẽ hình tròn trước, các tia sáng sau vòng từ phải sang trái, mỗi tia sáng
là một nét vẽ
Vẽ xong
4 Nhận xét trò chơi:
Động viên, khuyến khích, khen các em vẽ đúng, vẽ đẹp
Nhắc những em vẽ chưa đẹp cố gắng hơn nữa
* Tương tự như thế có thể cho các em chơi:
* Vẽ hàng rào.
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 5
Trang 6
* Vẽ cái thang * Vẽ sóng
TRÒ CHƠI THỨ 2: Thi ai vẽ nhanh hơn, đẹp hơn (Áp dụng cho bài 4,
bài 6, bài 8, bài 14…)
1 Mục tiêu của trò chơi: Giúp cho học sinh:
- Thể hiện lại sau khi vẽ tưởng tượng vào không gian
- Thi đua xem ai vẽ nhanh thành hình hơn, ai vẽ đẹp hơn
- Khắc sâu kiến thức về hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật…
2 Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi: Có rất nhiều hình tròn (vẽ lên bảng khoảng 4, 5 hình tròn) [ Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật ] trên bảng Các em hãy tưởng tượng các hình tròn (Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật ) này sẽ biến thành hình gì là tuỳ từng em vẽ thêm vào
3 Hình thức chơi:
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 6
Trang 7
Cá nhân, nhóm, tổ.
Ví dụ 1: Hình tròn
Vẽ lên bảng 4 hình tròn Cử 4 đại diện của 4 tổ lên bảng có hiệu
lệnh bắt đầu vẽ:
Mặt trời Mặt người
Hoa Quả cây ( Có thể vẽ thành hình bánh xe, bong
bóng, đầu con mèo, đầu con thỏ Sau khi 4 học sinh vẽ xong, giáo viên cho học sinh khác lên vẽ màu
4 Nhận xét trò chơi:
Khen hoặc có phần thưởng nhỏ đối với cá nhân, đội vẽ nhanh hơn, đẹp hơn
Phạt (hình thức hát) đối với cá nhân, đội vẽ chậm hơn, lâu hơn.
Động viên học sinh để các em cố gắng hơn
* Tương tự như thế, có thể vẽ thêm hình vào hình tam giác để biến thành cái nón, cái dù, cây thông Noel, biển báo giao thông, người đội nón
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 7
Trang 8
Vẽ thêm hình vào hình vuông để biến thành hình ngôi nhà, cái khăn tay, đồng
hồ, viên gạch hoa……
Vẽ thêm hình vào hình vuông để biến thành hình: xe ôtô, cây thước, bao thư, bảng hiệu, đèn hiệu giao thông……
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 8
Trang 9
TRÒ CHƠI THỨ 3: Thử làm họa sĩ (Áp dụng cho bài 9, bài 12….)
1. Mục tiêu của trò chơi: Giúp học sinh:
- Rèn luyện tính chính xác, khéo léo….vui chơi nhẹ nhàng
2 Giáo viên chuẩn bị:
Một số mũ rộng bằng bìa cứng để che kín mắt (có thể trang trí khuôn mặt trên mũ cho đẹp mắt)
3 Cách chơi:
Giáo viên vẽ một khuôn mặt trên bảng, mỗi khuôn mặt còn thiếu 1 chi tiết mới hoàn chỉnh, cho vài học sinh (tương ứng với số khuôn mặt trên bảng) lên quan sát 2-3 phút để xác định vị trí Sau đó giáo viên che mắt học sinh bằng mũ rồi cho các em vẽ thêm chi tiết còn thiếu để thành một khuôn mặt hoàn chỉnh
4. Hình thức chơi :
Cá nhân, nhóm, tổ
Ví dụ:
5 Nhận xét trò chơi:
Đội nào vẽ nhanh, đúng chính xác được tặng danh hiệu “Họa sĩ tài ba”
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 9
Trang 10
- Rèn luyện tư duy hình tượng.
- Khắc sâu kiến thức về quả
2 Chuẩn bị:
Giáo viên thuộc câu đố
3 Cách chơi:
Giáo viên đọc câu đố, học sinh trả lời bằng cách vẽ
4 Hình thức chơi:
Cá nhân, nhóm, tổ
Ví dụ: Đố vẽ quả
Giáo viên Học sinh
Đố: Quả gì mà ở trên cao
Không phải giếng đào
Mà có nước trong?
Đố: Quả gì ruột đỏ
Lấm tấm hạt đen
Mời bạn nếm xem
Ngọt ơi là ngọt?
Vẽ quả dừa:
Vẽ quả dưa hấu:
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 10
Trang 11
Đố: Quả gì thường ở trên giàn
Từng chùm chín mọng mang toàn
chữ O
Đố: Quả gì cong cong
Xếp trong một nải
Nải xếp thành buồng
Khi chín vàng thơm
Ăn ngon ngon lắm
Vẽ quả nho:
Vẽ quả chuối:
5 Nhận xét trò chơi:
Tuyên dương hoặc có phần thưởng nhỏ cho những cá nhân, nhóm, tổ vẽ đúng câu trả lời
Khuyến khích, động viên những cá nhân, nhóm, tổ chưa vẽ được…
* Tương tự có thể vẽ về con vật, đồ vật tùy theo từng bài học
II KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian áp dụng tổ chức một số trò chơi giữa tiết trong dạy học phân môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Trần Bình Trọng, tôi nhận thấy hiệu quả của tiết dạy được nâng lên rõ rệt Ở hai tháng đầu năm, mỗi lớp có ít nhất một vài học sinh xếp loại B, nhưng đến tháng 11 và 12 thì có tiến
bộ dần, không còn học sinh xếp loại B nữa và loại A+ tăng nhiều
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 11
Trang 12
III NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã rút ra cho mình những kinh nghiệm sau:
- Trước tiên, muốn dạy tốt phân môn Mĩ thuật ngoài việc vận dụng tốt các phương pháp đặc trưng bộ môn, người giáo viên còn phải biết tổ chức cho học sinh những hoạt động vui chơi giữa tiết học sao đúng đắn, hợp lý để giáo dục toàn diện cho học sinh:
+ Giúp cho trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác chú ý, chi nhơ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo
+ Giúp trẻ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, năng lực thưởng thức cái đẹp
- Các trò chơi nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các bài học trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học tuỳ theo sự khéo léo của người giáo viên
- Có thể nói: “ Trò chơi là trường học của cuộc sống”
C PHẦN KẾT LUẬN
Đây là lần đầu tiên thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm, vì thời gian quá hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, nội dung chưa sâu là điều không thể tránh khỏi Tuy vậy, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, cố vấn từ các đồng chí trong Ban lãnh đạo nhà trường, từ những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm
Mục tiêu cuối cùng của đề tài này là làm sao cho học sinh lớp 1 chơi mà học Mĩ thuật có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mĩ thuật
ở trường Tiểu học
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 12
Trang 13
Bản thân tôi nhận thấy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra nguyên nhân
khách quan và cả chủ quan ( qua kinh nghiệm bản thân) của thực trạng dạy và
học Mĩ thuật là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa kịp thời Và chỉ
có thông qua việc làm này mới mở rộng được tư duy và hoàn thiện chính mình
Hoà Hiệp Bắc, ngày 25 tháng 12 năm 2008
Người Viết
Nguyễn Hữu Khương
Người thực hiện: Nguyễn Hữu Khương Trang 13