ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở đối chiếu Đề tài này nhằm mục đích tìm ra những tương đồng và dị biệt trong cách sử dụng từ “tốt” trong tiếng Việt và từ “hảo” trong tiếng Trung để phục vụ cho quá trì
Trang 1Đối chiếu từ “好”trong tiếng Trung và từ “Tốt” trong tiếng Việt
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở đối chiếu
Đề tài này nhằm mục đích tìm ra những tương đồng và dị biệt trong cách sử dụng từ “tốt” trong tiếng Việt và từ “hảo” trong tiếng Trung để phục
vụ cho quá trình giao tiếp cũng như việc học tập, giảng dạy và dịch thuật
2 Phạm vi đối chiếu
Đối chiếu cách sử dụng từ “tốt” trong tiếng việt và từ “好” trong tiếng trung
3 Phương thức đối chiếu
Chúng tôi thực hiện phương thức đối chiếu đồng đại trong cách sử dụng từ “tốt” và từ “好”
4 Thủ pháp đối chiếu
Sử dụng thủ pháp đối chiếu chuyển dịch 2 chiều
II NỘI DUNG:
A CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 NGỮ PHÁP là một hệ thống những quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu Ngữ pháp học được chia làm hai bộ phận lớn: Từ pháp học và Cú pháp học phạm vi nghiên cứu của đề tài này thuộc phạm vi từ pháp học.
Từ pháp học: Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các phương thức cấu tạo từ và các đặc tính ngữ pháp của từ loại
1
Trang 22.Từ vựng:
2.1.Các đơn vị từ vựng:
2.1.1.Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng: là đơn vị nhỏ nhất của ngôn
ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức
2.1.2.Từ vị và các biến thể :
2.1.3.Biến thể hình thái học:Đó là những hình thái ngữ pháp khác
nhau của 1 từ, hay còn gọi là những từ hình Những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ hình không phá vỡ hạt nhân ngữ nghĩa của từ, tức ý nghĩa từ vựng tương ứng Cho nên các từ hình chỉ là những biến thể hình thái học của
1 từ duy nhất
2.1.4.Biến thể ngữ âm - hình thái học: Là những biến dạng của từ về
mặt ngữ âm và cấu tạo từ chứ không phải là những hình thái ngữ pháp của nó
2.1.5.Biến thể từ vựng- ngữ nghĩa:Mỗi từ có thể có những ý nghĩa
khác nhau.Mỗi lần sử dụng ,chỉ 1 trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hóa.Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là 1 biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
Ví dụ:từ “tốt” trong tiếng Việt và từ “好” trong tiếng Trung
2.1.6.Cấu tạo từ:
- Từ tố (hình vị): Từ tố là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ Từ
tố chia làm 2 loại :chính tố và phụ tố
- Chính tố :là hình vị mang ý nghĩa từ vựng
- Phụ tố:là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ xung hoặc ý nghĩa ngữ pháp
Ý nghĩa của chính tố thì cụ thể có liên hệ logic với đối tượng,còn ý nghĩa của phụ tố thì trừu tượng có liên hệ logic với ngữ pháp.Ý nghĩa của chính tố hoàn toàn độc lập (tự nghĩa),ý nghĩa của phụ tố không độc lập (trợ nghĩa)
Trang 33.Phạm trù từ vựng_ ngữ pháp phổ biến:
3.1 Thực từ:Thực từ là những từ có những đặc điểm sau:
3.1.2 Về ý nghĩa: có ý nghĩa từ vựng, tức lầ biểu thị các sự vật, hành
động, trạng thái, tính chất, số lượng có trong thực tế khách quan hoặc xem được xem là có trong thực tế khác quan
ví dụ: Những từ như : Ma, quỷ, rồng, tiên, bụt cũng là thực từ vì sự vật mà chúng biểu thị được óc tưởng tượng của con người xem là có tồn tại trong thực tế Ngược lại những từ như: ôi, nhé sẽ không phải là thực từ vì ta không thể hình dung được biểu vật tương ứng với chúng là gì
3.1.3 về hoạt động ngữ pháp: Thực từ có khả năng tham gia xây
dựng các loại kết cấu cú pháp khác nhau với nhiều vai trò khác nhau
3.1.4 Danh từ:
- Danh từ là những từ là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng (người, con vật, đồ vật )
3.1.4 Động từ:
- Động từ là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng
3.1.5.Các loại động từ :
- Động từ không đòi hỏi bổ ngữ, ví dụ: ngủ, ngồi, đứng (nội động từ)
- Động từ đòi hỏi bổ ngữ, bao gồm: các động từ biểu thị hành vi tác động đến những đối tượng nhất định (ngoại động từ, ví dụ: đọc, đào, cắt )
- Động từ lưỡng tính: (khi thì đòi hỏi bổ ngữ khi thì không), bao gồm:
cá động từ chuyển động (đi, ra, vào, lên, xuống ) các động từ cảm nghĩ nói năng (cười, nói, yêu ), các động từ chỉ sự tồn tại hành vi của các bộ phận cơ thể
3.1.6 Tính từ:
- Tính từ là những từ biểu thị tính chất biểu thị đặc điểm của sự vật, hiện tượng
3.1.7.Các loại tính từ:
- Tính từ không đòi hỏi bổ ngữ Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, dài, ngắn
- Tính từ đòi hỏi bổ ngữ Ví dụ: gần, xa, giống
- Tính từ lưỡng tính Ví dụ: nhiều, ít, đông
3
Trang 4Ngọc 4.Hư từ: Là những từ có đặc điểm như sau.
-Về ý nghĩa: không có ý nghĩa từ vựng mà chuyên biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
-Về hoạt động ngữ pháp:
-Hư từ là những từ đơn chức năng
-Hư từ không có khả năng một mình làm thành một phần độc lập
4.1.Phó từ trong tiếng Trung:
Phó từ là từ được dùng để tu sức cho động từ, tính từ hoặc một câu; cũng là từ nói rõ khái niệm thời gian, địa điểm, cách thức, trình độ Phó từ vừa là hư từ, vừa là thực từ Phó từ có thể phân thành các loại: phó từ địa điểm, phó từ phương thứ, phó từ trình độ, phó từ nghi vấn và phó từ liên kết
Trong câu, phó từ có thể làm định ngữ, bổ ngử, trạng ngữ
Ví dụ: 你英语讲的相当好。(作状语)
让他出去!(作补语)
Trang 5B NỘI DUNG
1 Mô tả và phân loại
1.1 Qui ước về cách viết tắt:
副(副词)
1.2 Mô tả
“ ”好 trong tiếng Trung không có
chức năng danh từ
Ví dụ:
- Bộ cờ vua có 16 con tốt
Ví dụ:
我好进来吗?
我好找他去。
- “ Tốt” trong tiếng Việt không có chức năng động từ
Ví dụ:
今天天气很好。 Ví dụ:- Loại vải này rất tốt
Ví dụ:
她好漂亮啊!
5
Trang 6Việt Anh
2 Đối chiếu:
2.1 Điểm giống:
2.1.1 Về mặt ngữ pháp: Cả hai từ đều có chức năng tính từ (ví dụ 3, bảng trên)
2.1.2 Về mặt ý nghĩa: cả hai từ đều chỉ ưu điểm, biểu thị sự khen ngợi, tán dương đối với sự vật, hiện tượng
2.2 Điểm khác:
2.2.1.Về mặt ngữ pháp:
- Từ “好” trong tiếng Trung không có chứ năng danh nhưng từ “Tốt” trong tiếng Việt có chức năng danh từ.(ví dụ 1)
- Từ “好” trong tiếng Trung có chứ năng động từ nhưng từ “Tốt” trong tiếng Việt không có chức năng động từ.(ví dụ 2)
- Từ “好” trong tiếng Trung có chứ năng phó từ nhưng từ “Tốt” trong tiếng Việt không có chức năng phó từ.(ví dụ 4)
2.2.2 Về mặt ý nghĩa:
- Từ “Tốt” trong tiếng Việt chỉ một đồ vật (một quân cờ) có trong bộ
cờ vua nhưng từ “好” trong tiếng Trung không có ý nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng
- Từ “好” trong tiếng Trung khi làm chức năng động từ mang ý nghĩa
là nên làm việc gì hoặc thuận tiện để làm việc gì nhưng từ “Tốt” trong tiếng Việt không có chức năng ý nghĩa chỉ hành động, trạng thái
- Từ “好” trong tiếng Trung khi làm phó từ mang ý nghĩa là rất, biểu thị trình độ tương đối cao nhưng trong tiếng Việt không có phó từ nên từ
“Tốt” không có ý nghĩa trên
Trang 7Đức Tây
3 Nhận xét:
Những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa từ “好” trong tiếng Trung và từ “Tốt” trong tiếng Việt nêu trên cho chúng ta thấy sự phong phú của ngôn ngữ loài người và làm tiền đề cho vận dụng nó trong học tập, nghiên cứu, dịch thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày
III KẾT LUẬN:
Trên thực tế, những người học tập và nghiên cứu tiếng Trung thường chỉ quan tâm đến cách dùng, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa của từ “好” mà không quan tâm đến cách dùng, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa của từ “Tốt” trong tiếng Việt Chính vì vậy, trong quá trình dịch, giao tiếp, nghiên cứu chúng ta thường mắc nhiều lỗi về vấn đề này Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, cho ta thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, cũng như sự phong phú về mặt ý nghĩa trong từng ngôn ngữ trên
cơ sở đó có thể phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như quá trình dịch thuật tốt hơn
7