1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nấm trong Đông y ppsx

7 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 144,58 KB

Nội dung

Nấm trong Đông y Nấm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống Đông phương từ hơn 7.000 năm trước. Nhiều thế kỷ qua, các loại nấm thông thường như nấm Rơm, nấm Mèo (Mộc nhĩ), nấm Mối, Tuyết nhĩ đã được dân gian dùng nhiều làm thực phẩm; nhiều loại nấm mốc đơn giản đã được sử dụng để chế tạo những thực phẩm lên men như rượu, giấm, nước tương và rau trái muối chua Nấm cũng được dùng làm thuốc tại Nhật, Triều Tiên và Việt Nam nhưng có lẽ thông dụng nhất là tại Trung Quốc. Từ 1883, một số nhà nghiên cứu đã thu góp những tài liệu về dược thảo do dân Ainu sinh sống tại đảo Hokkaido (Nhật) sử dụng. Họ đã tìm thấy nhiều loại nấm, tuy nhiên chỉ xác định được vài loại như bào tử của nấm Bọc (loài Lycoperdon) được đắp bên ngoài để trị vết thương, trị phỏng và “trị cơ thể đau nhức” hay nấm Fomitopsis officinalis dùng làm thuốc sắc trị đau bao tử Việc sử dụng các loài nấm như Phục linh, Đông trùng hạ thảo, nấm Cựa gà (mạch giác) đã được ghi chép trong các sách thuốc đông y cổ truyền. Điển hình là hai tập sách cổ điển Thần nông bản thảo kinh (Shen nung Pen t’sao king) hay Bản thảo kinh, còn gọi tắt là Bản kinh (Pen king) và Minh y biệt lục, gọi tắt là Biệt lục (Pie lu) thường được xem là bản bổ túc cho Thần nông bản thảo. Bản kinh, được cho là do Vua Thần Nông (2.800 năm trước Công nguyên) viết, nhưng có lẽ là do tổng hợp ở các y thư vào khoảng các năm 202 - 221 sau Công nguyên. Bản kinh ghi chép một số nấm như Ganoderma lucidum (Linh chi), Poria cocos (Phục linh), Griffola umbellata, Polyporus mylittae, Calvatia lilacina và Tremella fuciformis Thường trong văn tự Trung Quốc danh từ “chi” dùng để gọi những dược thảo giúp “khỏe mạnh và sống lâu”. Trong Bản kinh và Biệt lục, từ “chi” được dùng để chỉ một số nấm trong đó có 6 loài được mô tả như sau: - Thanh chi (xanh lá cây = ts’ing), cũng gọi là Long chi, được cho là có vị chua, không độc, giúp làm sáng mắt, bổ gan, an thần, tăng trí nhớ và tăng tuổi thọ. - Xích chi (nấm đỏ), vị đắng, không độc, tác dụng vào tâm, cũng có những tính bổ và an thần như Thanh chi. - Hoàng chi (nấm vàng), còn gọi là Kim chi, vị ngọt, không độc, tác dụng vào tỳ, bồi bổ cơ thể. - Bạch chi (nấm trắng), vị cay, không độc, tác dụng vào phế, đả thông các khí khẩu. - Hắc chi (nấm đen), vị mặn, không độc, tác dụng vào đường tiết niệu, bồi bổ. - Tử chi (nấm tím = Mộc chi), vị ngọt, không độc, tác dụng bổ xương, gân cốt Một số tài liệu cho rằng 6 loại nấm trên là những dạng khác nhau của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), một loại nấm được ghi chép lần đầu tiên vào thế kỷ 11 trong Linh nguyên phương (Ling yuan fang, “Linh” có nghĩa là linh hiệu hay linh thiêng) - một bản sách thuốc quan trọng nhất của Đông y, cũng có thể là Bản thảo cương mục (PenTs’ao Kang Mu) do Lý Thời Trân (Li Shih Chen) ghi chép và phát hành từ 1578. Một số tác giả Anh, Mỹ như Porter Smith (1911), Bernard Read (1938) đã giúp xác định một số tên khoa học cho các dược liệu trong Bản thảo cương mục và đã ghi nhận được một số loài nấm ghi trong Bản thảo. Trong đó có Linh chi là Ganoderma lucidum (Xem Chinese Medicinal Plants from the Pen Ts’ao Kang Mụ. AD 1596 của B. Read). Các loại nấm thường dùng nhất trong Đông y cổ truyền gồm: Linh chi, Đông trùng hạ thảo, Trư linh, Phục linh Nhóm nấm này được xem là những dược liệu thượng đẳng có tác dụng trị liệu khá cao. Chúng đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng theo các phương pháp khoa học hiện đại và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên Linh chi (Ganoderma lucidum), thật sự là loại nấm nổi tiếng nhất của Đông y. Nấm được gọi là Linh chi (Linzhi) tại Trung Quốc hay Reishi tại Nhật. Nấm đã được dùng từ hàng ngàn năm trước để trị những bệnh về gan (như sưng gan, vàng da), bệnh về thận (sưng thận), huyết áp cao, thấp khớp, yếu thần kinh, mất ngủ, sưng phổi, suyễn và ung loét bao tử (Y. Kabir - J. Nutr. Sci. Vitaminol, số 34 - 1998). Trước đây, nấm Linh chi rất đắt tiền vì chỉ có thể thu hái trong thiên nhiên nhưng từ 1980 đến nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật nuôi trồng, nấm Linh chi trở nên thông dụng và giá cả giảm rất nhiều, nên việc sử dụng cũng trở nên phổ biến hơn. Hiện nay Linh chi được dùng trị những trường hợp suy nhược do tuổi già, ung thư và giúp kích hoạt (gia tăng) hệ miễn dịch. Vài loại nấm trong loài Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có một đặc điểm lạ là quả thể phát sinh từ cơ thể của một loài côn trùng, do đó được đặt tên là Đông trùng hạ thảo (côn trùng trong mùa đông, cây cỏ trong mùa hè). Nấm này rất hiếm trong thời cổ Trung Quốc, chỉ có vua chúa mới có cơ hội thưởng thức. Nấm có đặc tính làm tăng lực như Sâm, nên được dùng để bồi bổ, tái tạo “nguyên khí” khi kiệt sức hoặc sau thời gian đau ốm kéo dài Ngày nay Cordyceps ophio glossoides được dùng trong Đông y để kích thích lưu thông máu huyết và để trị những bệnh về kinh nguyệt bất thường, trong khi đó Cordyceps sinensis được dùng để làm thuốc bổ phổi và bổ thận, tráng dương, cũng dùng làm thuốc hỗ trợ dinh dưỡng để tạo thêm năng lực nơi người suy yếu hay cao tuổi. Một thông tin trên tạp chí Newsweek (số ra ngày 27/9/1993) ghi nhận một nữ vận động viên chạy đường trường của Trung Quốc đã gây kinh ngạc cho giới thể thao quốc tế khi thắng một loạt những cuộc thi chạy tại kỳ tranh tài vô địch thế giới về điền kinh ngoài trời, tổ chức tại Stuggart Đức (1993). Sau khi Vương Quân Hạ (Wang Junxia) phá liên tiếp 3 kỷ lục thế giới trong 6 ngày tranh tài, và Qu Yunxia - một vận động viên khác lại phá thêm một kỷ lục đã đứng vững từ lâu trong cuộc thi đấu toàn Trung Quốc. Các kết quả vượt mức này khiến giới thể thao quốc tế lên tiếng cho rằng các nữ vận động viên Trung Quốc có lẽ đã sử dụng các loại thuốc kích thích (doping) bị cấm, nhưng không có một bằng chứng nào được tìm ra! Và phía Trung Quốc đã lý giải rằng những kết quả đạt được là do ở sự khổ công tập luyện cùng một chế độ ăn uống đặc biệt, trong đó có loại “cháo” nấu với Đông trùng hạ thảo Nấm Lentinula edodes, tức nấm Đông cô (Nấm hương), được giới tiêu thụ tại Mỹ biết dưới tên Shiitake (Black Mushroom) là một loại nấm ngon ngoại hạng. Đây là loại nấm được sản xuất nhiều vào hạng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Agaricus bisporus (nấm trắng = nấm mỡ): khoảng 14% tổng số lượng nấm sản xuất trên thế giới (4,3 triệu tấn, số liệu năm 1991), trị giá 8,5 triệu đô la Mỹ, so sánh với 56% là Agaricus. Lịch sử ghi nhận người Nhật đã biết dùng nấm Đông cô từ năm 199 sau Công nguyên và cho rằng nấm đã được bộ lạc Kyusuyu dâng tiến cho hoàng đế Nhật Chuai. Xa hơn nữa, Đông cô cũng đã được dùng phổ biến tại Trung Quốc. Theo kinh nghiệm dân gian, nấm Đông cô được dùng để kích thích sự hoạt động của hệ miễn dịch trong các trường hợp đau yếu, từ cảm mạo đến ung thư. Nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh là nấm Đông cô có những tác dụng kháng siêu vi và chống ung thư cùng một số tác dụng khác. Tại Nhật, một chế phẩm từ nấm Vân chi (Trametes versicolor), đã được dùng rộng rãi như một loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Các thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm tiên tiến cho thấy nấm có những đặc tính làm hạ cholesterol và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài cách sử dụng riêng nấm dưới dạng trà thuốc hay nấu thành cháo trong y học dân gian, Vân chi cũng được chế tạo dưới dạng viên, phối hợp với các nấm dược liệu khác để dùng trong các bệnh viện tại Nhật và Trung Quốc. Nấm được chế biến thành dạng bột khô do đông lạnh, gói thành dạng trà bột, khi dùng pha trong nước sôi, hoặc bột khô đóng thành viên. Hiện nay, bằng những phương pháp lên men tân tiến, một số các hoạt chất như các polysaccharid có phân tử lượng cao, các polysaccharid kết nối với protein đã được ly trích từ quả thể, bào tử, khuẩn ty (sợi nấm) của một số nấm thông dụng đã được ứng dụng đưa vào bào chế nhiều sản phẩm có giá trị trong việc phòng và chữa bệnh. Tóm lại, ngày nay các nhà khoa học đã ghi nhận chi tiết khoảng 300 loài nấm ăn được, thu hái trong thiên nhiên hoặc nuôi trồng, trong đó khoảng 117 loài có đặc tính trị liệu. Phần lớn các loài nấm này được nuôi trồng tại Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Âu. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu di thực thành công và hiện đang triển khai nuôi trồng đại trà nhiều loài nấm quý như Linh chi, Vân chi, Thái dương, Hầu thủ mở ra những tiềm năng quý báu cho nguồn nguyên liệu làm thực phẩm hoặc các chế phẩm làm thuốc. DS. TRẦN VIỆT HƯNG BS. TUẤN ANH . Nấm trong Đông y Nấm đóng một vai trò quan trọng trong đời sống Đông phương từ hơn 7.000 năm trước. Nhiều thế kỷ qua, các loại nấm thông thường như nấm Rơm, nấm Mèo (Mộc nhĩ), nấm Mối,. đó được đặt tên là Đông trùng hạ thảo (côn trùng trong mùa đông, c y cỏ trong mùa hè). Nấm n y rất hiếm trong thời cổ Trung Quốc, chỉ có vua chúa mới có cơ hội thưởng thức. Nấm có đặc tính làm. “nguyên khí” khi kiệt sức hoặc sau thời gian đau ốm kéo dài Ng y nay Cordyceps ophio glossoides được dùng trong Đông y để kích thích lưu thông máu huyết và để trị những bệnh về kinh nguyệt

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w