Một số kinh nghiệm trong công tác Đội

9 1.6K 8
Một số kinh nghiệm trong công tác Đội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LỜI NÓI ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện đại hóa đất nước một trong những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, chính trị là ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xây dựng nhân tố con người nhằm tạo ra một thế hệ trẻ có kiến thức để làm chủ được công nghệ cao trong những năm đầu của thế kỷ 21, đủ sức cạnh tranh với thị trường kinh tế thế giới. Mặt khác phải có đạo đức của Người cộng sản, kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cho mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa xây dựng đất nước văn minh và phồn thịnh. Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho thiếu niên nhi đồng trong môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong việc tổ chức các phong trào, thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu niên nhi đồng vào các hoạt động do Đội tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào của thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2/ Nêu sơ lược lịch sử vấn đề: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 1 Đội lấy 5 điếu Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, vui chơi thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Qua tổ chức đội Thiếu niên nhi đồng được hoạt động giáo dục theo quan điểm của Đảng. Đội luôn chủ động tập hợp Thiếu niên vào các hoạt động do Đội tổ chức có ý nghĩa giáo dục và xã hội cao. Bản thân các em Thiếu niên, nhi đồng chưa phát triển đầy đủ về thể chất tình cảm, lý trí nên các em cần phải được rèn luyện uốn nắn để có những nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là nguồn bổ sung đội dự bị tin cậy của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong mọi hoạt động của mình đều phải hướng theo tinh thần giáo dục cộng sản và nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 3/ Phạm vi đề tài: Từ nội dung trên có thể thấy tính chất chính trị xã hội của đội được thực hiện một cách rõ nét, để nhằm củng cố nâng cao chất lượng rèn luyện đội viên. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động đội trong nhà trường là nồng cốt và là chủ yếu, muốn hoạt động đội trong nhà trường phổ thông đạt kết quả cao ta phải có kế hoạch xây dựng đội xuất sắc vững mạnh. Sau đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm trong hoạt động phong trào đội mà năm học 2008- 2009 của Trường Trung học cơ sở Đông Hưng A thực hiện. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 1/ Thực trạng tình hình: Trường THCS Đông Hưng A, có 01 Liên đội với 10 chi đội có tổng số đội viên là: 397 em. Ban chỉ huy Liên đội có 17 em, đội cờ đỏ có 10 em( 5 em chấm điểm thi đua buổi sáng và 5 em chấm điểm thi đua buổi chiều), đội phát thanh măng non có 17 em, đội tuyên truyền ca khúc đội có 17 em, sinh hoạt Sao nhi đồng có 17 trong Ban chỉ huy Liên đội. Liên đội cũng có những thuận Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 2 lợi đáng kể. Trước hết là quan tâm sâu sắc của Hội đồng đội các cấp và sự chỉ đạo chặt chẽ của Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện. Được sự giúp đỡ nhiệt tình sâu sắc của Ban giám hiệu, các đoàn thể, Ban phụ trách đội và Thầy cô giáo trong trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động để Liên đội tổ chức được nhiều phong trào. Sự hưởng ứng tích cực tham gia các phong trào của các em đội viên. 2/ Những hạn chế và khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tế: Một số ít em chưa nhiệt tình công tác Đội. Họp định kỳ triển khai kế hoạch tháng các em ít tham gia phát biểu ý kiến. Ban chỉ huy Liên- chi đội còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ của lớp. Trường THCS Đông Hưng A là một xã còn khó khăn, đời sống của một số bộ phận nhân dân trong vùng chưa cao, thiếu điều kiện chăm sóc học hành của con cái. Học sinh ở rải rác trong toàn xã, giao thông đi lại rất khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa nên việc huy động học sinh còn gặp nhiều khó khăn. III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ: 1/ Giải pháp: Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi xin đưa ra một số biện pháp để thực hiện nhằm nâng cao công tác đội trong nhà trường như sau: Đối với tổng phụ trách: Với tư cách là người Tổng phụ trách đội trong nhà trường là người trong bộ máy quản lý của nhà trường, Tổng phụ trách là người có vai trò phối hợp với Ban giám hiệu, các đoàn thể, Ban phụ trách đội và giáo viên bộ môn trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động lên lớp phải phù hợp với các hoạt động của nhà trường. Trong quá trình thực hiện công tác đội Tổng phụ trách phải giải quyết tốt các mối liên hệ sau: Đối với Ban giám hiệu: Tổng phụ trách phải tham mưu đề xuất để đưa công tác đội vào kế hoạch nhà trường, gắn công tác đội với công tác chủ nhiệm, tham mưu với Ban giám Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 3 hiệu về kế hoạch, kinh phí, cơ sở vật chất đề xuất để đưa công tác thành thi đua đối với Ban phụ trách đội. Đề nghị gắn công tác chủ nhiệm với công tác xây dựng đội vững mạnh. Chi đoàn: Tổng phụ trách tham mưu kế hoạch, sau khi hoàn thành kế hoạch Tổng phụ trách trình kế hoạch cho Ban chấp hành chi đoàn. Ban phụ trách đội: Tổng phụ trách phải tham mưu kế hoạch. Đối với Liên đội: Tổng phụ trách lãnh đạo thông qua Ban chỉ huy Liên đội. Đối với chi đội: Tổng phụ trách hướng dẫn bồi dưỡng chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch công tác đội trong tháng và năm học. Xây dựng công tác chính trị là tìm ra những nội dung công việc thời gian thực hiện và phân công nhiệm vụ tìm ra những biện pháp thực hiện nội dung để xây dựng chương trình, nội dung công việc cho hoạt động đội. Dựa vào kế hoạch của Hội đồng đội huyện để tìm ra những yêu cầu cụ thể cho Liên đội. Tìm hiểu một cách kỹ lưỡng tình hình của Liên đội để đề ra nội dung thích hợp cho đội viên. Biết đánh giá phân tích, nhắc nhở để cùng rút ra kinh nghiệm. Ví dụ: Xây dựng công tác tháng 03 với chủ đề: “ Tiến bước lên đoàn” các hoạt động hướng tới ngày 26/3: Tuần. Ngày, tháng, năm. Nội dung phát động. Biện pháp, hình thức. Phân công. I 2- 7/03/2009 Phát động thi đua kỉ niệm ngày thành lập Đoàn. Các chi đội đăng ký. Ban chỉ huy Liên đội. II 9- 14/03/2009 Họp BCH Liên đội, sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh Ôn lại truyền thống ngày thành lập Đoàn( 26/3). Ban phụ trách đội. Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 4 hoạt lớp. III 16- 21/3/2009 Nhận xét thi đua. Báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường và Thầy cô giáo trong trường. Báo cáo sơ kết của Ban phụ trách, Ban chỉ huy Liên- chi đội. Kết quả đạt được 01 tuần thi đua hướng tới ngày thành lập Đảng. IV 23- 28/3/2009 Họp ban phụ trách + Ban chỉ huy Liên đội. Phát động thi đua hướng tới ngày 30/4. Tổng kết thi đua tháng và đưa ra phương hướng tháng 04, các chi đội đăng ký. Tổng phụ trách + Ban phụ trách + Ban chỉ huy Liên – chi đội. Trong hệ thống hoạt động đội không chỉ có Tổng phụ trách, Ban giám hiệu, Ban phụ trách, Thầy cô giáo mà qua đó cần có sự cộng tác của Ban chỉ huy Liên- chi đội là cộng tác viên cho Tổng phụ trách. Vai trò của Ban chỉ huy Liên đội: Ban chỉ huy Liên- chi đội phải được các em tín nhiệm và được đại hội Liên – chi đội bầu ra để có được đội ngũ Ban chỉ huy Liên- chi đội mạnh cần có được bảo đảm các yếu tố quan trọng sau: Chọn đúng con người cụ thể, có khả năng hoạt động đội. Có uy tín trước tập thể. Đề cao tính tự quản không áp đặt. Phải có tính cởi mở, tích cực trong hoạt động đội, năng lực cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc. Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 5 Bồi dưỡng tốt trong quá trình thực hiện để có thể tổ chức tốt các mặt hoạt động trên một vấn đề cần thiết là phải làm sao tập thể Liên- chi đội thật sự có nề nếp, Ban chỉ huy Liên- chi đội phải là người đại diện trao đổi xem đội viên có mong muốn gì? Thích sinh hoạt và hoạt động như thế nào? Có sáng kiến gì hay? Vấn đề gì nhiều đội viên quan tâm? Ban chỉ huy Liên- chi đội tập hợp những yêu cầu đó để đề xuất với Tổng phụ trách đội. Ban chỉ huy Liên- chi đội cần đấu tranh và phát huy những mặt tích cực của đội viên, mặt khác ngăn chặn những mặt chưa tốt của đội viên và những vi phạm ảnh hưởng đến danh dự của đội viên và chi đội. Những công việc làm của Ban chỉ huy là điều hành các hoạt động của Liên đội theo điều lệ đội. Các chi đội trưởng cần biết cách xây dựng kế hoạch, làm việc của bản thân, kế hoạch tổ chức mọi hoạt động của chi đội, biết sắp xếp các công việc hợp lý bằng cách tự trả lời những câu hỏi? Làm để đem lại kết quả gì? Làm bằng cách nào? Cần những điều kiện gì? Sau đó sắp xếp lại tuần tự các bước hợp lý. Như vậy cơ bản nhất định đạt kết quả tốt. Là người điều hành trong đội ngũ, chi đội trưởng không chỉ là người đứng đầu đội hình mà phải đứng trước đội hình. Trong vui chơi chi đội trưởng không chỉ tham gia tích cực mà bao giờ cũng là người khởi xướng mở đầu. Trong bàn bạc công việc chi đội trưởng không bao giờ quyết định nếu chưa thấy ý kiến bổ sung của BCH Liên- chi đội và đội viên trong lớp. Vậy trong hoạt động bộ máy của Ban chỉ huy Liên- chi đội phải biết chủ động trong mỗi công việc làm của mình. Vai trò của Hội đồng đội xã: Hội đồng đội xã có sự chỉ đạo kịp thời khi Tổng phụ trách đội tham mưu kế hoạch tổ chức phong trào. Hội đồng đội xã cử cán bộ giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đến đâu, nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. 2/ Kết quả đạt được: Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 6 Từ những biện pháp thực hiện trên Liên đội Trường trung học cơ sở Đông Hưng A đã đạt được những kết quả sau: Đối với Tổng phụ trách: Công việc không bị chồng chéo, có thời gian bám sát đến từng đội viên thông qua Ban phụ trách đội và các buổi sinh hoạt định kỳ. Đối với Ban chỉ huy Liên- chi đội: Có ý thức trách nhiệm tự quản cao, biết xây dựng kế hoạch hoạt động cho Liên- chi đội trong năm học, học kì, tháng và tuần,… Có sơ kết phát hiện nhiều tài năng trong học tập và năng khiếu về công tác đội trong sinh hoạt, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua cũng như học tập như: Thi tìm hiểu Luật phòng chống Ma túy, thi lồng đèn đẹp, thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi chỉ huy đội giỏi,… Cuối năm học được công nhận cháu ngoan Bác Hồ cấp trường là:… em, chọn 100 em dự cháu ngoan Bác Hồ cấp xã và chọn 9 em ưu tú dự cháu ngoan Bác Hồ ở huyện. Đối với đội viên được vui chơi một cách thoải mái trong sạch, lành mạnh qua các buổi sinh hoạt và được tập huấn công tác đội, học được những điều hay ý đẹp và ý thức tinh thần học tập tốt hơn, biết phát huy những cái tốt, tích cực, ngăn chặn những mặt chưa tốt,… Đối với Ban giám hiệu, các đoàn thể, Ban phụ trách và giáo viên: Trong mọi công việc tôi luôn tham mưu tốt với Ban giám hiệu đồng thời được Ban giám hiệu giúp đỡ sau khi thông qua kế hoạch, thông qua các đoàn thể. Ngay sau đó tôi thông qua Ban phụ trách để cùng trao đổi, bàn bạc để thực hiện kế hoạch tốt hơn. Việc phối hợp với trường Tiểu học: Ngay từ đầu năm học tôi làm biên bản phối hợp sinh hoạt Sao nhi đồng, sau đó bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội về quy trình sinh hoạt Sao nhi đồng và kỹ năng công tác Đội. Tổng phụ trách Đội phân công cho các em sinh hoạt Sao định kỳ đều đặn. Các em còn tham gia phong trào thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe Hàng tháng tôi đều có lên kế hoạch tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên- Chi đội, triệu tập Ban chỉ huy của hai trường Tiểu học cùng Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 7 tập huấn nhằm tạo nguồn khi các em lên cấp hai làm nồng cốt trong hoạt động phong trào công tác Đội. IV. KẾT LUẬN: 1/ Tóm lược giải pháp: Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đưa ra biện pháp, kế hoạch cụ thể để xây dựng công tác đội trong nhà trường cho hoàn thiện vững chắc, từ đó các công việc, phong trào được sắp xếp tổ chức một cách hợp lý, khoa học nên chất lượng của đội viên ngày càng được nâng cao. Các em đội viên tham gia phong trào tích cực, đầy đủ. Những em đội viên tích cực đạt kết quả tốt trong các phong trào được chọn tham gia thi ở huyện. 2/ Phạm vi áp dụng của đề tài: Trong trường THCS. 3/ Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: Bài học kinh nghiệm: Hoạt động Đội có một vị trí rất quan trọng trong trường THCS, là lực lượng giáo dục không thể thiếu trong và ngoài nhà trường, do đó vai trò của GV- TPT Đội rất quan trọng phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động Đội. Khi tổ chức hoạt động phong trào Người TPT Đội phải xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình, không những tranh thủ lên kế hoạch mà còn chủ động phối hợp với các Ban ngành trong và ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tồ chức tốt phong trào. TPT Đội chưa phải là chuyên trách mà là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hoạt động Đội. Tóm lại, sự kết hợp giữa GV- Ban PTĐ- TPT Đội với các đoàn thể chưa duy trì thường xuyên, do đó hoạt động phong trào của Liên đội chưa thu được những kết quả chưa như mong muốn. Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 8 Kiến nghị: Từ những nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tổ chức tốt các phong trào đội, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: Tổng phụ trách đội phải lên kế hoạch từ đầu năm học và cụ thể từng tháng, tuần theo chủ điểm một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu- các đoàn thể xin ý kiến chỉ đạo. Người Tổng phụ trách đội phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục cho học sinh, thông qua hoạt động phong trào nhằm thu hút đông đảo các em tham gia, tạo ra sân chơi thật sự bổ ích cho các em. Tổng phụ trách đội phải giữ mối quan hệ thường xuyên liên tục với các lực lượng giáo dục trong suốt năm học. Hiệu trưởng phải có những hiểu biết nhất định về tổ chức Đội cũng như nghiệp vụ công tác đội, là chỗ dựa vững chắc cho TPT Đội trong quá trình công tác. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã xây dựng thực hiện trong năm học 2008- 2009 để đóng góp vào việc xây dựng công tác phong trào Đội trong nhà trường. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm chắc hẳn còn thiếu sót. Vậy tôi mong ban thi đua các cấp và đồng nghiệp xây dựng, đóng góp ý kiến cho tôi để tôi học hỏi và trao dồi thêm kiến thức về công tác xây dựng đội trong nhà trường đạt kết quả cao hơn. Tôi chân thành cảm ơn!. Đông Hưng A, ngày 30 tháng 5 năm 2009 HĐTĐ KT CỦA TRƯỜNG Người viết THỐNG NHẤT XẾP LOẠI:…… Dương Hồng Thiện HĐTĐ PHÒNG GIÁO DỤC AN MINH THỐNG NHẤT XẾP LOẠI:……. Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 9 . cho TPT Đội trong quá trình công tác. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã xây dựng thực hiện trong năm học 2008- 2009 để đóng góp vào việc xây dựng công tác phong trào Đội trong. công tác đội vào kế hoạch nhà trường, gắn công tác đội với công tác chủ nhiệm, tham mưu với Ban giám Dương Hồng Thiện- TPT Trường THCS Đông Hưng A- An Minh- Kiên Giang 3 hiệu về kế hoạch, kinh. xin đưa ra một số biện pháp để thực hiện nhằm nâng cao công tác đội trong nhà trường như sau: Đối với tổng phụ trách: Với tư cách là người Tổng phụ trách đội trong nhà trường là người trong bộ

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan