Bơm dầu áp suất cao kiểu nhiều piston - Cấu tạo của bơm thể hiện trên hình 3.9, bao gồm các bộ phận sau: 1.. Bơm trục vít - Cấu tạo của bơm trục vít được thể hiện trên hình 3.10 - Nguyên
Trang 1Chương 13:
Bơm dầu áp suất cao kiểu nhiều
piston
Kết cấu của bơm dầu áp suất cao kiểu nhiều piston được thể hiện trên hình
3.9 Tại mặt cắt ngang bơm dầu áp suất cao kiểu nhiều piston này có các thành phần cơ bản sau đây :
Hình 3.9 Bơm dầu áp suất cao kiểu
nhiều piston
- Cấu tạo của bơm thể hiện trên hình 3.9, bao gồm các bộ phận sau:
1 trục; 2 bánh vít; 3 trục đứng; 4 rãnh hút; 5 ống dầu ra; 6 ống kiểm tra; 7 ngăn kéo; 8 piston; 9 cam định hình truyền động cho ngăn kéo; 10 cam truyền động cho
piston
- Sơ đồ hoạt động của một nhánh bơm:
Trang 2I- Nén dầu đến điểm bôi trơn; II-Hút dầu;
III-Nén dầu đến ống kiểm tra
1 piston; 2 ngăn kéo; 3 ống kiểm tra; 4 cung cấp
cao áp ; 5 ống hút
- Trên hình 3.9 là mặt cắt loại bơm dầu áp suất cao kiểu nhiều piston, định lượng bằng cách điều chỉnh hành trình có ích của bơm Bơm có 16 piston 8 và 16 ngăn kéo phân phối
số 7 Các piston được truyền động bằng cam định hình số 10 còn cam số 9 thì truyền động cho các ngăn kéo số 7 Sau một vòng quay của động
Trang 3cơ, mỗi piston thực hiện được hai hành trình kép, còn mỗi ngăn kéo thì thực hiện được một hành trình kép
- Có thể thay đổi hành trình của piston bằng vít điều chỉnh Bơm được truyền động bằng tay lắc liên kết với bánh cóc Mỗi lần piston bơm, cung cấp tới điểm bôi trơn một lượng dầu khoảng (0,20,3)cm2 với áp suất (5080)kG/cm2
- Suất chi phí dầu bôi trơn cho xylanh ở động cơ tàu thủy tốc độ chậm, công
suất lớn, vào khoảng gd = (0,51,5)g/Ml.h
e Bơm trục vít
- Cấu tạo của bơm trục vít được thể hiện trên hình 3.10
- Nguyên lý làm việc:
Bơm trục vít có thể xem như là sự biến thể của bơm bánh răng
Bơm trục vít thường được chế tạo thành ba cỡ: Loại áp suất thấp; loại áp suất
trung bình; loại áp suất cao
Khi hai trục vít ăn khớp với nhau, rãnh ren của trục vít này ăn khớp với thân ren trên trục vít kia, có tác dụng như một tấm chắn không cho chất lỏng trong rãnh ren quay theo trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến từ khoang hút đến khoang đẩy Sau mỗi vòng quay của trục vít, chất lỏng được dịch chuyển một đoạn đúng bằng bước ren của mối ren ấy (xem các điểm a, a’, a’’ trên hình 3.10a)
Trang 4Hình 3.10 Cấu tạo bơm 2 trục vít
(ren chữ nhật)
a cấu tạo bơm trục vít
1 trục vít chủ động; 2 trục vít bị động; 3 cặp bánh
răng truyền động;
4 thân bơm; A, B các khoang
hút và đẩy
b nguyên lý đẩy chất lỏng
- Ưu nhược điểm
+ Lưu lượng tương đối đều, đều hơn cả bơm bánh răng nghiêng, cột áp cao
+ Hiệu suất tương đối cao ở vùng lưu lượng lớn [ = (0,70,8) khi Q = (0,91 0,995)]
+ Kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, làm việc tin cậy, không ồn + Có thể làm việc với tốc độ quay lớn và áp suất cao
+ Mômen quán tính nhỏ
+ Có khả năng hút khô
+ Hiệu suất tương đối thấp
+ Bơm trục vít là không chạy ngược chiều được, còn bơm bánh răng có khả năng đổi chiều
3 Tháo, lắp bơm dầu bôi trơn
Trang 5- Trước khi tháo bơm dầu bôi trơn, cần làm sạch toàn bộ cụm bơm, lần lượt tháo lưới lọc dầu, bánh răng truyền động
và nắp bơm Dùng bút nỉ đánh dấu các bánh răng của bơm để các răng này sẽ ăn khớp khít khi lắp đặt Tháo bánh răng truyền động cùng với trục truyền động và trục trung gian hoặc trục được truyền
Trang 6động, tháo van giảm áp và rửa sạch các bộ phận trong nhiên liệu hoặc dung môi
sạch
- Quy trình lắp bơm bôi trơn ngược lại với quy trình tháo Tuy nhiên, cần chú
ý các vấn đề sau:
Phải làm sạch các bánh răng, tấm nắp, các trục, rãnh then và các then hoa nếu cần thay ống lót thì phải dùng dụng
cụ chuyên dùng Đẩy ống lót cũ ra ngoài và lắp ống lót mới đến chiều sâu được hướng dẫn trong sổ tay hướng dẫn
Kiểm tra khoảng hở giữa ống lót và trục đối với trục mới Sau khi làm sạch lưới lọc dầu, ta kiểm tra để phát hiện các mặt lưới bị gãy hoặc bị lỏng trước khi lắp lại các lưới này vào bơm dầu
Làm sạch và đánh bóng lỗ van giảm áp và thanh đẩy, đo chiều cao lò xo van, nếu chiều cao này không đạt yêu cầu thì phải thay mới, không được phép kéo dãn lò xo cũ để dùng lại Bôi trơn tất cã các bộ phận vào dầu động cơ và lắp chúng ngược lại với thứ
tự tháo
Khi sử dụng bánh răng mới, ta phải kiểm tra độ chính xác của bánh răng với thân bơm Không được ép bánh răng truyền động lên trục truyền động, cần phải nung nóng bánh răng đến nhiệt độ theo hướng dẫn để lắp lên trục
4 Hao mòn, hư hỏng
Bơm dầu bị mòn chủ yếu ở nắp bơm và bánh răng, làm
Trang 7cho lượng dầu và áp lực của bơm bị giảm Bơm dầu làm việc yếu do các bánh răng bị mòn, khe hở lắp ghép lớn, răng bị sứt
mẻ, bong tách Cánh gạt của bơm bị mòn, lò xo mất tính đàn hồi Trục và thân bơm, phiến gạt bị mòn
5 Kiểm tra, sửa chữa
Bơm bánh răng
- Dùng phấn, dầu hoả để kiểm tra vỏ bị nứt vỡ
- Dùng thước kiểm tra khe hở giữa trục bơm và lỗ vỏ bơm Bánh răng chủ động và bị động có gai nhọn dùng đá dầu
để mài bóng
Trang 8- Có thể dùng thước lá đo khe hở ăn khớp Chốt ngang bánh răng truyền động nếu bị lỏng thì vặn lại Vỏ bị nứt thì hàn lại Mặt lắp ghép bị vênh thì mài lại
- Các lỗ ren bị cháy thì ta rô lại hoặc doa lại rồi ép bạc vào rồi cắt răng mới
theo kích thước danh nghĩa
- Trục bơm mòn thì mạ crôm hoặc hàn đắp
- Lỗ vòng bi mòn doa rộng ra và ép bạc
- Kiểm tra khe hở giữa thân bơm và các răng bánh răng bằng cách đặt bánh răng trong thân bơm và dùng cữ chuẩn dễ đo sự mài mòn ở phía áp suất thấp.Khi khe hở hướng kính vượt quá 0,1 mm cần phải thay thân bơm Thân bơm và nắp phải trơn láng, không có dấu hiệu mòn xước hoặc các vết đốm
Nhìn chung bơm dầu thường dùng bơm bánh răng, do bơm làm việc vững
chắc, ít hỏng
Bơm phiến trượt
- Nếu cánh gạt bị mòn thì đệm một miếng lót giữa lò
xo và cánh gạt để cho
cánh gạt luôn tỳ vào thân bơm
- Thân bơm bị mòn, hàn đắp hoặc mạ crôm
- Lò xo của cánh gạt bị gẫy thì thay
Bơm trục vít
Trang 9Mòn ở các ổ đỡ Nếu mòn ổ đỡ ta dùng phương pháp
mạ Crôm hoặc hàn đắp