ÔN TẬP Ô XI – LƯU HUỲNH (Phần tự luận) 1.Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa: a.KMnO 4 → O 2 → SO 2 → SO 3 → oleum→ H 2 SO 4 → CuSO 4 → Na 2 SO 4 → NaCl→ Cl 2 → H 2 SO 4 → SO 2 →S→H 2 S→ SO 2 → H 2 SO 4 → HCl→ Cl 2 → NaClO. b. FeS 2 → SO 2 → NaHSO 3 → Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 → NaCl→ NaOH→ Na 2 SO 3 → SO 2 c.KMnO 4 → O 2 → O 3 → Ag 2 O → AgNO 3 → HNO 3 2.Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ SO 2 vừa có tính ô xi hóa ,vừa có tính khử 3.Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ O 3 có tính ô xi hóa mạnh hơn ô xi 4.Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ H 2 S vừa thể hiện tính khử,vừa thể hiện tính axit 5.So sánh tính chất hoá học của dung dịch H 2 SO 4 loãng và dung dịch H 2 SO 4 đặc 6.Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a.Cu + ? → CuSO 4 + SO 2 + H 2 O b.Fe + ? → ? + SO 2 + H 2 O c. ? + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 O d. Fe 2 (SO 4 ) 3 + ? → BaSO 4 + ? e.Fe + ? → ? + H 2 7.Viết các phản ứng xảy ra khi cho Cu,Fe, FeO,Fe 3 O 4 ,Fe 2 O 3 lần lượt tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng và dd H 2 SO 4 đặc,nóng 8.Có các dung dịch muối loãng NaCl, KNO 3 , CuSO 4 và FeCl 3 Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích, khi cho: a.Dung dịch Na 2 S và từng dung dịch muối trên ? b.Khí H 2 S sục và từng dung dịch muối trên ? 9.Có hai bình không dán nhãn, một bình đựng khí oxi, một bình đựng khí ozon. Nêu cách phân biệt hai bình, viết phương trình phản ứng. 10. Có hai lọ đựng hai chất lỏng riêng biệt, không dán nhãn, một lọ đựng H 2 O, một lọ đựng dung dịch H 2 O 2 . Nêu cách phân biệt hai chất lỏng trên, viết phương trình phản ứng 11. Có ba ống nghiệm không ghi nhãn, đựng riêng biệt ba dung dịch: H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 và NaCl. Hãy phân biệt ba dung dịch trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng. 12. Nêu cách nhận biết các chất sau: a.NaCl, Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 và Na 2 S. b.Các khí Cl 2 , HCl, H 2 S, CO 2 . 13. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: a.Na 2 S, Na 2 SO 4 , FeCl 3 , HNO 3 b.KCl, NaNO 3 , H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 c.FeCl 2 , FeSO 4 , NaNO 3 , HNO 3 , K 2 S. d.Na 2 CO 3 , Na 2 S, K 2 SO 4 , HCl, NaOH. e.NaCl, Na 2 SO 4 , HCl, H 2 SO 4 14. Chỉ dùng thêm giấy quỳ tím, trình bày cách nhận biết các dung dịch loãng sau: Na 2 SO 4 ; NaCl; H 2 SO 4 ; BaCl 2 ; NaOH. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra để minh hoạ. 15. Nung nóng hỗn hợp gồm 11,2 g bột Fe và 3,2 g bột lưu huỳnh. Cho sản phẩm tạo thành vào 200 ml dung dịch H 2 SO 4 thì thu được hỗn hợp khí A bay ra và dung dịch B( hiệu suất pư = 100%). a.Tìm % thể tích của hỗn hợp A. b. Để trung hòa dung dịch B phải dùng 200 ml dung dịch KOH 2M.Tìm C M của dung dịch H 2 SO 4 đã dùng. 16. Hoà tan hoàn toàn 5,6g Fe vào 200g dd H 2 SO 4 (phản ứng vừa đủ) thu được V lit khí H 2 (đktc) và dd A a. Tính V b. Tính C% của dung dịch H 2 SO 4 ban đầu, và dung dịch thu được sau phản ứng 17. Hòa tan hoàn toàn Vlít khí SO 2 (đkc) vào nước, cho nước brôm vào dung dịch đến khi brôm không còn mất màu thì tiếp tục cho dung dịch BaCl 2 vào đến dư, được 1,165g kết tủa . Tính V lít khí SO 2 . 18. Từ 1,6 tấn quặng pirit chứa 60% FeS 2 có thể sản xuất được bao nhiêu tấn axit H 2 SO 4 .Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80% 19. Ta thu được muối gì, nặng bao nhiêu nếu cho 2,24l khí H 2 S bay vào: a. 100cm 3 dung dịch NaOH 2M ; b. 100cm 3 dung dịch KOH 1M ; c. 120cm 3 dung dịch NaOH 1M 20. Đốt cháy hoàn toàn 12,8g lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thu hết vào 150ml dung dịch NaOH 20% (d=1,28g/ml).Tính C M , C % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. 21. Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO 2 (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ hết trong 500ml dung dịch NaOH 0,8M. Tính nồng độ mol/l chất tan trong dung dịch sau phản ứng. 22. Cho dung dịch H 2 SO 4 tác dụng với dung dịch NaOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 7,2 gam muối axit và 56,8 gam muối trung hoà.Xác định lượng H 2 SO 4 và NaOH đã lấy. 23. Cho 4,8g Mg tác dụng với 250ml dung dịch H 2 SO 4 10%(d= 1,176g/ml)thu được khí H 2 và dung dịch A. a.Tính thể tích khí H 2 (đkc) thu được. b.Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A. 24. Cho 8,8g FeS tác dụng hết với dd HCl thu được khí X, dẫn toàn bộ X vào 150ml dd Pb(NO 3 ) 2 1M thu được tủa màu đen. Tính khối lượng kết tủa thu được 25. Cho 9,7g ZnS tác dụng hết với dd HCl thu được khí X, dẫn toàn bộ X vào 200ml dd CuCl 2 1M thu được tủa màu đen. Tính khối lượng kết tủa thu được 26. Hòa tan 2,8 gam Fe vào 200 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng a.Tính thể tích khí (đkc) tạo thành và số mol muối thu được b.Tính C M dung dịch H 2 SO 4 nếu H 2 SO 4 phản ứng vừa đủ 27. 28 gam oxit của kim loại hoá trị II tác dụng vừa hết với 0,5 lít dd H 2 SO 4 1M. Xác định oxit đó. 28. Nguyên tố R là một phi kim. A là hợp chất khí với H 2 của R; còn B là oxit cao nhất của nguyên tố này. Cho biết tỉ khối của A so với B là 0,425. Xác định nguyên tố R. 29. Hoà tan hòan toàn 9,6g kim loại R hoá trị II trong H 2 SO 4 đặc thu được dung dịch X và 3,36 lit khí H 2 SO 2 (đktc). 30. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO 2 (đktc) trong 200g dung dịch NaOH 4% .Tính C% các muối có trong dung dịch sau phản ứng 31. Sau khi nung nóng hh gồm 11,2g bột kim loại M hóa trị II với lượng dư bột lưu huỳnh thu được hh chất rắn A. Cho hh A tác dụng với lượng dư dd HCl thu được khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào dd Pb(NO 3 ) 2 sẽ thu được 47,8g kết tủa đen. Xác định M? 32. Hòa tan 3,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO vào H 2 SO 4 đặc,nóng thu được 672ml khí (đkc). Tính thành phần % theo khối lượng trong hỗn hợp X , khối lượng muối thu được và khối lượng dung dịch H 2 SO 4 98% cần lấy. 33. Khi phân hủy136,7 g hỗn hợp kali clorat và kali pemanganat, thu được 24,64 lít oxi (đktc) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp 34. Cho 40 g hỗn hợp Fe ,Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 98% nóng thu được 15,68 lit SO 2 (đkc). a.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? b.Tính khối lượng dung dịch H 2 SO 4 đã dùng? 35. Cho hh sắt và đồng tác dụng với lượng dư dd H 2 SO 4 loãng thu được 17,92lit khí A. Gạn lấy phần không tan cho tác dụng với dd H 2 SO 4 đặc nóng thu được 6,72lit khí B. Tính tỉ lệ %m các kim loại trong hh. 36. Cho 19,3 g hỗn hợp gồm Zn và Cu phản ứng vừa đủ với dd H 2 SO 4 đặc nóng thu được 6,72lit khí SO 2 (đktc). a.Tính thành phần % (m) các chất trong hh ban đầu? b.Cho lượng khí SO 2 thu được trên vào 100ml dd NaOH 3M. Tính C M của muối thu được 37. Hòa tan 11,5gam hỗn hợp Cu, Mg, Al vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí(đkc). Phần không tan cho vào H 2 SO 4 đặc,nóng thu được 2,24 lít khí(đkc).Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp . 38. Cho 10,1g hh Na và Na 2 S tác dụng vừa đủ với 200g dd HCl thu được dd X và hh khí Y, dẫn hh khí này vào dd AgNO 3 dư thu được 24,8g kết tủa đen. a. Tính %m từng chất trong hh? %V từng khí trong hh Y. b. Tính nồng độ % các chất trong dd X. 39. Hòa tan 50g hh NaCl và Na 2 S vào 150g nước thu được dd A. Cho lượng dư dd HCl vào dd A và đun nhẹ thu được chất khí B. Dẫn khí B vào lượng dư dd Pb(NO 3 ) 2 thu được 71,7g kết tủa đen. Tính nồng độ % các muối trong dd A. 40. DD A có chứa H 2 SO 4 và Na 2 SO 4 . Cho 250ml dd A tác dụng với lượng dư dd BaCl 2 thu được 69,9g kết tủa trắng. Để trung hòa 250ml dd A cần dùng hết 50g dd NaOH 16%. Tính nồng độ mol/lit các chất trong dd A? 41. Cho 7,6 g hỗn hợp gồm Fe, Mg, Cu vào dung dịch H 2 SO 4 đ, nguội dư thì thu được 6,16 lit khí SO 2 (đkc). Phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí (đkc).Tính % khối lượng hỗn hợp đầu. 42. Hỗn hợp H 2 SO 4 và HCl tác dụng vừa đủ với 400g dd BaCl 2 5,2%. Lọc bỏ kết tủa và trung hòa nước lọc cần dùng 400ml dd NaOH 1,25M. Tính %m từng chất trong hh đầu? 43. Hòa tan hh gồm có Na 2 S và Na 2 SO 4 vào nước thu được dd A. Sau khi cho lượng vừa đủ dd BaCl 2 vào 125g dd A thì thu được 23,3g kết tủa trắng không tan. Lọc lấy nước lọc và cho lượng dư dd CuCl 2 vào nước lọc lại thu được 28,8g kết tủa đen không tan. a.Tính tỉ lệ về số mol các muối trong hh đầu? b.Tính nồng độ % các muối trong dd A. 44. Cho 10,38 g hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 2,352 lit khi (đkc). Phần 2: Tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đ, nóng dư thu được 2,912lit khí SO 2 (đkc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 45. Cho 8,3 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại Đồng, Nhôm và Magiê tác dụng vừa đủ với dd H 2 SO 4 20% (loãng). Sau phản ứng còn chất không tan B và thu được 5,6 lít khí (đkc). Hoà tan hoàn toàn B trong H 2 SO 4 đđ, nóng, dư; thu được 1,12 lít khí SO 2 (đkc). a. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Tính C% các chất có trong dung dịch B, biết lượng H 2 SO 4 phản ứng là vừa đủ. 46. Hoà tan 4,86g hh X gồm 3 kim loại: Mg, Al, Fe trong dd H 2 SO 4 loãng dư thấy sinh ra 4,48 lit khí (đktc) và dd A. Cho dd A tác dụng với dd NaOH dư ,lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 3,2g chất rắn. Tính %m từng kim loại trong hh. 47. Xác định các chất và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS + A → B ( Khí ) + C B + CuSO 4 → D ( đen ) + E B + F → G Vàng + H C + J Khí → L L + KI → C + M + N 48. Cho Hidroxit của kim loại hoá trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 24,12%. Xác định công thức hidroxit. . O 2 → SO 2 → SO 3 → oleum→ H 2 SO 4 → CuSO 4 → Na 2 SO 4 → NaCl→ Cl 2 → H 2 SO 4 → SO 2 →S→H 2 S→ SO 2 → H 2 SO 4 → HCl→ Cl 2 → NaClO. b. FeS 2 → SO 2 → NaHSO 3 → Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 . Na 2 CO 3 và Na 2 S. b.Các khí Cl 2 , HCl, H 2 S, CO 2 . 13. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: a.Na 2 S, Na 2 SO 4 , FeCl 3 , HNO 3 b.KCl, NaNO 3 , H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 . gì, nặng bao nhiêu nếu cho 2, 24l khí H 2 S bay vào: a. 100 cm 3 dung dịch NaOH 2M ; b. 100 cm 3 dung dịch KOH 1M ; c. 120 cm 3 dung dịch NaOH 1M 20 . Đốt cháy hoàn toàn 12, 8g lưu huỳnh. Khí sinh