1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chủ động phòng tránh lây lan cúm A H1N1 (Kỳ 1) pot

5 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,55 KB

Nội dung

Chủ động phòng tránh lây lan cúm A H1N1 (Kỳ 1) Chỉ trong vòng 2 ngày (31/5 và 1/6/2009) tại Việt Nam đã ghi nhận 3 trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A H1N1. Không nên quá hoang mang và cũng không được lơ là thiếu cảnh giác, mỗi người dân nên có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm và lây lan virus cúm A H1N1 cho bản thân và cộng đồng. Theo BS. Nguyễn Văn Châu, giám đốc Sở y tế TP.HCM, đối với 2 trường hợp mới phát hiện ngày 1/6/2009, mặc dù chưa có kết quả chính thức theo quy định, tuy nhiên, qua thử nghiệm PCR cho 2 trường hợp này cho thấy dương tính với H1N1, cho nên cơ quan chức năng vẫn triển khai những biện pháp giám sát như một ca dương tính thực thụ. Tất cả những người đi trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam cùng 2 bệnh nhân này đã được tổ chức điều tra và giám sát. Mặt khác, Bộ y tế cũng đã có điều tra những trường hợp ngồi cùng chuyến bay ở chặng đầu tiên (từ Mỹ về Hàn Quốc) để có thể cảnh báo cho các quốc gia có liên quan. Chiều ngày 1/6/2009, Bộ y tế đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về các biện pháp ứng phó với bệnh cúm A H1N1. Bộ y tế đã yêu cầu đẩy mạnh công tác giám sát và tăng cường sự kiểm soát từ cộng đồng. BS. Châu cho rằng, việc có ca nhiễm bệnh ở tại Việt Nam là điều sớm muộn gì cũng ắt xảy ra; vấn đề là làm sao hạn chế một cách thấp nhất sự lan tràn của dịch bệnh tại nước ta, việc này đòi hỏi sự nỗ lực thêm của tất cả mỗi người, của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là từng người dân nên có ý thức tốt hơn trong công tác phòng bệnh. Cũng theo BS. Nguyễn Văn Châu, dịch cúm A H1N1 là vấn đề đã dự báo trước, do đó, mỗi người cũng đừng hoang mang, lo lắng sợ sệt quá mức, mà nên góp phần cùng với cộng đồng hạn chế dịch bệnh. Theo BS. Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng nghiệp vụ y Sở y tế, cả dịch cúm A H1N1 và cúm A H5N1 nếu được phát hiện và điều trị sớm đúng trước 24 giờ đều cho kết quả rất tốt, vì vậy cần đến các cơ sở y tế khám ngay nếu bạn hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho khan, đau nhức cơ thể, sốt Cũng nên hạn chế lui tới những khu vực đông người, đồng thời phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng CẨM HỒNG Phòng chống dịch bệnh bằng thói quen lành mạnh Ho và hắt hơi vào tay áo Theo phép lịch sự, người ta phải dùng tay che mi ệng khi ho hay hắt hơi. Chuyên viên y tế có yêu cầu là nên ho hay hắt hơi vào m ột chiếc khăn tay. Nhưng đâu phải lúc nào bạn cũng kịp rút khăn ra. Vì vậy lời khuyên g ần đây nhất là để chống dịch bệnh lan truyền, khi ho hay hắt hơi b ạn phải che mũi miệng bằng vai hay khuỷu tay (ảnh), ho vào đấy chứ không được ho vào hai bàn tay đ ể mầm bệnh không truyền qua tay ngư ời khác hay sang các tay nắm cửa, chuột máy tính, bàn phím mà trên đó chúng có thể tồn tại nhiều giờ. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh và Viện nhi khoa Hoa Kỳ đ ã chính thức đưa thói quen ho và hắt hơi vào khuỷu tay hay vai vào n ội dung giáo dục y tế trên toàn nước Mỹ. Các trường học đã bắt đầu dạy cho học sinh cách ho v ào khuỷu tay để tránh lây lan m ầm bệnh trong cộng đồng, ít nhất cũng từ ba năm nay. Các nhà kinh doanh đã biết nắm lấy cơ h ội để sản xuất ra những tay áo cho trẻ em dùng vài lần trong ngày rồi vứt. Nay trong m ùa cúm A H1N1, thói quen này và thói quen rửa tay được nêu lên hàng đầu. Các bạn học tiếng Anh có thể vào đư ờng link http://www.sfcdcp.org/songcompetition.html để nghe các bài hát “d ạy cách ho” do Cơ quan y tế cộng đồng San Francisco tổ chức thi sáng tác. Rửa tay thường xuyên Điều quan trọng nhất để không mang dịch bệnh vào người l à không cho tay vào mắt, mũi, miệng. Cần rửa tay thường xuyên, ngay c ả khi có vẻ không bẩn. Phải rửa tay ngay sau khi: ho, hắt hơi hay quệt mũi; bắt tay người khác hay sờ v ào súc vật; tiếp xúc với các nắm cửa, tay vịn, hay các vật có thể lây nhiễm như quần áo, chén, dĩa dơ; vệ sinh hay thay tã em bé; tiếp xúc với người bệnh; xử lý rác. Rửa tay trước khi: ăn; nấu ăn hay dọn ăn; xử lý một vết thương hở; trước v à sau khi mang mặt nạ hoặc găng tay bảo vệ. BẢO KHANH Ứng phó với dịch cúm A/H1N1 Thế là rốt cuộc nước ta đã có trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên, không phải một mà có tới ít nhất ba ca, đều được ghi nhận tại TP.HCM và đều là người từ nước ngoài về Việt Nam. Tính chung toàn cầu, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), đến đầu tháng 6/2009 đã có 17.564 ca nhiễm cúm A/H1N1 được xác nhận tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ với 8.975 ca (15 chết), Mexico 5.029 (97 chết), Canada 1.336 (2 chết) - nghĩa là số ca phát hiện đã tăng gấp 10 lần so với cách đây một tháng, và số nước có người bị nhiễm tăng gấp ba (6/5/2009: 1.516 ca nhiễm ở 22 nước)! (Số ca nhiễm ở Mexico trong thực tế hiện nay có lẽ vẫn là cao nhất nhưng phương tiện xét nghiệm chẩn đoán ở đây không dồi dào như bên Mỹ.) . Chủ động phòng tránh lây lan cúm A H1N1 (Kỳ 1) Chỉ trong vòng 2 ngày (31/5 và 1/6/2009) tại Việt Nam đã ghi nhận 3 trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A H1N1. Không nên quá hoang mang và. 17.564 ca nhiễm cúm A/ H1N1 được xác nhận tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ với 8.975 ca (15 chết), Mexico 5.029 (97 chết), Canada 1.336 (2 chết) - ngh a là số ca phát. năm nay. Các nhà kinh doanh đã biết nắm lấy cơ h ội để sản xuất ra những tay áo cho trẻ em dùng vài lần trong ngày rồi vứt. Nay trong m a cúm A H1N1, thói quen này và thói quen r a tay được

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w