Khuyếncáomớinhất tiêm phòngvacxincúm A(H1N1) từCDC Dưới đây là một số vấn đề mang tính thời sự liên quan đến tiêm phòngvacxincúm A/H1N1 vừa được các chuyên gia Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố nhằm giúp người dân đối phó nhanh với nạn dịch đang có chiều hướng lan rộng và diễn biến phức tạp. 1. Những người khỏe mạnh có cần tiêmphòngvacxincúm A/H1N1? Chính phủ Mỹ không yêu cầu tất cả những người khỏe mạnh phải tiêm phòngvacxincúm A/H1N1, vì vậy CDC chỉ khuyếncáo nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao nên tiêm phòng, bao gồm: - Nhân viên trong ngành y tế và những người trực tiếp tham gia công tác điều trị bệnh cúm. - Phụ nữ mang thai. - Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 24 tuổi. - Cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi (do nhóm trẻ này có khả năng hưởng ứng vacxin kém). - Nhóm người từ 25-64 đang điều trị một số bệnh nan y như tiểu đường, hen, phổi mạn tính và bệnh tim mạch. 2. Tiêmphòng có ngừa được nguy cơ mắc bệnh nếu dịch cúm lan rộng? Theo ông Thomas Frieden, giám đốc DCD thì điều này không ai dám chắc nhưng việc tiêmphòng sẽ giúp cho con người phòng tránh nguy cơ xấu nhất khi dịch cúm lan rộng và phát triển thành đại dịch. 3. Tại sao lại phải tiêm 2 mũi? Theo chuyên môn thì việc tiêm 2 mũi là cần thiết, mũi đầu có nhiệm vụ "kích hoạt" hệ miễn dịch hưởng ứng, còn mũi sau làm nhiệm vụ kích hoạt quá trình sản xuất các chất kháng thể. Điều này không phải là ngoại lệ vì có rất nhiều loại vacxin phải tiêm đa liều. 4. Tiêm phòngvacxincúm A/H1N1 thì không phải tiêmphòng các loại cúm thông thường khác? Nếu thuộc nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao thì cần phải tiêm, có nghĩa là phải tiêm 3 mũi hoặc 4 mũi nếu là trẻ nhỏ dưới 9 tuổi trước đây chưa tiêm phòngvacxin cúm. 5. Tại sao sản xuất vacxin lại phải cần nhiều thời gian? Đơn giản quá trình này rất phức tạp và phải qua nhiều bước, bắt đầu từ khi có virus mới xuất hiện sau đó sản xuất biến thể virus trong các trứng để nhân bản và khi có đủ số lượng cần thiết người ta bắt đầu thu hoạch, vô hiệu hóa và chiết lấy các protein đơn trong vỏ virus, sau đó kết hợp với các thành phần cần thiết khác để sản xuất vacxin trước khi đưa đi thử nghiệm lâm sàng. Riêng vacxin A/H1N1 đã được thử nghiệm lâm sàng cuối tháng 7 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 9/2009. 6. Hiệu quả và mức độ an toàn của vacxin A/H1N1? Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng thì vacxin A/H1N1 rất hiệu quả và an toàn. Quá trình hưởng ứng miễn dịch của loại vacxin này sẽ phù hợp với cơ chế tuần hoàn của dịch cúm A/H1N1. Người ta còn nhớ năm 1976 có trên 500 người ở New Jersey, Mỹ bị mắc bệnh tự miễn có tên là hội chứng Guillain Barre sau khi tiêmvacxincúm lợn, nhưng kỹ thuật sản xuất vacxinmới hiện nay đã được cải tiến và đạt tới độ thuần thục nên hạn chế được các chất nhiễm bẩn gây bệnh. Đặc biệt, người ta sử dụng các protein có lựa chọn chứ không dùng cả virus như trước đây nên mức độ an toàn rất cao. 7. Khả năng gây bệnh tự kỷ của loại vacxin mới? Sau khi tiêm thường xuất hiện hiện tượng sốt, đau cục bộ tại nơi tiêm và không hề gây bệnh tự kỷ. Nếu những ai lo ngại về hợp chất bảo quản gốc thủy ngân có tên là thimerosal (được bổ sung vào vacxin để chống nhiễm bẩn) thì yêu cầu dùng loại vacxin không có hóa chất này, nhất là cho nhóm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Phản ứng phụ gây bệnh tự kỷ là hoàn toàn không có bởi lẽ chưa hề có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. 8. Những người bị dị ứng trứng gà có dùng được vacxin nói trên? Do vacxin có sử dụng hợp chất đi từ trứng nên những người mắc bệnh dị ứng trứng không nên dùng vacxin A/H1N1, nên tư vấn bác sĩ để có phương án khắc phục, nhất là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cúm cao. 9. Trong khi chưa có vacxin thì nên phải làm gì? Trong khi chờ vacxin thì nên giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước với thời gian từ 15-20 giây/lần và tránh xoa tay lên mắt, mũi. Hai là tránh gây truyền bệnh bằng cách che miệng khi ho, hắt hơi và cổ tay áo hoặc vào giấy mềm sau đó vứt giấy đi và thứ ba, nếu thuộc diện bản thân hoặc con cái có rủi ro mắc bệnh cao thì nên ở nhà nếu bị sốt, ốm, chỉ ra ngoài 24 giờ sau khi bệnh đã khỏi. . Khuyến cáo mới nhất tiêm phòng vacxin cúm A(H1N1) từ CDC Dưới đây là một số vấn đề mang tính thời sự liên quan đến tiêm phòng vacxin cúm A/H1N1 vừa được các chuyên gia Trung tâm phòng. nhiều loại vacxin phải tiêm đa liều. 4. Tiêm phòng vacxin cúm A/H1N1 thì không phải tiêm phòng các loại cúm thông thường khác? Nếu thuộc nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao thì cần phải tiêm, có. không yêu cầu tất cả những người khỏe mạnh phải tiêm phòng vacxin cúm A/H1N1, vì vậy CDC chỉ khuyến cáo nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao nên tiêm phòng, bao gồm: - Nhân viên trong ngành y tế