1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân Tích Bài Tràng Giang

4 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

2.Thân bài: Phân tích bài thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại aTrước hết, nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng c

Trang 1

1.Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào

“Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng

là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại

2.Thân bài: Phân tích bài thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại

a)Trước hết, nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở (chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương .) Tràng giang còn gợi tên con sông Trường giang, nơi Thôi Hiệu viết Hoàng Hạc lâu, Liù Bạch viết Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

+ Huy Cận có thể viết Trường giang nhưng phải viết Tràng giang

vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn

+ Trước khi vào phần chính, Huy Cận còn viết một câu “đề từ”:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Không chỉ có trời rộng và sông dài của thơ cổ, Huy Cận còn đưa vào đó nổi bâng khuâng của thời đại : trời rộng nhớ sông dài

+ Thật ra thì con sông trong bài thơ Huy Cận không phải là Trường Giang của Trung Quốc trong thơ xưa, mà chính là con sông Hồng của Việt Nam Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình

b)Phân tích bài thơ qua từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại Bốn khổ thơ như bốn bức tranh cổ, nhưng ẩn chứa trong đó nỗi cô đơn của con người hiện đại

Bức tranh thứ nhất:

- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một

Trang 2

con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.

- Cảm giác buồn của con người hiện đại:

+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình

là nỗi buồn của con người)

+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả

+ Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người

Bức tranh thứ hai:

- Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua

- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm :

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò

- Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ: làng xa – vãn chợ chiều

- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian Đây là cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới có Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng giang và bầu trời càng cách

xa, theo hai chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót Trời không chỉ trên đầu mà còn là trời soi bóng xuống

Trang 3

trường giang, vũ trụ mở ra vô tận.

- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong

sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, bến cô liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người

Bức tranh thứ ba:

- Những hình ảnh quen thuộc: những cánh bèo mặt nước, những bãi bờ với những cây cỏ tiếp nối bên tràng giang đến tận chân trời

- Hình ảnh của thân phận con người: bèo dạt về đâu (lạc loài, trôi nổi) Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối, rồi để thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn Hai từ

“không” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm

Bức tranh thứ tư khép lại bộ tranh cổ: - Một không gian quen

thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng núi xa, những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao

- Giữa bầu trời có một cánh chim nhỏ nghiêng xuống, tạo nên một bức tranh lạ Đây không còn là bức tranh cổ: chỉ có một cánh chim đơn độc, không phải một đàn chim vẫn bay trong những bức tranh chiều quen thuộc Đặc biệt cảm giác của nhà thơ: chim nghiêng cánh nhỏ – bóng chiều sa Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ

- Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình Nhà thơ gọi tâm hồn mình là lòng quê, gợi nhớ đến “hồn quê”â của Thúy Kiều nơi đất khách :

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa

Nhà thơ còn cảm nhận lòng quê dợn dợn Dùng điệp từ dợn dợn để nói về sóng trên tràng giang mà nói về tâm trạng của chính mình : một cảm giác ngất ngây choáng váng

Trang 4

- Cuối cùng đọng lại từ tràng giang là: nhớ nhà Nói không khói hoàng hôn, nhà thơ muốn nhắc đến hai câu kết trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

(Bản dịch của Tản Đà)

Nhắc đến nỗi nhớ nhà của nhà thơ xưa, ý Huy Cận muốn nhấn mạnh : so với nhà thơ xưa, Huy Cận bây giờ nhớ nhà hơn nhiều, Huy Cận buồn hơn nhiều, cô đơn hơn nhiều

3 Phần kết luận, ý cần làm rõ:

- Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w