CÔNG CƠ HỌC I/ Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết được khi nào có công cơ học, nêu được ví dụ.. Viết được công thức tính công cơ học, nêu được ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng.. Kỉ năng:
Trang 1CÔNG CƠ HỌC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết được khi nào có công cơ học, nêu được ví dụ
Viết được công thức tính công cơ học, nêu được ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng
Kỉ năng:
Biết suy luận, vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan
Thái độ
Ổn định, tập trung phát biểu xây dựng bài
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các tranh vẽ hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK
Học sinh
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra:
Bài cũ:
Trang 2GV: Tại sao khi thả vào nước, hòn bi gỗ nổi, hòn bi sắt chìm? Chữa BT 12.2 SBT?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới
Tình huống bài mới
Giáo viên nêu tiònh huống như ghi ở SGK
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu khi nào có công cơ học:
GV: Cho hs đọc phần nhận xét ở SGK
HS: thực hiện
GV: Treo hình vẽ 13.1 lên bảng
HS: Quan sát
GV: Trong trường hợp này thì con bò đã thực
hiện dược công cơ học
GV: Treo hình vẽ hình 13.2 lên bảng
HS: Quan sát
GV: Giảng cho hs rõ trong trường hợp này,
I/ Khi nào có công cơ học
Trang 3người lực sĩ không thực hiện được công
GV: Như vậy khi nào có công cơ học?
HS: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời
GV: Em hãy lấy một ví dụ khác ở SGK về việc
thực hiện được công?
HS: Tìm ví dụ như đá banh …
GV: Cho hs điền vào phần “kết luận” ở sgk
HS: Lực ; chuyển dời
GV: Cho hs thảo luận C3
HS: Thảo luận 2 phút
GV: Vậy trường hợp nào có công cơ học?
HS: Trường hợp a, c, d
GV: Tương tự cho hs thảo luận
C4: Trong 2 phút
GV: Trong các trường hợp đó thì lực nào thực
hiện công?
HS: Trường hợp a: Lực kéo
B: Lực hút
C: Lực kéo
HOẠT ĐỘNG 2:
1 Nhận xét:
C1: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời
2 Kết luận:
(1) Lực (2) Chuyển dời
3 Vận dụng:
C3: Trường hợp a,c,d C4: a Lực kéo đầu tàu
b Lực hút trái đất
c Lực kéo người công nhân
II/ Công thức tính công
Trang 4Tìm hiểu công thức tính công:
GV: Công của lực được tính bằng công thức
nào?
HS: A = F.S
GV: Hãy nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại
lượng trong công thức?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn hs trả lời C5
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Một quả nặng có KL 2kg rơi ở độ cao 6m
Hãy tính công của trọng lực
HS: lên bảng giải bằng cách áp dụng công thức
A = F.S
GV: Tại sao không có công của trọng lực trong
trường hợp hòn bi lăn trên mặt đất?
HS: Vì trọng lực có phương vuông góc với
phương chuyển động
Công thức tính công: A = F S Trong đó:
-A: Công của Lực (J) -F: Lực tác dụng (N) -S: Quảng đường (m)
C5:
Tóm tắt:
F = 5000N
S = 1000m
A = ? Giải: A = F S
= 5000.1000 = 5.106 (J) C6: A = F.S = 20.6 = 120 (J) C7: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học
Trang 5HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học:
Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức vừa dạy
Hướng dẫn hs giải 2 BT 13.1 và 13.2 SBT
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học:
Học thuộc lòng “ghi nhớ sgk
Làm BT 13.3, 13.4, 13.5 SBT
Bài sắp học: “ Định luật về công”
* Câu hỏi soạn bài:
- Hãy phát biểu định luật về công?
- Sử dụng máy cơ đơn giản có cho ta lợi công không?
IV/ Bổ sung: