1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA TÂY ÂU - Lịch sử lớp 10 pot

9 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 192,81 KB

Nội dung

- Quá trình phong kiến hóa vương quốc Phơ-răng, cũng như sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu.. Dẫn dắt vào bài mới - GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài

Trang 1

SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA TÂY ÂU

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :

1 Kiến thức

- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu

- Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội

- Quá trình phong kiến hóa vương quốc Phơ-răng, cũng như sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu

2 Tư tưởng

- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động quần chúng nhân dân

3 Kỹ năng

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong sách giáo khoa

Trang 2

II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh trong SGK

II TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia và Lào (GV có thể chuẩn bị ra giấy trong để chiếu hoặc chuẩn bị ra giấy tơ-rô-ki)

Câu hỏi 2: Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hoá gì? Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hoá của hai dân tộc này?

2 Dẫn dắt vào bài mới

- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:

- Từ thế kỉ V, ở Tây Âu cũng dần hình thành các quốc gia phong kiến của người Giéc-man, quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành

và củng cố phát triển Để hiểu quá trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lí giải cho những câu hỏi nêu trên?

Trang 3

3 Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức HS

cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

-Trước hết GV trình bày và phân tích: Người

Giéc-man là bộ tộc lớn ở ở đông bắc của đế quốc Rô-ma,

vào những năm đầu thế kỉ công nguyên, chế độ

công xã nguyên thủy tan rã Do sự phát triển kinh tế

và dân số tăng nhanh một số bộ tộc người Giéc-man

đã di cư và lãnh thổ của đế quốc Rô-ma sinh sống

(cuối thế kỉ II)

1 Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man

- Nguyên nhân:

+ Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh yêu cầu cần có đất

đai để sinh sống

- Đến giữa thế kỉ IV người Giéc-man ồ ạt xâm

nhập và đế quốc Rô-ma

- GV nêu câu hỏi: Tại sao người Giéc-man lại ồ ạt

xâm nhập vào đế quốc ma? Vì sao đế quốc

Rô-ma lại thấy bại?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ

sung cho bạn

Trang 4

- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Do người Hung

Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu; đế

quốc Rô-ma khủng hoảng về kinh tế, chính trị,

khởi nghĩa của nô lệ, nông dân nghèo liên tiếp nổ

ra

+ Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu

- GV nêu câu hỏi: Hậu quả việc người Giéc-man

xâm lược đế quốc Rô-ma?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét HS trả lời và kết luận: Đế quốc

Rôma không còn đủ sức ngăn cản và chống đỡ

những cuộc xâm lược của người Giéc-man và họ

đã lập nên những vương quốc riêng của mình

- Những việc làm của người Giéc-man

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- Gv nêu câu hỏi: Khi tràn vào lãnh thổ của

Rô-ma, người Giéc-man đã có những việc làm gì?

- HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo

luận với nhau

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt

- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của mình,

GV có thể yêu cầu HS nhóm khác bổ sung

Trang 5

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý: Khi tràn vào

lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ

máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc

mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô

Xắc-xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây

Gốt, Đông Gốt

+ Chiếm ruộng đất của chủ

nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã nông thôn “mác-cơ”

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô

Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã

nông thôn “mác-cơ”

Hoạt động: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bà: Trong các vương quốc của người

Giéc-man, vương quốc Phơ-răng thể hiện rõ nhất

quá trình phong kiến hóa

2 Quá trình phong kiến hóa ỏ vương quốc Phơ-răng

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để nắm được sự

hình thành vương quốc Phờ-răng với thủ lĩnh

Clô-vít

- GV nêu câu hỏi: Quá trình hình thành các giai

cấp trong xã hội Phờ-răng diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, bổ sung và trình bày phân tích:

Trang 6

+ Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm nhiều

điền trang rộng lớn của quý tộc chủ nô Rô-ma,

mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân

binh và những người thân cận những người này trở

thành tầng lớp quý tộc mới, những lãnh chúa

phong kiến GV kết hợp giới thiệu hình “Lâu đài

và thành quách kiên cố của lãnh chúa” trong SGK

hoặc tranh ảnh sưu tầm

- Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma, mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh

và những người thân hình thành lãnh chúa phong kiến

+ Clô-vít từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình

và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm

cách chiếm ruộng của nông dân, đồng thời họ cũng

được nhà vua ban ruộng đất

- Tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và ban đất cho nhà thờ

+ Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp

ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế,

một số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để

nhận sự bảo hộ

- GV nhấn mạnh: đến thời vua Sác-lơ Mác-ten quá

trình phong kiến ở Phơ-răng thêm một bước với việc

cấp ruộng đất kèm theo những điều kiện phục vụ

quân sự

+ Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một

số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận sự bảo hộ

Trang 7

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy rõ hình

thức này

+ Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng Họ làm nghề võ sĩ

bảo vệ lãnh chúa và phục vụ lãnh chúa trong các

cuộc chiến tranh

- Xã hội hình thành các đẳng cấp phong kiến với

mối quan hệ phong quân - bồi thần

+ Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng Họ làm nghề võ sĩ bảo vệ lãnh chúa và phục

vụ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh

- GV nêu câu hỏi: Vương quốc Phơ-răng phát triển

cực thịnh dưới thời nào? Những biểu hiện phát

triển?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi

- GV nhận xét và chốt ý: Dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ,

nhà vua đã tiến hành 55 cuộc chiến tranh chiếm

toàn bộ Trung và Bắc I-ta-li-a, hình thành đế quốc

Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn, lên ngôi Hoàng đế

- Vương quốc Phờ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ, hình thành đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn

Trang 8

Hoạt động: Cả lớp, cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu nguyên nhân ra đời các

vương quốc phong kiến ở châu Âu?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi

3 Sự tan rã của đế quốc Sac-lơ-ma-nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, I-ta-lia

- GV nhận xét và chốt ý: - Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều

yếu tố phân tán

+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán

+ Các lãnh chúa ngày càng mạnh không chịu nghe

mệnh lệnh của nhà vua, do họ chiếm được nhiều

ruộng đất và có cả quân đội riêng để bảo vệ

+ Các lãnh chúa ngày càng mạnh không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua

- Tiếp theo, GV trình bày và phân tích: Sau khi

Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân

chia thành ba vương quốc phong kiến Pháp, Đức,

I-ta-lia, chế độ phong kiến hòan toàn ngự trị trên

ba vương quốc này

- Quá trình thành lập: Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân chia thành ba vương quốc phong kiến Pháp, Đức, I-ta-lia

GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình các vương

quốc phong kiến sau khi được thành lập?

- HS tự trả lời câu hỏi

Trang 9

- GV nhận xét và chốt ý: Các lãnh chúa địa phương

nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận

quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính

- GV nhấn mạnh: Thực chất với việc đế quốc

Sác-lơ-ma-nhơ tan rã và việc phân chia thành ba nước

mới đó là sự hình thành chế độ phong kiến tản

quyền Mỗi lãnh địa trở thành một vương quốc

riêng, còn lãnh chúa trở thành vua của lãnh địa đó

- Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính

4 Sơ kết bài học

Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: Quá

trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội? Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở TâyÂu?

5 Dặn dò, ra bài tập

- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK

- Đọc trước bài mới

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành vương quốc Phờ-răng với thủ lĩnh Clô- - SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA TÂY ÂU - Lịch sử lớp 10 pot
Hình th ành vương quốc Phờ-răng với thủ lĩnh Clô- (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w