- 1 - Chương 12: Thao tác hạ thuỷ IV.2.1- Quy trình thao tác hạ thuỷ. 1. Dẹp luồng phía dưới sông khu vực tàu xuống nước và khu vực dẫn tàu về cầu tàu. Các tàu kéo nổ máy sẵn sàng chờ sẵn ngoài sông . 2. Tháo toàn bộ các hàng căn sập ở phía trong hai đường trượt và phía ngoài đường trượt (Loại căn sập nhỏ) từ lái đến mũi tháo đều và đối xứng cả hai bên . Tháo đến đâu dàn phẳng các đế kê và căn thấp hơn thanh giằng giữa hai máng trượt. (Dự phòng các đèn cắt hơi và thợ cắt sẵn sàng cắt phá những chồng căn tháo nhanh bị sự cố không sập được xuống). 3. Tháo toàn bộ căn tháo nhanh ở hai bên ngoài hai đường trượt (Loại căn sập to), tháo đều và đối xứng hai bên, tháo từ lái về mũi. 4. Kiểm tra toàn bộ khu vực đáy tàu xem còn chướng ngại vật gì không và yêu cầu công nhân ra khỏi vùng đáy tàu . 5. Tháo đồng thời cả 04 thanh hãm an toàn ở 4 móc hãm ( 02chính và 02 phụ). 6. Cắt dây công tác. 7. Kích căng, đều 2 đầu máng đưa tàu xuống nước an toàn. - 2 - IV.2.2 Công tác sau khi đưa tàu xuống nước an toàn . 1. Tháo các dây cáp chằng giữ các máng trượt với vỏ tàu, để tất cả các máng tự do với tàu (Nếu dây quá căng không tháo được ta bố trí đèn hơi cắt - Đánh dấu đầu dây bằng vật nổi rồi thả tự do xuống nước). 2. Tàu kéo và hoa tiêu đưa tàu vào cầu cảng an toàn. 3. Cô buộc tàu với cầu cảng đảm bảo an toàn. 4. Thu hồi khẩn trương máng trượt, căn kê, cáp thép, maní 5. Dọn vệ sinh đường trượt và triền đà, thu xếp gọn căn sắt, căn gỗ 6. Thống kê sửa chữa bảo quản và loại bỏ (nếu hư hỏng ) các căn kê, máng trượt , cáp thép - 3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Quá trình hạ thủy tàu là một quá trình phức tạp, có thể xảy ra nhiểu hiện tượng nguy hiểm: như dừng tàu trên triền, hư hại thân tàu, trục chân vịt thậm chí lật tàu. Chính vì vậy mỗi khi hạ thủy, đặc biệt với tàu trọng tải lớn chúng ta cần tính toán kĩ lưỡng và chuẩn bị chu đáo để loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại. Như đã trình bày ở trên việc hạ thủy tàu trọng tảI lớn là rất phức tạp, nhiều hiện tượng xảy ra bất ngờ và đỏi hỏi nhiều công trình nghiêm cứu để nâng cao tính an toan, giảm giá thành… Do kinh nghiệm thực tế cúng như khả năng còn nhiều hạn chế, trong đề tài này em chỉ nêu ra và tính toán những hiện tượng thường gặp nhất trong hạ thủy. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thấy để có thể đi xâu hơn vào nghiên cứu đế tài náy. Qua đây em xin chân thánh cảm ơn bộ môn kĩ thuật đóng tàu khoa kĩ thuật tàu thủy trường Đại học Nha Trang. Đặc biệt sự giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm đề tài của thầy Huỳnh Văn Vũ. - 4 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đức Ân – KS. Nguyễn Bần( 2004), Lý thuyết tàu thủy tập 2 NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 2. PGS.TS Trương Sĩ Cáp – KS. Nguyễn Thị Hiệp Đoàn, Lý thuyết tàu thủy, Đại học hàng hải Việt Nam. 3. Nguyễn Đức Ân, Hô Quang Long, Dương Đình Nguyên, Sổ tay kỹ thuật đóng tàu tập 3.NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2004. 4. Tiêu chuẩn của công ty CNTT Nam Triệu. . biệt với tàu trọng tải lớn chúng ta cần tính toán kĩ lưỡng và chuẩn bị chu đáo để loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại. Như đã trình bày ở trên việc hạ thủy tàu trọng tảI lớn là rất. XUẤT Quá trình hạ thủy tàu là một quá trình phức tạp, có thể xảy ra nhiểu hiện tượng nguy hiểm: như dừng tàu trên triền, hư hại thân tàu, trục chân vịt thậm chí lật tàu. Chính vì vậy mỗi khi hạ thủy, . - 1 - Chương 12: Thao tác hạ thuỷ IV.2.1- Quy trình thao tác hạ thuỷ. 1. Dẹp luồng phía dưới sông khu vực tàu xuống nước và khu vực dẫn tàu về cầu tàu. Các tàu kéo nổ máy sẵn sàng