Dạy học ngoại ngữ theo Phương pháp Qui nạp hay Diễn dịch? Đây là 2 phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mà bạn có thể căn cứ vào thực trạng của học viên cũng như khả năng lĩnh hội của họ để áp dụng. Trước hết hãy cùng tìm hiểu thế nào là dạy theo Phương pháp Qui nạp và Phương pháp Diễn dịch. • Phương pháp Qui nạp (inductive) là cách dạy “từ dưới lên”. Học viên sẽ được khám phá các chủ điểm ngữ pháp thông qua làm bài tập. Ví dụ: Học viên đọc một bài đọc hiểu bao gồm hàng loạt những câu mô tả những việc mà một người đã làm trong 1 ngày bình thường. Sau đó bạn có thể bắt đầu đưa ra một vài câu hỏi như: Nhân vật trong bài đã làm việc A, việc B trong bao lâu? Đã bao giờ người đó đến địa điểm X, Y nào đó trong bài chưa? Khi nào? v.v. Tiếp theo, để giúp học viên hiểu được sự khác nhau giữa 2 thì Quá khứ đơn và Hiện tại hoàn thành, nhưng câu hỏi đi sâu hơn bắt đầu được đặt ra như: Câu hỏi nào trong số những câu hỏi vừa rồi đề cập đến một điểm thời gian cụ thể trong quá khứ? Câu hỏi nào đề cập đến một kinh nghiệm nói chung của một người? v v Từ đó, bạn bắt đầu quay lại giải thích về sự khác biệt giữa 2 thì này; những ví dụ minh họa có thể được lấy từ chính bài tập mà học viên vừa làm để giúp họ hiểu được sự áp dụng trong thực tế của lý thuyết vừa học. • Phương pháp Diễn dịch (deductive) là phương pháp dạy “từ trên xuống”. Đây là phương pháp dạy đúng theo chuẩn mà trong đó bạn giải thích các qui tắc ngữ pháp cho học viên trước khi làm bài tập áp dụng. Ví dụ: Thì hiện tại hoàn thành được cấu thành bởi trợ động từ “have” được thêm sau quá khứ phân từ. Nó được dùng để diễn đạt một hành động bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục cho đến thời điểm hiện tại v.v. Sau đó bạn sẽ cho học viên làm một số bài tập chia động từ liên quan đến thì hiện tại hoàn thành. Hai phương pháp này có thể được minh họa đối chiếu như bảng dưới đây: PP Qui nạp PP Diễn dịch Ví dụ cụ thể -> Quy tắc Quy tắc -> Ví dụ cụ thể Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu khi nào chúng ta nên dùng phương pháp dạy Qui nạp và khi nào sử dụng Phương pháp Diễn dịch. Một số giáo viên cho rằng học viên cần được tạo điều kiện để dễ dàng chủ động lĩnh hội kiến thức nên thường sử dụng Phương pháp Qui nạp. Tuy nhiên cũng có những lúc bạn cần phải giải thích các khái niệm và hiện tượng ngữ pháp thì học viên mới có thể hiểu cũng như có thể thấy được tầm quan trọng của những vấn đề mà họ đang học và khi đó bạn cần áp dụng Phương pháp Diễn dịch. Sử dụng phương pháp nào hợp lý nhất phụ thuộc vào mục tiêu của bạn và học viên. Theo như các nghiên cứu về phương pháp giảng dạy thì: Phương pháp Diễn dịch – đưa ra các nguyên tắc, lí thuyết rồi đưa ra các dạng bài tập áp dụng – đạt hiệu quả cao nhất khi bạn muốn học viên hiểu bài một cách nhanh và chính xác, thường là bài tập trên lớp hoặc trong sách. Phương pháp Qui nạp – đưa ra các ví dụ sau đó từ từ lái người học vào hướng phát triển các nguyên tắc, lí thuyết – thường mất nhiều thời gian hơn, nhưng thường đạt hiệu quả cao nhất nếu như bạn muốn học viên: - Tự học cách tìm ra chủ đề chính hay các nguyên tắc của bài học - Biết cách ứng dụng các khái niệm để giải quyết các vấn đề mà học sinh chưa từng gặp phải trước đó - Biết khi nào và sử dụng như thế nào những cấu trúc đã được học - Biết cách luôn luôn đặt câu hỏi và tư duy về những gì mình chưa biết - Hiểu ra bản chất của vấn đề Chúc các bạn làm chủ được giờ lên lớp của mình và giúp học viên lĩnh hội bài học tốt hơn! . Dạy học ngoại ngữ theo Phương pháp Qui nạp hay Diễn dịch? Đây là 2 phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mà bạn có thể căn cứ vào thực trạng của học viên cũng như khả năng. hiểu thế nào là dạy theo Phương pháp Qui nạp và Phương pháp Diễn dịch. • Phương pháp Qui nạp (inductive) là cách dạy “từ dưới lên”. Học viên sẽ được khám phá các chủ điểm ngữ pháp thông qua làm. mà học viên vừa làm để giúp họ hiểu được sự áp dụng trong thực tế của lý thuyết vừa học. • Phương pháp Diễn dịch (deductive) là phương pháp dạy “từ trên xuống”. Đây là phương pháp dạy đúng theo