1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

UNG THƯ TẾ BÀO VẢY (Squamous Cell Carcinoma) pdf

7 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 152,03 KB

Nội dung

UNG THƯ TẾ BÀO VẢY (Squamous Cell Carcinoma) Ung thư tế bào vảy thường gặp thứ hai trong ung thư da sau ung thư tế bào đáy. Dịch tễ học Tần số: tỷ lệ mắc bệnh SCC rất khác nhau giữa các nước. Australia là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 1.332 ca/100.000 dân đối với nam và 755 ca/100.000 dân đối với nữ; vì đây là nước có nhiều người da trắng và phơi nhiễm với ánh nắng mặt trời mạnh. Ở Mỹ khoảng 107 ca/100.000 dân. Chủng tộc: SCC đứng thứ hai trong ung thư da của người da trắng. Những người gốc Ai-len và Scotlen ở Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. SCC ít gặp ở người gốc Phi và châu Á. Giới: SCC xuất hiện nhiều hơn ở nam, có thể do liều tích luỹ UV lớn hơn so với nữ. Tuổi: khoảng 70 tuổi, ở nhóm nguy cơ cao bệnh biểu hiện sớm hơn. Nguyên nhân Ánh sáng mặt trời: liều tích luỹ càng cao nguy cơ càng lớn. Thành phần quan trọng nhất của ánh sáng mặt trời gây ung thư da là UVB (290-320nm), nó khởi phát và hoạt hoá bệnh ung thư. Ở động vật thực nghiệm, UVB mạnh hơn 1.000 lần so với UVA (320-400 nm) trong việc gây ung thư. UV liệu pháp: UV trị liệu để điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh da khác có thể gây ung thư da. Da sáng màu: da typ I và typ II có tỷ lệ cao hơn các nhóm khác. Bức xạ ion hoá: liệu pháp tia X trong điều trị bệnh trứng cá trước đây, điều trị bệnh Hodgkin và ung thư tuyến giáp có thể gây SCC. Hoá chất gây ung thư: Asen, các hydrocarbon thơm đa vòng như hắc ín. Suy giảm miễn dịch. HPV: typ 5, 6, 8, 11, 16. Viêm mạn tính: ly thượng bì bọng nước loạn dưỡng (dystrophic epidermolysis bullosa), sẹo bỏng, tổn thương nhiệt, lupus ban đỏ dạng đĩa, lichen xơ teo Bệnh da do gen: ly thượng bì bọng nước loạn dưỡng (Dystrophic epidermolysis bullosa), loạn sản thượng bì dạng hạt cơm (Epidermodysplasia verruciformis), khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum), bạch tạng (Oculocutaneous albinism), Porokeratosis (Mibelli type, disseminated superficial actinic type, linear type), nevus tuyến bã (Nevus sebaceous), hội chứng KID (keratitis, ichthyosis, deafness) Các yếu tố nguy cơ: Tuổi ≥50. Giới nam. Da sáng (dễ bỏng nắng, không bao giờ hoặc hiếm khi rám nắng). Địa lý (vùng nhiệt đới). Tiền sử bị ung thư da không melanoma. Phơi nhiễm với tia UV (liều tích luỹ cao). Phơi nhiễm với các hoá chất gây ung thư (như arsenic, hắc ín ). Phơi nhiễm với bức xạ ion hoá. Suy giảm miễn dịch mạn tính. Sẹo mạn tính. Bệnh da do gen (Genodermatoses). Nhiễm HPV (Human papilloma virus) Lâm sàng Bệnh nhân có một hoặc vài yếu tố nguy cơ; tổn thương da xuất hiện và ngày một phát triển rộng. Hầu hết không có triệu chứng, một số chảy máu, rỉ nước, đau. SCC có rất nhiều hình thái khác nhau: SCC tại chỗ (SCC in situ - SCCis): bệnh Bowen, bệnh hồng sản của Queyrat (Erythroplasia of Queyrat). SCC điển hình: sẩn hoặc những mảng ở vùng da hay phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời (khoảng 70% ở mặt, cổ; khoảng 15% ở chi trên), màu hồng, nổi cao hơn mặt da, chắc. Bề mặt thay đổi: vảy da, loét, vảy tiết, sừng da. Ít gặp hơn, SCC biểu hiện là nốt màu hồng, không có sự thay đổi cấu trúc bề mặt. SCC quanh móng (Periungual SCC): tổn thương giống như hạt cơm và thường chẩn đoán nhầm. Một số trường hợp tổn thương giống như viêm quanh móng mạn tính: quanh móng sưng nề đỏ, móng loạn dưỡng. Loét Marjolin (Marjolin ulcer): tại tổn thương sẹo hoặc loét trước đó xuất hiện vùng da cứng, nổi cao hoặc loét, rỉ nước. SCC quanh miệng (Perioral SCC): tổn thương ở môi dưới, gần đường giữa. Tổn thương trước đó là viêm môi quang hoá (actinic cheilitis): khô, nứt, teo, rối loạn sắc tố. SCC ở trong miệng (Intraoral SCC): mảng trắng (leukoplakia), có hoặc không có lưới đỏ (erythroplakia); vị trí thường gặp là nền miệng, mặt bên của lưỡi. SCC vùng hậu môn sinh dục (Anogenital SCC): mảng đỏ, ẩm ở quy đầu; tổn thương cứng hoặc loét ở âm hộ, hậu môn, da bìu. Triệu chứng kèm theo: ngứa, đau, chảy máu dai dẳng. SCC dạng hạt cơm (Verrucous carcinoma – VC): tổn thương sần sùi giống như súp lơ. VC chia thành các dưới nhóm tuỳ theo vị trí: vùng hậu môn sinh dục (u Buschke-Lowenstein), ở khoang miệng (oral florid papillomatosis), ở bàn chân (epithelioma cuniculatum) Hạch ngoại biên: SCC có thể xâm lấn vào hạch vùng. Cận lâm sàng Sinh thiết da: bào da, sinh thiết da bằng kim, cắt da. Sinh thiết hạch khi hạch to. Các giai đoạn của SCC: các giai đoạn của SCC được phân loại theo hệ thống TNM: TX – không đánh giá được khối u. T0 – không có khối u. Tis – ung thư tại chỗ. T1 - đường kính lớn nhất của khối u nhỏ hơn 2cm. T2 - đường kính lớn nhất của khối u từ 2-5cm. T3 - đường kính lớn nhất của khối u lớn hơn 5cm. Điều trị Điều trị không phẫu thuật bao gồm: hoá trị liệu tại chỗ, liệu pháp miễn dịch tại chỗ, photodynamic therapy (PDT), xạ trị liệu và hoá trị liệu toàn thân: + 5-fluorouracil (5-FU): có thể điều trị thành công bệnh Bowen. SCC xâm lấn không nên điều trị bằng phương pháp này. + Imiquimod: thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh Bowen (liệu pháp đơn độc hoặc kết hợp với thuốc bôi 5-FU). Imiquimod có thể dùng để điều trị SCC xâm lấn, tuy nhiên phương pháp này chưa được phê chuẩn. + Photodynamic therapy: dùng để điều trị AKs; ngoài ra còn dùng để điều trị SCCis (tuy nhiên tỷ lệ tái phát là lớn). + Xạ trị (Radiation therapy): dùng khi bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Tỷ lệ khỏi của tổn thương T1 là 85-95%. + Hoá trị liệu toàn thân (Systemic chemotherapy): có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị SCC: Capecitabin (Xeloda), 5-FU, đơn độc hoặc kết hợp với interferon alfa. Phẫu thuật + Áp lạnh: phương pháp này nhanh, rẻ tiền. Dùng để điều trị những SCC tại chỗ và AKs. + Đốt điện và nạo cu-rét là kỹ thuật đơn giản áp dụng cho những khối u SCC có nguy cơ thấp ở thân người và chi. + Phẫu thuật chuẩn với bờ quy ước: những tổn thương nguy cơ thấp (khối u nhỏ hơn 2cm, bờ rõ, không xâm lấn tới lớp mỡ dưới da), vị trí ở thân người, chi thì cắt cách bờ u 4mm; những tổn thương lớn hơn 2cm, xâm lấn lớp mỡ và ở những vị trí nguy cơ cao (giữa mặt, tai, da đầu, sinh dục, tay, chân) thì cắt cách bờ tổn thương 6mm. Độ sâu của vết cắt: phải lấy được lớp mỡ dưới da. Phẫu thuật này có thể bỏ xót những ổ ung thư tại bờ tổn thương do chúng có thể tạo thành những hầm ăn sâu dưới da; hơn nữa tổn thương lại lấy nhiều mô lành hơn mức cần thiết. Vì vậy phẫu thuật này thường áp dụng cho những tổn thương SCC nhỏ ở thân người, chi và cổ. + Phẫu thuật Mohs: hiện nay các nhà phẫu thuật thường chọn biện pháp này để điều trị. . UNG THƯ TẾ BÀO VẢY (Squamous Cell Carcinoma) Ung thư tế bào vảy thư ng gặp thứ hai trong ung thư da sau ung thư tế bào đáy. Dịch tễ học Tần số: tỷ lệ. sáng mặt trời gây ung thư da là UVB (290-320nm), nó khởi phát và hoạt hoá bệnh ung thư. Ở động vật thực nghiệm, UVB mạnh hơn 1.000 lần so với UVA (320-400 nm) trong việc gây ung thư. UV liệu pháp:. Hodgkin và ung thư tuyến giáp có thể gây SCC. Hoá chất gây ung thư: Asen, các hydrocarbon thơm đa vòng như hắc ín. Suy giảm miễn dịch. HPV: typ 5, 6, 8, 11, 16. Viêm mạn tính: ly thư ng bì

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w