Khi mẹ chồng chiếm vị trí độc tôn Muốn chứng tỏ vị trí số một trong lòng con trai, nhiều bà mẹ chồng không ngần ngại "phủ nhận" vai trò làm dâu của con dâu mình. Hầu hết các bà mẹ đều có tâm lý khó chấp nhận người con gái mà con trai mình chọn làm vợ và muốn chứng tỏ vị trí số một trong lòng con trai. Vì vậy, bất cứ việc gì con dâu làm đều trở thành vụng về, không hợp mắt mẹ chồng. Và tất nhiên, nếu đã không hợp mắt, không hợp lý thì con đừng làm gì nữa, mọi chuyện cứ để mẹ lo. Nhà nội trợ, bếp trưởng "siêu phàm" Hà về làm dâu nhà bà Hòa đã 10 năm nay, nhưng mọi chuyện trong nhà đều do một tay bà đảm nhiệm. Thời gian đầu, thấy mẹ chồng lo giúp việc bếp núc Hà rất mừng, nhưng càng ngày, cô càng cảm thấy vai trò nội trợ của mình bị bà tước đoạt không thương tiếc. Hà đã tâm sự với mẹ chồng, ngỏ ý muốn bà giao việc nhà cho cô làm, nhưng mỗi lần nói đến chuyện ấy bà Hòa đều tỏ ra giận dỗi, hoặc cứ ậm ừ đồng ý, sáng hôm sau vợ chồng cô ngủ dậy đã thấy bà mua đầy đủ thức ăn trong ngày. Mẹ chồng Hà vốn vất vả từ trẻ, chồng bỏ theo người khác, bà chỉ có chồng cô là đứa con duy nhất, nay, anh lại cưới vợ. Có lẽ bà chưa quen chia sẻ nguồn an ủi duy nhất của mình cho người đàn bà thứ hai. Nghĩ thế nên Hà luôn nhường mẹ chồng, không làm to chuyện bao giờ. Khổ nỗi, bà Hòa không nghĩ cho con dâu, càng ngày càng muốn tỏ rõ vị trí “number 1” của mình trước con trai. Bà không muốn con dâu mua đồ cho chồng, ý muốn ấy được bà bộc lộ rõ qua hành động hàng ngày. Một lần Hà mua cho chồng lọ dầu gội đầu trị gầu loại mới quảng cáo trên ti vi, bà Hòa cất béng đi bảo con dâu: chồng con nó không thích dùng loại này, từ sau đừng mua mà phí tiền, cứ để mẹ mua cho tiện con ạ. Ngay cả khi bà Hòa bị ốm phải nằm viện, nhà hết nước xúc miệng, bà cũng gửi chị hàng xóm mua cho con trai hai chai nước xúc miệng và dặn kỹ, tất nhiên là qua chị hàng xóm, bắt anh nhớ xúc miệng hàng ngày. "Nhà tham mưu" chiến lược Không khác gia đình Hà là mấy, chị Quỳnh, mới về làm dâu nhà bà Nhàn cũng khóc dở mếu dở vì bà mẹ chồng “biết tuốt” của mình. Nhà cô vốn là nhà tập thể, chỉ có hai phòng ngủ, một phòng cho vợ chồng cô, một phòng cho bố mẹ chồng. Hai phòng nằm sát, chỉ cách có một bức tường mỏng nên hễ vợ chồng Quỳnh bàn chuyện gì, bố mẹ chồng đều nghe thấy hết. Quỳnh kể, có lần anh chị bàn chuyện mở cửa hàng buôn bán, việc chưa ngã ngũ ra sao, sáng hôm sau đã thấy mẹ chồng gọi cô ra hỏi nhỏ: các con định mở cửa hàng gì? Mẹ không muốn hai đứa bỏ việc cơ quan ra làm ngoài đâu, con nói chuyện lại với chồng con thế nhé. Quỳnh không bằng lòng cách cư xử của mẹ chồng, nhưng nghĩ mình mới về làm dâu, cần khéo léo một chút nên cô chỉ im lặng gật đầu. Chính cái gật đầu trong im lặng đó của Quỳnh khiến bà Nhàn càng lấn tới, việc gì của con trai và con dâu cũng muốn nhảy bổ vào giải quyết. Hai vợ chồng cô giận dỗi, Quỳnh trách chồng không quan tâm đến vợ, sáng hôm sau, vừa bước ra khỏi phòng cô đã thấy mẹ chồng mát mẻ: chồng con nó chiều con đến thế, còn kêu than làm gì nữa, mẹ ngày xưa còn lâu mới được thế. Mẹ – bà nội, kiêm luôn quyền dạy bảo cháu Chị Lan Nhi từng bức xúc viết thư lên báo tâm sự chuyện mẹ chồng cố ý giành quyền nuôi dạy con gái của mình. “Mẹ chồng tôi là người luôn quan tâm thái quá đến mọi việc, chi phối mọi việc, từ việc chồng tôi, cũng như bất cứ ai gọi điện thoại cho tôi nói những chuyện gì bà đều hỏi rõ ràng. Bây giờ sau khi đã có em bé, tôi lại có cảm giác bà đang tranh con của tôi, bà chăm sóc và dạy con tôi theo cách của bà, dụ dỗ con tôi bằng mọi cách. Mẹ chồng tôi vui lắm khi thằng bé không theo tôi và đặc biệt bà đã “huấn luyện” để cháu bé mới 21 tháng tuổi gọi bà bằng “mẹ” và xưng “con”. Những nàng dâu hiện đại – làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình? Công bằng mà nói, trên thực tế có không ít những bà mẹ chồng có thể cư xử với “con dâu” như “con đẻ”. Tuy nhiên, những trường hợp như vừa kể trên không hiếm gặp trong cuộc sống. Và những người vợ thời hiện đại cần có cách ứng phó riêng của mình. Nếu như trước kia con dâu thường có xu hướng “một điều nhịn là chín điều lành” với những bà mẹ chồng trái tính thì ngày nay, những cô con dâu trẻ hiện đại đều có cách cư xử rất thẳng thắn. Họ dám đấu tranh với mẹ chồng, phân tích để tìm ra tiếng nói chung giữa hai bên. Trong một số trường hợp khi đã nói chuyện riêng mà mẹ chồng không thay đổi, những cô con dâu thời hiện đại cũng không ngại bày tỏ quan điểm với chồng, cùng chồng xin ra ở riêng, sống tự lập. Những cách cư xử trên thoạt nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng thực ra lại rất hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đừng hành động quá thẳng tay, thiếu tình người, vì dù sao, đó cũng là người phụ nữ quan trọng thứ hai trong cuộc đời chồng bạn. . Khi mẹ chồng chiếm vị trí độc tôn Muốn chứng tỏ vị trí số một trong lòng con trai, nhiều bà mẹ chồng không ngần ngại "phủ nhận" vai. cứ ậm ừ đồng ý, sáng hôm sau vợ chồng cô ngủ dậy đã thấy bà mua đầy đủ thức ăn trong ngày. Mẹ chồng Hà vốn vất vả từ trẻ, chồng bỏ theo người khác, bà chỉ có chồng cô là đứa con duy nhất, nay,. nhường mẹ chồng, không làm to chuyện bao giờ. Khổ nỗi, bà Hòa không nghĩ cho con dâu, càng ngày càng muốn tỏ rõ vị trí “number 1” của mình trước con trai. Bà không muốn con dâu mua đồ cho chồng,