Ngày soạn: 02/02/2010 Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN- CHẤT LỎNG I/ Mục tiêu: Khắc sâu cho học sinh hiểu rõ sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng qua hệ thống bài tập. II/ Các dạng bài tập: A. Bài tập trắc nghiệm: 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn: A. khối lượng vật tăng B. khối lượng vật giảm C. khối lượng riêng của vật tăng D. khối lượng riêng của vật giảm 2. Khi nung nóng một hòn bi bằng đồng thì: A. Khối lượng của hòn bi tăng B. Khối lượng của hòn bi không đổi C. Trọng lượng của hòn bi giảm D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm 3. Khi nung nóng một vật rắn thì: A. khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Thể tích của vật tăng D. Thể tích của vật giảm 4. Khi chất rắng nóng lên thì đại lượng nào của nó không thay đổi A. trọng lượng B. Thể tích C. khối lượng riêng D. Trọng lượng riêng 5. Khi đổ nước vào cốc thủy tinh thì cốc dễ bị vỡ vì: A. Thủy tinh không thể chịu được nóng B. Thủy tinh chịu được nóng C. Cốc dãn nở không đều gây lực lớn làm vỡ cốc D. Cốc dãn nở đều đặn 6. Khi lợp tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do vì: A. Để tiết kiệm đinh B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ. C. Để tôn dễ dang co dãn vì nhiệt D. Để đỡ tốn nhiều công sức 7. Khi giảm nhiệt độ của chất lỏng thì: A. KLR của chất lỏng giảm, TLR tăng B. KLR của chất lỏng tăng, TLR giảm C. Cả KLR và TLR đều tăng D. Cả KLR và TLR đều giảm 8. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng C. Thể tích của chất lỏng tăng D. KLR của chất lỏng tăng B. Ghép 2 mệnh đề để được câu đúng a/ A B 1. Thể tích của một vật 2. KL của một vật 3. KLR của một vật tăng 4. KLR của một vật giảm a. Tăng khi nhiệt độ tăng b. Không thay đổi khi nhiệt độ tăng hay giảm c. Khi nhiệt độ tăng d. Khi nhiệt độ giảm e. Thay đổi khi nhiệt độ không thay đổi b/ A B 1. Thể tích của vật tăng 2. KLR của vật tăng 3. KL của vật tăng a. Khi lượng chất tăng b. Khi nhiệt độ không đổi c. Khi nhiệt độ tăng d. Khi nhiệt độ giảm C. Trả lời câu hỏi 1. Tại sao không nên đổ thật đầy nước vào chai thủy tinh, đóng nút chặt lại rồi bỏ vào ngăn đá của một tủ lạnh đang hoạt động? H.dẫn: Vì lọ thủy tinh co lại khi nhiệt độ giảm, trong khi đó, nước đông thành nước đá cục, thể tích lại tăng lên nên làm bể chai. 2. Ở nhiệt độ 20 0 C thanh ray bằng sắt có chiều dài 12m. Nếu nhiệt độ tăng lên 50 0 C thì chiều dài của thanh ray là bao nhiêu, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 0 C thì chiều dài của sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu? H.dẫn: Nhiệt độ tăng thêm: 50 0 C – 20 0 C = 30 0 C Chiều dài tăng thêm: 12m x 0,000012x 30 0 C = 0,00432 m Vậy chiều dài của thanh ray là: 12 m + 0,00432 m = 12,00432m 3. Sợi cáp bằng thép của chiếc cầu treo có chiều dài 200m ở 0 o C . Hãy xác định chiều dài của sợi cáp dài 50 0 C, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 0 C thì chiều dài của sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu? H.dẫn: Chiều dài sợi thép tăng thêm khi nhiệt độ tăng lên 50 0 C: 0,000012 x 50 0 C x 200m = 0,12 m Chiều dài sợi thép ở 50 0 C: 200m + 0,12m = 200,12m . nóng B. Thủy tinh chịu được nóng C. Cốc dãn nở không đều gây lực lớn làm vỡ cốc D. Cốc dãn nở đều đặn 6. Khi lợp tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do vì: A. Để tiết kiệm đinh B.