Bài 45:CÁC HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA LƯU HUỲNH (SO 2 và SO 3 ) I/Nội dung dạy học: 1.Lưu huỳnh đi oxit: +Cấu tạo phân tử. +Tính chất lí ,hoá. +Vấn đề ô nhiễm +Ứng dụng ,điều chế. 2 Lưu huỳnh tri oxit +Cấu tạo phân tử. +Tính chất lí ,hoá. +Ứng dụng ,điều chế. II/Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: -HS biết: : +Cấu tạo phân tử. +Tính chất ,ứng dụng ,điều chế của SO 2 và SO 3 . -HS hiểu:Từ cấu tạo và số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất xây dựng tính chất hoá học của chúng. 2.Về kĩ năng: Viết PTPƯ.Thao tác làm thí nghiệm.Vận dụng lý thuyết để giải bài tập . III/Phương pháp dạy học: +Hỏi đáp +Học nhóm +Xem thí nghiệm ,băng hình. IV/Chuẩn bị:-Hoá chất: dd H 2 SO 4 ,dd KMnO 4, Na 2 SO 3 .Dụng cụ thí nghiệmđiều chế SO 2 . -Một số hình ảnh về vấn đề gây ô nhiễm môi trường của SO 2 -Phiếu học tập. V/Các hoạt động dạy học: Hđ 1: (kiểm tra bài cũ)Cho 3chất H 2 S , O 2 ,S.Viết PTPƯ xảy ra(ghi rõ đk nếu có)khi cho chúng tác dụng với nhau từng đôi một? HS: cử đại diện một nhóm trình bày trên bảng.Các nhóm còn lại bổ sung nhận xét. 2H 2 S +O 2 =2S +2H 2 O 2H 2 S +3O 2= 2SO 2 +2H 2 O(có t) S+O 2 =SO 2 (có t) Giáo viên dẫn dắt vào bài. Hđ 2:-Tìm hiểu trạng thái kích thích của nt S.Cấu tạo của pt SO 2 .Rút ra nhận xét về liên kết trong pt và soh của S (trong SO 2 ) -Tìm hiểu tính chất vật lí của SO 2 HS:Lưu huỳnh ở trạng thái kích thíchcó 4 hoặc 6 (e) độc thân.Trong phân tử SO 2 thì lưu huỳnh ở trạng thái kích thích thứ nhất.CTCT là: S=O ↓ O ⇒+ Liên kết trong phân tử CHT phân cực +Số o xi hoá của S là + 4 ( là mức trung gian) Học sinh tự rút ra TCVL dựa vào SGK Hoạt động 3: Từ đặt điểm cấu tạo và mức o xi hoá của S( trong SO 2 ) học sinh tìm những TCHH. GV làm thí nghiệm cho học sinh quan sát: điều chế SO 2 từ Na 2 SO 3 và d d H 2 SO 4 . Sau đó dẫn SO 2 qua d d KMnO 4 . Học sinh rút ra nhận xét hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết phương trình phản ứng. GV phát câu hỏi :Hoàn thành các PTPƯ sau: 1/ SO 2 + KMnO 4 + H 2 O→ 2/ SO 2 + NaOH→ 3/ SO 2 + H 2 S→ 4/ SO 2 + Br 2 + H 2 O→ 5/ SO 2 + Mg→ Học sinh lựa chọn PƯ để minh hoạ cho các tính chất HH của SO 2 HS: S +4 (a) S +4 (SO 2 ) S 0 , S -2 (b) S +6 (c) (a) là một o xít a xít: PƯ 2 Tan trong nước tạo a xit tương ứng H 2 SO 3 ( không bền, tự phân huỷ, là a xít yếu) (b) Tính o xi hoá: PƯ 3 và 5 (c) Tính khử : 1 và 4 Tronh hoạt động 3 GV chú ý với học sinh: + Tỉ lệ PƯ SO 2 với d d kiềm (Vấn đáp để HS hình thành các trường hợp); cách đọc tên sản phẩm + ƯD của PƯ 1 và 4(dấu hiệu nhận biết) Hoạt động 4: Cho học sinh xem sơ đồ GV tổng hợp theo các ý điều chế ,ứngdụng và mức độ gây ô nhiễm của SO 2 Sản xuất H 2 SO 4 Tẩy trắng Chống nấm mốc 1/Muối sun fit + a xít mạnh SO 2 2/ Đốt quặng, đốt than dầu,… Mưa a xít phá hoại mùa màng và công trình sd Ảnh hưởng sức khoẻ con người(Viêm phổi, mắt) ẩnh hưởng đất đai trồng trọt, động thực vật. Học sinh viết PTPƯ điều chế SO 2 theo 1 và 2 Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 = Na 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O( Dùng trong PTN) 4FeS 2 + 11O 2 = 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 ( Dùng trong CN) Trong hoạt động 4 GV có thể vấn đáp học sinh tìm thêm một số phương trình điêud chế SO 2 đã được học. Trong phần mô tả ứng dụng và tác hại của SO 2 GV có thể sưu tầm một số tranh ảnh để học sinh quan sát. Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo, tính chất ứng dụng và điều chế SO 3 . Phần này cho học sinh so sánh với phân tử SO 2 ở trên để HS tự rút ra TCHH của SO 3 . (GV lưu ý cho học sinh SO 3 là hợp chất trung gian để điều chế H 2 SO 4 và do vậy SO 3 ít thể hiện tính chất o xi hoá mà chủ yếu là ở H 2 SO 4 ) Hoạt động 6:Củng cố Phiếu học tập số 1:Đọc thông tin bài tập 1(SGK)tr 185 và trả lời. Phiếu học tập số 2:Cho 4,48lít khí SO 2 vào d d có hoà tan12 gamNaOH.Viết các PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối tạo thành? Phiếu học tập số 3:Có những chất trong PƯHH này chúng là chất khử,nhưng trong PƯHH khác chúng là chất o xi hoá.Hãy viết PTPƯ minh hoạ nhận định trên chocác trường hợp sau: a.a xit b.o xit a xit c.Đơn chất Kết thúc hoạt động 6 GV cho bài tập về nhà và đọc nội dung còn lại của bài 45 để học ớ tiết sau. . hiểu t nh ch t v t lí của SO 2 HS:Lưu huỳnh ở trạng thái kích thíchcó 4 hoặc 6 (e) độc thân.Trong phân t SO 2 thì lưu huỳnh ở trạng thái kích thích thứ nh t. CTCT là: S=O ↓ O ⇒+ Liên k t trong. +2H 2 O(có t) S+O 2 =SO 2 (có t) Giáo viên dẫn d t vào bài. Hđ 2: -T m hiểu trạng thái kích thích của nt S.Cấu t o của pt SO 2 .R t ra nhận x t về liên k t trong pt và soh của S (trong SO 2 ) -T m. Dùng trong CN) Trong ho t động 4 GV có thể vấn đáp học sinh t m thêm m t số phương trình điêud chế SO 2 đã được học. Trong phần mô t ứng dụng và t c hại của SO 2 GV có thể sưu t m m t số tranh