1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục phát triển đào tạo

175 532 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 11,56 MB

Nội dung

Giáo dục phát triển đào tạo

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

VIEN CHIEN LUGC VA CHUONG TRINH GIAO DUC

BAO CAO TONG KET DE TAI

! ‡

CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ

CƠNG NGHIỆP HỐ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ Mã s6: B2002-52-TD 20

Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH Vũ Ngọc Hai Thời gian thực hiện: 6/2002 - 6/2004

Trang 2

MUC LUC Trang I0 85157 — , I DANH MUC TU VIET TAT ccsscsssssssccosssssssssscssssssscsssssssssesesssessssssssssssssesssssesses V PHAN 1 MỞ ĐẦU -ccccvvzesesssssrrez ¬ mm 1

PHAN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ii ¿22222 3

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THONG GIAO DUC 3

1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN wid 1.1 Hệ thống (System): 3 1.2 CƠ cấu: eseesecesseceeeessSES0S089196 2646652622.9095025946959908960693099856 4 1.3 Cơ cấu hệ thống: ssese 2A9 S2Y.sA.A4Askesrrmrorssrem 4 1.4 Giáo dục: 5 1.5 Hệ thống giáo dục: Š 1.6 Cơ cấu hệ thống giáo dỤục , «-«scso< te 99086 40684844366 3 semsee 7 2 CÁC MỘ HÌNH GIÁO DỤC =

_21 Khải quát về mô hình giáo dục: . «-s-<-se<<<s= ' 2.2 Mơ hình giáo dục tượng trưng, (mô hình giáo dục tỉnh hoa)

2.3 Mô hình giáo dục cạnh tranh, (mô hình giáo dục vì nhân lực)

2.4 Mô hình giáo dục phục vụ, (mô hình giáo dục đại chúng): 2.5 Mô hình giáo dục dịch vụ, (mô hình giáo duc trong xã hội học tập): Í

3 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC 555cc

3.1 Khái niệm về triết lý giáo dục: .«« 3.2 _ Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý Giáo dục tỉnh hoa: 3.3 Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý giáo dục vì nhân lực: 3.4 Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý giáo dục đại chúng: 3.5 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý xã hội học tập:

4 ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN MƠ HÌNH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA NƯỚC TA TRONG THƠÌ GIAN TỚI c0 ncree- 17 II SƠ LƯỢC VỀ QUA TRINH PHAT TRIEN HE THONG GIAO DUC Ở NƯỚC

1 2

Trang 3

3.1 Giai đoạn 1945 - 19542 escsesesssssecnssseasccescssssssscecsssensssenesseencotsrseeneees 28

3.2 Giai đoạn 1956 - 1975: -

3.3 Giai đoạn 1975 đến nay: 31 3.3.1 Trước đổi mới (1975 - 1985) „31

3.3.2 — Sau đổi mới (1986 đến nay) Là H1 ng T901 ng ch g0 E001 nơi 32

IN DAC TRUNG CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ

GIỚI pooveceeescssseeeenssneestcnssnasenennssssneseensansectsuasasescesansnseensnestannarcensticaticee 39

~ + ˆ “wf ^“ ~ a ? 2 wf, z

1 NHŨNG NHÂN TÔ KINH TẾ- XÃ HỘI ẢNH HUỚNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỀN HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA CÁC NƯỚC 39

2 DAC TRUNG CO CAU HE THONG GIAO DUC G MOT SO NUOC TREN

THE GIT oooccccccccccsssssessssessssesesseccssussssuesssnesssussssuvessavctsavessunesseesssevesssesanetarsetsursaseeane 4]

2.1 Các nước khối ASEA 2.1.1 Ind6nésia 2.1.2 Malaisia 2.13 Philippin 48 2.1.4 Singapore 49 2.1.5 Thái Lan 52 2.2 Một số nước khu vực chau A „ 56 22.1 Ấn Độ - 56 2.2.2 — Hàn Quốc 58 P NI nh 65 2.2.4 Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc)

2.3 Các nước châu Âu, Mỹ và Australia -„ 80

2.3.1 Vương Quốc Anh 80

2.3.2 Cộng Hoà Liên Bang Đức 82 2.3.3 HàLan 85 2.3.4 Liên Bang Nga 2.3.5 Cộng Hoà Pháp 90 2.3.6 Australia c.- sec 97 2.3.7 Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ) Ặ Ăn ri, 99 3 PHẬN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI 5555 22H HH1 x2 reree 103 3.1 Những đặc điểm chung, -ô-sss<âceeecsscveteeetxssczeesvessee 103 3.1.1 V cu trc 5. 103

3.1.2 Loại hình trường trong hệ thống 103

3.1.3 Tiêu chí phân chia các bậc học, loại hình trường 104

3.1.4 Hệ thống văn bằng-chứng chỉ 104 3.2 Những nét khác biệt 104

3.2.1 Việc phân chia và đặt tên các bậc học: - 104

3.2.2 Tính đa dạng của hệ thống GD-ĐT ở các nước 105

3.2.3 Các phân hệ trong hệ thống giáo dục -¿-scssccsxscsercrsxer 105

V._ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC TA

TRONG THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HỐ VÀ HIỆN DAI HOA 107

Trang 4

1 THUC TRANG VA MUC TIEU PHAT TRIEN KINH TE-XA HOI DEN

NĂM 2010 -: n1 222.112 eee 107

2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC TA

2.1 Cơ cấu khung hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay

2.2 _ Tình hình phát triển giáo dục & đào tạo hiện nay

2.2.1 Về quimô DO GỮƯ.ờ._.QỢẠ „ 109 2.2.2 Về phát triển mạng lưới :! T10 2.2.3 Về công bằng xã hội trong giáo dục: . . -«-csssce-rreerr 110 2.2.4 Chủ trương xã hội hố giáo dỤC: -s «se ce tren 111

2.2.5 Chất lượng giáo dục:

2.2.6 Những hạn chế:

3 THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG VAI

THẬP KỶ TỚI -5<: 5S, 122112 121 111 are 112 3.1 Giáo dục phố thông trong những năm đầu thế kỷ 21 112

3.2 Những thách thức của giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong thời kỳ

CNH&HDH

3.3 Bối cảnh và các xu hướng phát triển giáo dục đại học trong đời sống xã

hội hiện đại -2222cccecc 2E7EEEEEEEEt.2.EEEAEEEEEEETE242224222712222217002crrrre

3.4 Thách thức đối với giáo dục Việt Nam woe

4 QUAN DIEM VA MUC TIEU PHAT TRIEN GIAO DUC DEN NAM 2010

122

4.1 Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục -«-s««s-«<-<« 122

4.2 Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010

4.2.1 Mục tiêu chung

4.22 Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục 123

5 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC 125

5.1 Đối mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục 125 5.2 _ Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy - học 125

5.3 Đổi mới quản lý giáo dục 126 5.4 Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển

mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo đỤC o cs-s << sesssesseeeeeesreseessese 126 5.5 Đổi mới cơ chế quản lý và tăng cường nguôn tài chính, cơ sở vật chất

CHO iGO ỤC SH HH HH 00004960000000208000044404090006088060 126

5.6 Day mạnh xã hội hoá giáo dục 126

5.7 Đấy mạnh hợp tác quốc tế về giáo đỤC -. -c-escesecessccese 126

6 ĐỔI MỚI GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO PHỤC VỤ CƠNG NGHIỆP HỐ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ

6.1 Những nguyên tác đổi mới giáo dục và đào tạo trong những năm đầu

CUA HhE KY 21 ssseccesscecssesveesscasesresssssnonssseseesnssssssossneseneenscnserecetessssusensenecosesersssees 127

6.2 Nhimg muc tiéu cita déi mi gido duc VA GAO a0 c.ssecseccrsenssrsseseees 127

Trang 5

6.3 Những vấn đề cần được quan tâm đổi mới trong sự nghiệp giáo dục và

đào tạo nước fa 128

7 CÁC CƠ SỞ HOÀN THIỆN CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC 129

7.1 Một số yêu cầu hoàn thiện «e < c =cces<+cxeseteessorreserrre 129

7.2 Cơ cấu hệ thống giáo dục nước ta phải là cơ cấu hệ thống nhằm xây dựng một xã hội học tập suốt đời

7.3 Xây dựng xã hội học tập suốt đời và đối tượng chính của việc học tập

SUỐT đỜÏ Ở NƯỚC ÉA 5 < 6< cs HS 9g 1 3.0000 000006084040407040400704001005.0 m5 135 7.4 Hệ thống giáo dục quốc dân nước ta là một hệ thống giáo dục mở 136 7.5 Hồn thiện mơ hình cơ cấu hệ thống giáo dục -<-s«e 139 7.5.1 Các nguyên tắc hoàn thiện mô hình cơ cấu hệ thống giáo dục L40 7.5.2 Mô hình cơ cấu chung hệ thống giáo dục quốc đân 140 7.6 _ Các phân hệ trong hệ thống giáo dục .-«.-<ssseseseseeseeese 141

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ, - 2 s-cccs<cccsee 144 TAT LIEU THAM KHẢO +++Z11111111 146 Tiếng Việt, co 222 E222 tr nrrrerrrerrarreserrrres 146

Ti€Ng NUOC NQOG .eeescseccesecresnssssessesssssssssssssussssssssesessesesessstesesuesseesesescareseseseieseaneness 148 PHU LUC .sssssssssosescscssssssosesosesossasssscnsesesosessossssseesesecosonssensasnsessenssasesessssasees 149

Trang 6

DANH MUC TU VIET TAT

1- BTVH Bổ túc văn hoá

2- CHLB Cộng hoà liên bang

3- CN Công nhân

4 CNKT Công nhân kỹ thuật

Trang 7

PHAN 1 MO ĐẦU

Tên dé tài: Cơ cấu hệ thống giáo đục quốc dân ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá

1 _ Thời gian thực hiện:từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 6 năm 2004

2 Ly do chon dé tai và lịch sử vấn để nghiên cứu:Ngày 28-12-2001 Chính phủ ban hành quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong đó yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân,

xây dựng và triển khai dự án về cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực Tiếp đến tháng 7- 2002, Hội nghị Trung ương VI ( Khoá IX) đã chỉ rõ : “ phát triển qui mô giáo dục trên

cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dan “

Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số đề tài, để án có liên quan đến vấn đề nghiên cứu các loại hình đào tạo ở các bậc mầm non, phổ thông, giáo dục nghề

nghiệp, đại học v.v như:

Đề tài B98-52-TĐ 17 Nghiên cứu các giải pháp thực hiện phân luồng sau THCS

Đề tài B96-52-TĐ-1§ Các giải pháp phát triển trường, lớp THCN

Đề tài B2000-52-TĐ45 Khảo sát,,đánh giá các loại hình giáo dục sau trung học

ở Việt nam đáp ứng nhụ cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH&HĐH Ngoài ra còn có một số dự án có liên quan như dự án đại học, dự án EU hỗ trợ B6 GD&DT, du án ADB vé

giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, để án mạng lưới giáo dục đại học và cao đẳng, dự án tổng thể giáo dục trung học, dự án THCS, dự án Tiểu học v.v

Nhiều vấn để về quan niệm, chính sách, cơ chế quản lý, cơ cấu khung hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống đào tạo nói riêng cần được nghiên cứu sâu và cụ thể hơn

Các loại hình giáo dục và đào tạo nhân lực đã và đang phát triển rất đa dạng về

cơ cấu trình độ và loại hình cân nghiên cứu để bảo đảm tính liên thơng, tính hợp lý trong tồn hệ thống giáo đục quốc dân

3 Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học-thực tiễn và để xuất mô hình và

các giải pháp có tính thực tiễn và khả thi nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ( đến năm 2020 ) 4 Phạm vỉ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ cấu trình độ của hệ thống giáo dục quốc

đân là chủ yếu

5 Nội dung nghiên cứu:

> Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển hệ thống giáo dục quốc dân

> Khảo sát đánh giá thực trạng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dan hiện nay ở

TƯỚC ta,

> Nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm quốc tế về hệ thống giáo dục quốc đân ở

một số nước trên thế giới

> Đề xuất mô hình và các giải pháp hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá

6 Phương pháp nghiên cứu:

> Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu

> Điều tra, khảo sát trực tiếp và gián tiếp > Phuong pháp thống kê

Trang 8

> Phương pháp chuyên gia

> Thu nhận ý kiến qua các hội thảo khoa học của đề tài nghiên cứu > Phuong pháp so sánh

7 Kế hoạch nghiên cứu:

- Đã tổ chức các Hội thảo khoa học về " Cơ sở lý luận và các giải pháp hoàn thiện cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta trong thời kỳ CNH&HĐH " Tại Hà

nội và Thành phố Hồ Chí Minh ,

- Đã tổ chức Khảo sát và Toa đàm về thực trạng và các giải pháp phát triển Hệ thống giáo dục& đào tạo tại các địa phương như Hải Phòng; Hoà Bình

8 Kinh phí thực hiện dé tài: 150.000.000 đồng ( một trăm năm mươi triệu đồng )

9, Cán bộ tham gia đề tài: GS TSKH Vũ Ngọc Hải Chủ nhiệm PGS TS Trần Khánh Đức Thư ký khoa học PGS TS Phan Văn Kha GS Lê Thạc Cán GS TS Nguyễn Đình Hương TS Lê Viết Khuyến GS Vũ Văn Tảo PGS TS Nguyễn Đại Thành TS Phan Chính Thức 10 Sản phẩm khoa học của để tài: VVVVVVVVV

Báo cáo tổng kết đề tài gồm: bản tổng hợp và bản tóm tắt

11 bài báo đăng tai tạp chí Giáo dục và tạp chí Phát triển giáo đục

5 báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học Quốc gia và Bộ, Ngành 1 sách chuyên khảo" Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu

thế kỷ 21 ( Việt nam và thế giới ) NXB Giáo Dục -Hà nội-2003

VVVV

Lời cẩm on

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tập thể tác cán bộ nghiên cứu đề tài đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và đầy trách nhiệm của Vụ Khoa học-

Công nghệ, Vụ Giáo dục Phổ thông, Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, vụ Đại học và Sau đại học Bộ Giáo dục & Đào tạo; Phòng Khoa học- Đối ngoại; Ban Ngiên cứu tổ chức và quản lý giáo dục; Lãnh đạo Viện và Hội đông Khoa học Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục; Phòng Quản lý khoa học; Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục; Sở Giáo dục-Đào tạo Hải Phòng, Hoà Bình và tất cả các sở Giáo dục các tỉnh,

thành phố; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,dạy nghề; Tổng cục

dạy nghề; Ban Khoa giáo Trung ương, Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục; Uỷ ban văn hoá giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhỉ đông Quốc hội; Tạp chí Phát triển

Giáo dục; Tạp chí Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục và đặc biệt là các Cộng tác viên, các cán bộ quản lý Giáo dục, các Nhà giáo đã đóng góp trí tuệ, công sức thông qua

Trang 9

PHAN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI

L_ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC

1_ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Hệ thống (System):

Một trong những tiền để cơ bản của quan điểm hệ thống là các sự vật, hiện

Tượng tồn tại khách quan trong tự nhiên, đời sống xã hội luôn luôn vận động và phát triển trong các mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau Các sự vật, hiện tượng không tồn tại một cách đơn nhất, độc lập, tách biệt và cô lập, mà chúng tồn tại

trong các mối quan hệ và qua đó hình thành nên những nhóm sự vật và hiện tượng có cùng chung những thuộc tính, tính chất hoặc công dụng, chức năng, mục tiêu hay là những hệ thống Theo cách hiểu thông dụng thuật ngữ hệ thống được giải nghĩa là ”

Tập hợp nhiêu yếu tố có quan hệ chặt chế trong một chỉnh thể " ( Tự điển tiếng Việt

thông dụng- NXB GD 1998)

Theo viện sĩ Fedorenco hệ thống được định nghĩa là ” một tập hợp, trên đó một

quan hệ cho trước R có thuộc tính P được thực hiện " Nói một cách tổng quát , nếu cot

m là một tập hợp các phần tử có thuộc tính P cho trước, thì m chỉ có thể xem là hệ

thống khi thực hiện một quan hệ R mà chúng ta quan tâm Như vậy, có thể hiểu hệ thống là tập hợp những phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu Trong kỹ thuật, hệ thống đựợc coi là tập hợp các yếu tố ( phần tử, chỉ tiết , cơ cấu ) được liên kết với nhau tạo ra những khả năng hoặc tính chất mới không có ở từng yếu tố, chi

tiết riêng rẽ Tính chất đó được gọi là tính hệ thống hay tính nhất thể Ví dụ : Máy bay

là tập hợp các kết cấu và chỉ tiết có khả năng hay tính chất " Bay được " mà tính chất hoặc khả năng này không có ở từng kết cấu hoặc từng chi tiết máy bay Hệ thống giáo dục bao gồm tập hợp nhiều loại hình giáo dục, loại hình trường độc lập trong các bậc

học có mối liên hệ thứ bậc và chặt chẽ với nhau (bên trong và bên ngoài ) tạo thành một chỉnh thể có chức năng tổ chức thực hiện các nhiện vụ giáo dục nhà trường trong

xã hội Như vậy khái niệm hệ thống bao hàm các đặc trưng sau: ( Xem sơ đồ I.1 ) -_ Là một tập hợp các phần tử, yếu tố, thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau

- _ Các thành tố có tính độc lập tương đối, có vai trồ, vị trí, chức năng chuyên biệt - Tạo thành một chỉnh thể có thuộc tính hoặc chức năng, mục tiêu chung không

có ở từng thành tố riêng lẻ

- _ Có cơ cấu tổ chức, vận hành, điều khiển, kiểm soát và điểu chỉnh trong môi trường nhất định

-_ Có mối quan hệ tương tác với mơi trường bên ngồi

Sự xuất hiện của khoa học hệ thong hiện đại đã làm sáng tỏ một cách sâu sắc mối quan hệ giữa hệ thống, cơ cấu và chức năng của sự vật Theo Lương Vị Hùng và Khổng Khang Hoa thì Hệ thống là chỉnh thể của sự vật; cơ cấu là bộ phận tổ thành của hệ thống và là phương thức tổ hợp của hệ thống Bất kỳ hệ thống nào cũng thể hiện là

một cơ cấu nhất định; Bất kỳ cơ cấu nào cũng không tách rời một hệ thống nhất định

"

Trang 10

Sơ đồ: 1.1 Tổng quan về các hệ thống hệ thống Hệ thống kinh tế- xã hội Hệ thống giáo dục

Các Phân hệ giáo dục Mầm non,

phổ thông , nghề nghiệp, đại học Môi trường khu vực và quốc tế 12 Cơcấu:

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng ( NXB Giáo dục 1998 ), Khái niệm cơ cấu ( Stfucture ) được giải nghiã là : ” Cách tổ chức, sắp xếp, bố trí các bộ phận trong một

chỉnh thể "

Theo Từ điển The Oxford Popular Dictionary & Thesaurus Thuật ngữ cấu trúc

( Structure) được giải nghĩa như là ” sự sắp đặt, tổ hợp, tổ chức, hình thức, hình thể

CỔ tính hệ thống " Khái niệm cơ cấu gắn liên với khái niệm hệ thống Trong từng

hệ thống các phần tử được sắp xếp, phân bố theo những trình tự, trật tự nhất định ( cấu

trúc hoặc cơ cấu nhất định ) Trình tự sắp xết này quy định vai trò, vị trí, chức năng của từng phân tử trong hệ thống và thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các

phần tử trong hệ thống Cấu trúc hệ thống cũng phản ảnh hình thức, nội dung và các quy luật vận động & phát triển của hệ thống Khái niệm cơ cấu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ và đời sống thực tế như cơ cấu máy; cơ cấu hàng hoá, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu nhân lực; cơ cấu đội ngũ giáo viên; cơ cấu đại biểu Quốc hội v.v

- Kiểu cơ cấu cây- rễ : Cơ cấu phát triển dần từ bậc mầm non đến các bậc khác ở

trình độ cao như sơ đồ của Hàn quốc, Singapo , Việt nam, Australia v.V - Kiểu Ma trận : sơ đồ của Thái lan hoặc Malaisia

- Sơ đồ kiểu Bảng :( hàng- cột ) như của Trung Quốc năm 2002

- Bảng chuẩn quốc tế phân loại giáo dục của UNESCO 1.3 Cơ cấu hệ thống:

Là sự phản ánh các thành phần, cách sắp xếp, trình tự, mối quan hệ giữa các

Trang 11

chức năng của hệ thống tất yếu dẫn đến sự thay đổi co cấu hệ thống Chẳng hạn cơ cấu

hệ thống kinh tế; cơ cấu hệ thống giáo dục; cơ cấu hệ thống chính quyền các cấp v.v

Trong quá trình phát triển của hệ thống cơ cấu của hệ thống luôn biến đổi cho phù hợp với các chức năng, vai trò nhiệm vụ của hệ thống trong một môi trường nhất định ( bên trong và bên ngoài) @

14 Giáodục:

Khái niệm giáo dục được giải nghĩa là ” Tác động có hệ thống để con người có thêm năng lực và phẩm chất cần thiết " (Từ điển tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục 1998) Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động ( hay quá trình) chuyển giao

hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thể hệ này cho các thế hệ kế tiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của đời sống xã hội

trong từng giai đoạn lịch sử Theo nghĩa hẹp giáo dục gắn với quá trình hình thành và

phát triển hệ thống nhà trường ( Giáo dục nhà trường ) là các hoạt động giáo dục có

mục đích và nội dung xác định cho từng bậc học và loại hình trường và được thực hiện một các có kế hoạch, có hệ thống trong khuôn khổ tổ chức nhà trường

1.5 Hệ thống giáo dục:

Khái niệm Hệ thống giáo dục là tập hợp các loại hình giáo dục ( hoặc loại hình

trường ) được sắp xếp theo một trình tự nhất định trong các bậc học nhất định từ thấp ( Mâm non ) đến cao ( Đại học và sau đại học ) Hệ thống giáo dục là một chỉnh thể hữu cơ nhiều tâng bậc, nhiều nhân tố, nhiễu hình thái, nhiều chức năng Hệ thống giáo dục

là một hệ thống con trong hệ thống lớn xã hội Mối liên hệ hữu cơ của nó với các hệ

thống con khác như kinh tế, chính trị, khoa học, văn hoá thể hiện đặc điểm xã hội nhất định Ngoài ra hệ thống giáo dục lại là chỉnh thể độc lập tương đối Tính độc lập của nó chủ yếu biểu hiện ở sự khác biệt về cơ cấu so với các hệ thống con khác Thông

thường hệ thống giáo dục được hiểu theo hệ thống nhà trường ( Schools System ) trong

đó phản ánh các loại hình trường, sự xấp đặt vị trí, chức năng và mối quan hệ giữa

chúng trong các bậc học và trong toàn hệ thống

Theo quan điểm của UNESCO Hệ thống giáo dục có các bậc cơ bản sau :

Trang 12

Bang 1.1 Phân loại quốc tế các bậc giáo dục ISCED 1997 thiểu học nhập Pn education ) Tiéu chi Tiéu chi phu Bậc giáo duc Bậc | Dấu hiệu chính

Tính giáo dục | Trình độ chuyên | Giáo dục tiền tiểu | 0 Không có Trường hoặc | môn của giáo viên | học ( Pre-primary

trung tâm education) Độ tuổi tối

thiểu

Độ tuổi giới

hạn cao nhất

Bắt đầu việc | Vào các cơ sở | Tiểu học ( Primary | I Không có

học đọc, viết | hoặc chương trình | Education ) hay và làm tính có | giáo dục tiểu học | giai đoạn đầu của

hệ thống quốc gia giáo dục cơ bản (

Fist stage of basic

education )

Hình thành |Vào học sau 6 | Giáo duc trung hoc | II Loại hình tiếp tục cácmônhọc | tuổi và dã tốt|cơ sở ( Lower định hướng của Hoàn thành | nghiệp tiểu học secondary chuong trinh

day đủ các kỹ | Kết thúc chu kỳ | education ) hay là

năng cơ bản | sau 9 năm kể từ | giai đoạn 2 của giáo

và đặt nền | khi bất đầu vào |dục bắt buộc (

tảng cho giáo | tiểu học Second stage of

dục suốt đời Kết thúc giáo dục | basic education ) bắt buộc Giáo viên đứng lớp bao gồm nhiều loại theo bộ : môn

Trình độ đầu Trung học phổ Tt Loại hình giáo vào nhập học thông ( Upper dục tiếp tục

Trang 13

Yêu cầu nhập học Nội dung chương trình Tuổi Thời gian đào tạo Giáo dục sau trung hoc( post-secondary non tertiarry education ) IV Loại hình giáo dục tiếp tục Định hướng của chương trình Thời gian đào tạo tính từ khi bắt đầu ISCED bậc 3 của nội dung Các Luận văn và Khoá luận

cao cho giảng dạy

nghiên cứu (Second tertiarry education)

stage of

Yêu cầu nhập Giai đoạn đầu của | V Loại chương trình

học tối thiểu giáo dục đại học Thời gian đào tạo

(Fist stage of lý thuyết

Loại văn bằng tertiarry education) Cấu trúc hệ thống không dẫn trực tiếp văn bằng và

Thời gian đào đến các văn bằng chứng chỉ quốc tạo nghiên cứu tương gia ,

ứng

Định hướng | Đào tạo chuyên | Giai đoạn 2 của | VI Không có

nghiên cứu |gia có trình độ |giáo dục đại học

1.6 Cơ cấu hệ thống giáo dục

.Cơ cấu hệ thống giáo dục có thể được coi là phương thức tổ hợp hữu cơ trong khuôn khổ thời gian và không gian nhất định trong đó thể hiện mối quan hệ về tỉ lệ, thứ tự

ngang dọc của các bộ phận cấu thành các yếu tố trong hệ thống giáo dục Cơ cấu hệ

thống giáo dục có các đặc trưng về tính liên kết, tính hợp đồng, tính trật tự, tính chỉnh thể Cơ cấu hệ thống giáo dục bao gồm: cơ cấu bậc học ( cơ cấu khung ), cơ cấu loại hình, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng-miền, cơ cấu xã hội và cơ cấu quản lý Ngoài ra,

hiện nay cũng có một số học giả Trung Quốc* cho rằng có hai loại cơ cấu hệ thống

giáo dục điển hình: cơ cấu hệ thống giáo dục phát triển và cơ cấu hệ thống giáo dục ức

chế

-_ Cơ cấu hệ thống giáo dục phái triển có các đặc điểm:

1/ Cơ cấu hệ thống giáo dục và cơ cấu xã hội hình thành mối liên hệ thúc đẩy lẫn

nhau Đất nước muốn thực hiện được cơng nghiệp hố, hiện đại hoá thì phải có nền

giáo dục hiện đại hoá Chính nền giáo dục này sẽ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực

hiện đại cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước Hai yếu tố này quan hệ hữu cơ và thúc

Trang 14

2/ Các yếu tố bên trong của cơ cấu hệ thống giáo dục hài hoà, cân đối với nhau, nhờ vậy nó luôn giữ được tính hợp lý trước tình hình phát triển và những biến đổi của xã

hội

3/ Cơ cấu hệ thống giáo dục hoàn tơàn mở cửa đối với hệ thống xã hội, với mục đích nhằm đáp ting mọi yêu cầu đồi hỏi của xã hội

-_ Cơ cấu hệ thống giáo dục ức chế có đặc điểm:

1/ Cơ cấu hệ thống giáo dục chỉ mở ra cho một hệ thống nào đó trong cơ cấu xã hội ( như hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá ), chịu sự khống chế của hệ thống đó và phụ thuộc vào hệ thống đó

2/ Giữa các bộ phận hoặc các yếu tố nội tại của cơ cấu hệ thống giáo dục thể hiện trạng thái khơng hài hồ

2_ CÁC MƠ HÌNH GIÁO DỤC

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích,

nghĩa vụ và quyên lợi của mọi người đân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có

tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia Giáo

dục phải đi trước một bước, giáo dục là Quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Do vậy bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến

giáo dục, làm giáo dục và xây dựng phát triển giáo dục Do tiến trình phát triển của

lịch sử và đặc thù của từng quốc gia mà sự phát triển giáo dục ở mỗi nước, ở mỗi giai

đoạn có thể có những mô hình khác nhau 2.1 Khai quát về mô hình giáo dục:

Mô hình là một khái niệm có tính đàn hồi lớn, trong phạm vi hẹp, một phương

thức cũng có thể gọi là một mô hình, ví dụ: một phương thức quản lý cũng có thể gọi

là “mô hình quản lý”, một phương thức giảng dạy, học tập cũng có thể gọi là “mơ hình

giảng dạy: ®mơ hình học tập v Mô hình giáo dục trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của một quốc gia là những tính chất, phong cách đặc trưng của nền giáo dục thuộc giai đoạn ấy Trong phạm vi rộng, có thể chỉ ra những đặc trưng cơ

bản, phong cách cơ bản của nền giáo dục của một quốc gia Trong quá trình phát triển lịch sử giáo dục ở nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới thời cận

đại và hiện nay có thể thấy có bốn mô hình phát triển giáo dục: Mô hình giáo dục

tượng trưng, hay còn gọi là mô hình giáo dục tính hoa (education for elite), mô hình giáo dục cạnh tranh hay còn có thể gọi là mô hình giáo dục vì nhân lực (education for manpower), mô hình giáo dục phục vụ, hay còn có thể gọi là mô hình giáo dục đại chúng (education for mass) và mô hình giáo dục dịch vụ, hay còn có thể gọi là mô hình giáo dục trong xã hội học tập (education in learning society)

2.2 Mô hình giáo dục tượng trưng, (mô hình giáo dục tỉnh hoa):

Mô hình này đặc trưng cho các xã hội tiền công nghiệp và nông nghiệp Trong

mô hình nay cánh cửa giáo dục cơ bản chỉ mở ra để đáp ứng quyền lợi cho giai cấp cầm quyền, cho một số ít người, phần lớn chỉ có con cháu các tầng lớp qúy tộc, địa chủ và người giàu mới có cơ hội được đi học Trong xã hội giáo dục nhà trường là hình thức giáo dục duy nhất Đặc trưng của nền giáo dục giai đoạn này là chính quy và chế độ

Trang 15

thực tế và kỹ thuật thực dụng vì cho rằng đây là những điều không được bước vào cung điện qúy tộc nho nhã Trong nền giáo dục như vậy, quan hệ thày trò là quan hệ một chiêu; thày giáo truyền đạt, học sinh tiếp thu, "học vấn” đôi khi chỉ là một dạng đối tượng để thưởng thức, hoặc chỉ là một thứ trang trí cho những người ở tảng lớp trên khoe mẽ địa vị của mình trong giao tiếp xã hội

2.3 Mô hình giáo dục cạnh tranh, (mô hình giáo dục vì nhân lực):

Mô hình này có hai nhánh Nhánh đầu được đặc trưng cho các nước tư bản Trong quá trình phát triển một xã hội công nghiệp, yêu cầu về khoa học và công nghệ đối với đào tạo nhân lực ngày đòi hỏi càng cao và càng đa dạng tương ứng với giai đoạn công nghiệp hóa, nó phản ánh đặc điểm của sự phát triển xã hội và yêu cầu đòi hỏi của công thương nghiệp Sau cách mạng công nghiệp giai cấp tư sản lớn mạnh nhanh chóng, họ yêu cầu giáo dục phải hưông về cuộc sống, đào tạo một đội ngũ nhân lực mới, tức là lớp người được giáo dục có đủ khả năng quản lý có hiệu quả nền công

thương nghiệp hiện đại và trở thành những công nhân kỹ thuật thành thạo Tính cách phát triển của công nghiệp lớn hiện đại thực tế đã tạo ra một xã hội có cuộc sống tràn

đây không khí cạnh tranh

Mô hình giáo dục cạnh tranh phù hợp với nhu cầu kỹ thuật và công nghệ của

công thương nghiệp, cần tiêu chuẩn hóa và trật tự, pháp luật Mặc dù nó cũng bồi

dưỡng phần nào tính sáng tạo độc lập, nhưng trước hết phải trung thực với giới chủ, nhân viên cơ quan ở Mỹ và giai cấp tiền lương ở Nhật đều là sản phẩm điển hình của mô hình này Mặc đù giáo dục giai đoạn này có mở rộng tuyển sinh và liên hệ rộng rãi

với đời sống xã hội để phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp hay phát triển tư

bản, đế quốc, nhưng nó chủ yếu là “thiết kế”để người được nhận giáo dục thích ứng được với xã hội; sự thỏa mãn cá nhân được đặt vào hàng thứ yếu Các loại hình thi cử nay nd da dang, tat cả những người đi học đều bị rơi vào lưới tiêu chuẩn hóa Với cách

lựa chọn theo các tiêu chuẩn này thì chỉ giữ lại những người giỏi, người không giỏi

nhất thiết bị đào thải, vì thế tính cạnh tranh trong giai đoạn này thể hiện rất mạnh Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 giáo dục trung cấp, giáo dục nghề nghiệp được phát

triển, quy mô các trường kỹ thuật, thương nghiệp và nghề nghiệp sau trung học cũng ngày càng mở rộng Trong giai đoạn này nền giáo dục ở các nước tư bản thực chất còn

thiếu giá trị nhân văn Nhánh thứ hai phát triển mạnh ở hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó phải kể đến các nước ở Đông Âu và đặc biệt là ở Liên Xô Sau cách

mạng tháng 10, Liên Xô chủ trương tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hố thông qua các quy hoạch và kế hoạch hoá tập trung để phát triển kinh tế-xã hội Đào tạo nhân lực theo kiểu nhánh thứ hai này hoàn toàn theo kế hoạch định sẩn và hầu như không có tính cạnh tranh

2.4 Mô hình giáo dục phục vụ, (mô hình giáo dục đại chúng):

là sản phẩm của giai đoạn hậu công nghiệp Trong giai đoạn này giáo dục đã

đại chúng hóa và hướng tới phổ cập hóa, nghĩa vụ hóa Giáo dục mang tính phục vụ,

Trang 16

2.5 Mô hình giáo dục dịch vụ, (mô hình giáo dục trong xã hội học tập):

Học tập suốt đời ngày hôm nay ở rất nhiều nước trong khu vực cũng như trên

thế giới không còn tồn tại chỉ là một khái niệm hay một nguyên tắc đơn thuần trong học tập, mà nó đã trở thành một trong những chìa khoá quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội Xây dựng mô hình giáo dục dịch vụ có nghĩa là xây dựng

một nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà

trong đó tất cả những yêu cầu học hành của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng Mô hình này mới ra đời nhưng nó đã tỏ ra là một mô hình hữu hiệu, nó xây dung mot xd hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn cột trụ mà trong báo cáo trình UNESCO của Uỷ ban quốc tế vè giáo dục thế kỷ XXI

đề cập đến đó là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để

làm người

Tóm lại trong tiến trình phát triển lịch sử giáo dục, việc chuyển đổi từ mô hình

giáo dục này sang mô hình giáo dục khác về cơ bản mang tính khách quan phù hợp

với sự đồi hỏi của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia trong từng giai

đoạn Mỗi mô hình giáo dục chỉ có thể phù hợp và là động lực đẩy xã hội phát triỂn

mạnh trong từng giai đoạn Vì vậy việc lựa chọn mô hình giáo dục nào để xây dựng và

phát triển ngành là việc sống còn của ngành giáo dục và đào tạo Nước ta, đưới sự lãnh đạo của Đảng, nên kinh tế đang chuyển mạnh từ nền kinh tế bao cấp kế họach hoá cao sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ

nghĩa Ngành giáo dục và đào tạo chấc chắn đã, đang và sẽ xây dựng cho mình một

mô hình giáo dục theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa - Mó hình giáo dục dịch vụ định hướng xã hội chủ nghĩa

3_ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

3.1 Khái niệm về triết lý giáo dục:

Từ “triết lý” (philosophy) có nhiều nghĩa Theo tự điển Pháp văn của Paul

Robert thì từ triết lý có đến 8 nghĩa khác nhau Theo nghĩa thứ tư trong đó thì:

“Triết lý là nguyên tắc chung làm cơ sở tho việc thực hiện, vận hành một hệ thong”! Ị

Triết lý Bido duc (philosophy of education) thudc pham tri ngit nghia nay Cac xã -hội phát triển đến một mức độ nhất định đều có hệ thống giáo dục (hiểu theo nghĩa

rông bao gồm cả giáo dục và đào tạo) của mình Hệ thống này được thiết kế, xây dựng, tố chức và vận hành, quản lý dựa trên một triết lý nhất định Cũng như đối với các hệ

thống xã hội khác, để đạt mục đích của nên giáo dục với hiệu quả cao, việc thiết lập cơ

cấu, cơ chế cùng và điều hành, quản lý hệ thống giáo dục đều phải dựa trên triết lý giáo

dục đã xác định

- Theo khoa học phân tích hệ thống thì “hệ thống lớn” là lớn về quy mô và phức tạp về quan hệ trong bản thân hệ thống cũng như đối với các hệ thống khác Hệ thống giáo dục của một nước là hệ thống lớn Để quản lý một cách toàn bộ, trong thời đoạn dài hệ thống này phải có “triết lý” Trên cơ sở triết lý sẽ xây dựng được một cách nhất

quán các chính sách (policy, có thể nói là đường lối - chính sách để tránh nhầm lẫn với

Trang 17

các chính sách cụ thể), các chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án

cụ thể để quản lý hệ thống Quan hệ giữa triết lý và các công cụ quản lý hệ thống có

thể quan niệm như tại hình 1.2 sau day

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa “triết lý giáo dục” với các công cụ quản lý hệ

thống giáo dục

Triết lý Giáo dục

—— TỐ] “mm

- Quan hệ với - Cơ cấu hệ thống - Đường lối - chính sách các hệ thống - Cơ chế quản lý - Chiến lược

xã hội khác hệ thống - Quy hoạch, kế hoạch,

chương trình, dự án

Theo một số tác giả? thì thuật ngữ “triết lý giáo dục” còn được sử dụng xuất phát từ nhận định về tầm quan trọng và tính phức tạp của hệ thống giáo dục của một xã hội Hệ thống này đặt ra những câu hỏi lớn như: giáo dục ai? giáo dục gì? giáo dục như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi này không thể chỉ đùng các phương pháp thực nghiệm dựa trên dữ liệu và sự kiện đã có trong thực tế Cùng với các phương pháp này còn phải

dùng các phương pháp suy luận triết học Một thí dụ vẻ triết lý giáo dục thường được

dẫn giải là chủ thuyết của Platon, triết gia vào giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước công nguyên, về phân loại đối tượng giáo dục Platon cho rằng con người đã được sinh ra với những khả năng khác nhau về trí lực và thể lực Giáo dục phải phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của con người Do đó hệ giáo dục tốt, trong một xã hội lý tưởng do Platon giả định, phải gồm 3 loại: giáo dục cho người lao động sản xuất; giáo dục cho lính tráng và giáo dục cho người cai quản xã hội Chủ thuyết này của Platon đã gây nhiều tranh cãi từ lác được đem ra, trong thực tế là dựa chủ yếu vào suy luận triết học của Platon Xã

hội trong đó Platon thiết kế mô hình hệ thống giáo dục là một xã hội do Platon tưởng tượng ra và đặt tên là “nước cộng hoa” (republic)

Ngày nay xã hội loài người đã qua nhiều thời kỳ phát triển Thực tế và kinh nghiệm

giáo dục đã rất phong phú Tuy nhiên để phát triển một hệ thống giáo dục tương lai thì

vẫn còn nhiều ẩn số Việc tìm tòi những ẩn số này đòi hỏi, cũng như trước đây, một mặt phải thông qua kinh nghiệm và thực nghiệm, mặt khác phải sử dụng suy luận triết học Triết lý giáo dục là kết quả vận dụng cả hai phương pháp đó

Trong quá trình lịch sử phát triển giáo dục tại các xã hội khác nhau, tuỳ thuộc tình hình phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, nhiều triết lý giáo dục đã được

đề xuất và thực hiện Trong những thế kỷ cận đại và hiện đại những triết lý giáo dục phổ biến nhất là:

= Gido duc vi tinh hoa (education for elite), “ Giáo dục vì nhân yc (education for manpower), = Giáo dục đại chúng (education for mass),

Trang 18

= Gido duc trong x4 hdi hoc tap (education in learning society)

Về nội dung và phương pháp giáo dục các nhà nghiên cứu phân biệt các triết lý

giáo dục như sau:

Triết lý giáo dục dựa trên chủ nghĩa sinh tồn (existentialism),

Triết lý giáo dục dựa trên chủ nghĩa hiện tượng (phenomenologím),

Triết lý giáo dục dựa trên chủ nghĩa phê phán (critical theory),

Triệt lý giáo dục đựa trên nhận thức luận (epistemology)

Trong phạm vi tài liệu này chỉ để cập đến triết lý giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, liên quan trực tiếp tới vấn dé cơ cấu và cơ chế hệ thống giáo dục của một quốc gia

3.2 Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý Giáo dục tỉnh hoa:

Trong tất cả các xã hội đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, hoạt động

giáo dục và đào tạo, gồm các hoạt động học và hoạt động dạy với những hình thức, phương pháp, phương tiện, phương thức khác nhau, là hoạt động phổ biến trong toàn xã hội đo các cá nhân, các cộng đồng, các tổ chức trong xã hội thực hiện Trong các hoạt

động này cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể trực tiếp tổ chức và quản lý một bộ phận Bộ phận này thường được gọi là hệ thống giáo dục quốc dân (national

educational system), hoặc hệ thống giáo dục chính quy (formal educational system)

Sự khác nhau về triết lý giáo dục chính là sự khác nhau trong việc tổ chức và quản lý hệ thống này

Tương ứng với từng trình độ phát triển kinh tế, xã hội chỉ có thể đành cho cơ

quan quản lý nhà nước một số nguồn lực nhất định để đầu tư cho giáo dục Lúc nguồn

lực này còn hạn chế, để sử dụng nó một cách hiệu quả cho toàn xã hội, nhiều quốc gia đã vận dụng “triết lý tỉnh hoa”, tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân theo phương châm

ít mà tỉnh Triệt lý này một mặt tương ứng với khả năng cụ thể của xã hội, mặt khác phù hợp với quyền lợi của giai cấp cầm quyền nhà nước Có thể nói rằng trong tất cả các xã hội nông nghiệp và tiền kỳ công nghiệp hệ thống giáo dục của tất cả các nước

đều là giáo dục tỉnh hoa Hệ thống trung học và đại học ở các nước phương tây, hệ

thống các trường “quốc tử giám” của các nước phương đông theo nho học là những

điển hình của triết lý này

Điều đáng chú ý là trong một quốc gia hệ thống giáo dục tinh hoa chính thức hầu như luôn luôn thường được sự bổ trợ và hợp tác của bằng các hình thức và hệ thống phi chính thức Platon là người đã sáng lập trường Lycée tỉnh hoa nổi tiếng của đô

thành Athens đào tạo nên các nhà bác học nổi tiếng của thời kỳ cổ đại như Aristota, Theophrast, nhưng Platon lại đồng thời là người chủ trì trường Peripateci limg danh dé phổ biến kiến thức cho đông đảo nhân dân Platon dành thì giờ buổi sáng để dạy Lycée, buổi tối cho Peripateci với phương thức vừa giảng vừa dạo chơi với học trò

Cũng như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam, bên cạnh mội số rất ít trường quốc

Trang 19

trung học sơ cấp Tuy nhiên theo triết lý tinh hoa thì các hệ théng phi tinh hoa chi có vị trí bổ trợ Hình 1.3 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý giáo dục tỉnh hoa HỆ THỐNG GDTINHHOA lạ_p Các hệ thống GD bổ trợ Các hệ thống GD bổ trợ

3.3 Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý giáo dục vì nhân lực:

Hoạt động giáo dục hiểu theo nghĩa rộng (tức bao gồm cả đào tạo) cung cấp một

bộ phận quan trọng của nhân lực cần thiết cho hoạt động kinh tế - xã hội Trong các xã

hội nông nghiệp và thủ công nghiệp việc đào tạo nhân lực có thể thực hiện bằng đào

tạo đơn giản hoặc kèm cặp trong quá trình sản xuất Tại đây quan hệ giữa giáo dục và

nhân lực chưa rõ Trong quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ yêu cầu về khoa

học và công nghệ đối với nhân lực ngày càng cao Để đáp ứng các yêu cầu này nhân lực cần được đào tạo một cách công phu, theo quy trình chặt chẽ và với thời gian tương đối dài

Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ càng phát triển thì nhu cầu nhân lực càng tăng về số lượng và chất lượng Thông tin về hiện trạng và dự báo về thị trường nhân lực ngày càng phát triển, yêu cầu đào tạo nhân lực đối với hệ thống giáo dục càng rõ ràng Một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục, trước hết là các cơ sở giảng dạy các kiến thức có khả năng trực tiếp phục vụ sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lý được thu hút

vào công tác đào tạo Hiện tượng này đã diễn ra nhanh chóng trong các nước công nghiệp phương tây Trong thời kỳ gia tốc cơng nghiệp hố, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, vốn bắt nguồn từ các hệ thống giáo dục của các nước châu Âu, đã kết hợp triết lý giáo dục tỉnh hoa với giáo dục vì nhân lực

Đặc biệt ở Liên Xô, trong sự nghiệp cơng nghiệp hố sau cách mạng, sự nghiệp

phát triển kinh tế theo phương thức kế hoạch hoá tập trung, nhu câù nhân lực cho phát

triển được thể hiện rõ theo các quy hoạch dài hạn và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh

tế - xã hội Hệ thống giáo dục Liên Xô được xây dựng trong bối cảnh chung đó và đã

trở thành một điển hình rõ rệt về hệ thống giáo dục theo “triết lý vì nhân lực” Tuy nhiên một bộ phận quan trọng giáo dục tỉnh hoa vẫn được duy trì trong một số trường trung học năng khiếu và đại học quốc gia Bản thân yêu cầu nhân lực cao về khoa học, công nghệ, quản lý cũng là một yêu cầu quan trọng về nhân lực Hệ thống giáo dục này

đã góp phần quyết định vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, xây dựng sức

mạnh quốc phòng và tiểm năng khoa họẻ và công nghệ của Liên Xô

{

Trang 20

Hình 15 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý giáo dục đại chúng 1 1 1.1.2 Hệ giáo dục Hệ giáo đại chúng dục tỉnh hoa Hệ đào tạo nghề nghiệp

3.5 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý xã hội học tập:

Bước vào thế kỷ 21 nhân loại đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng

có Kiến thức khoa học, kỹ năng công nghệ, khả năng sản xuất, kinh doanh, quản lý của con người tăng tiến với tốc độ vô cùng nhanh chóng Những điều kiện đảm bảo cho toàn thể nhân loại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hầu như đã đạt được hết Tuy nhiên trong thực tế nhân loại lại đang đối mặt với những khó khăn hầu như không thể khắc phục một cách dễ dàng Nghèo đói, ngu dốt, áp bức, bóc lột, chiến tranh, khủng bố, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, tai biến môi trường đang đè nặng lên nhân loại và

Trái Đất, ngôi nhà chung của con người Jacques Delore, Chủ tịch Uỷ ban quốc tế vẻ

giáo dục thế kỷ 21 đã nói:

“Thế kỷ của chúng ta được đánh dấu bởi những tiếng gào thét và sự giận dữ nhiều hon là những tiến bộ kinh tế xã hội, không những thế những tiến bộ này lại không dược chia sẽ đồng đêu “

Thế kỷ Jacques Delore nói đấy là thế kỷ 20 Thế kỷ 21 hôm nay hình như lại nhiều tiếng gào thét giận đữ và hiện tượng bất công hơn

Làm sao để khai thác các cơ hội và ứng phó với thách thức nêu trên? Để tiến tới việc

đó điều quan trọng nhất là phải phát triển giáo dục Giáo dục là phương thức chính yếu có thể mang lại sự phát triển nhân cách tốt đẹp, thiết lập những quan hệ cần có giữa các

cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia Nền giáo dục này phải là nên

giáo dục đại chúng, cho tất cả mọi người trong mọi xã hội Không những thế nền giáo

dục này lại phải là nên giáo dục suốt đời, để mọi con người ở mọi nơi, mọi lúc đều

được hưởng phúc lợi giáo dục, cụ thể là về nhân cách, về việc làm, mà xã hội có thể

mang lại cho họ Xã hội làm được việc đó được gọi là xã hội học tap (learning

society) Chủ thuyết xã hội học tập có thể xem là triết lý giáo dục của thời đại hiện nay

Theo triết lý này nền giáo dục của thời đại mới phải dựa trên 4 yêu cầu sau đây của

việc học : học để biết; học để làm; học để xây dựng nhân cách và học để chung sống

với đồng loại” Xuất phát từ các tư tưởng nêu trên đó, Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế

ky 21 da vach ra nguyén tắc xây dựng nền giáo dục hiện nay và trong những năm sắp

tới Nguyên tắc đó là học suốt đời, hoặc nói cách khác là giáo dục suốt đời Hệ thống giáo dục mới phải phục vụ nguyên tắc đó và trở thành một hệ thống giáo dục kết hợp

chặt chẽ giáo dục trong nhà trường chuẩn bị cho con người bước vào đời, giáo dục sau

Trang 21

Hinh 1.4 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý giáo dục vì nhân lực Yêu cầu nhân lực của Hệ Yêu cầu à THÔNG nhân lực : ’ nganh GIAO DỤC của VÌ NHÂN ngành LỰC Yêu cầu Yêu cầu nhân lực nhân lực của các của các cấp cấp

3.4 Cơ cấu hệ thống giáo dục và triết lý giáo đục đại chúng:

Trong các xã hội đã đạt tới một mức phát triển nhất định vé kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của đa số nhân dân được cải thiện, nhận thức về giá trị của giáo dục được nâng cao, yêu cầu được hưởng thụ một nền giáo dục tốt của người dân

trở thành phổ biến Mặt khác, tiến bộ về sản xuất, dịch vụ, kinh đoanh đòi hỏi đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ ngày càng cao về khoa học và công nghệ, tạo nên trong

xã hội những đồi hỏi rộng lớn về giáo dục Tình hình nêu trên đã tạo ra yêu cầu phải có hệ thống giáo dục đại chúng (mass education), tạo điều kiện học tập thuận lợi cho đông đảo nhân dân, để tất cả moi người được học, phát huy nhân cách của mình và đáp ứng yêu cầu to lớn, đa dạng của thị trường nhân lực trong một xã hội đang phát triển mạnh

Hệ thống giáo dục của nước Mỹ từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước

đã có những đặc điểm rõ rệt của giáo dục đại chúng: giáo dục được phổ cập ở bậc cao,

đào tạo nghề nghiệp mở rộng khắp mọi nơi, đại học và cao đẳng đa dạng về tổ chức, đa trình độ về chuyên môn Hệ thống giáo dục này tỏ ra rất thích hợp với các quốc gia có

nền kinh tế thị trường và có trình độ khao học và công nghệ cao Nhiều nước đang phát

triển đã tiếp thu triết lý giáo dục này Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số nước

châu Âu từ chỗ trước đó thường đánh giá thấp nền giáo dục của Hoa Kỳ, cũng đã tiếp

thu kinh nghiệm của quốc gia này về hệ thống giáo dục đại chúng Các bậc học như cao học ö trình độ sau đại học, cao đẳng cộng đồng, vốn chỉ phát triển tại Hoa Kỳ, đã

dan dan trở thành phổ biến tại nhiều nước ở chau Au va chau A

Tuy nhiên trong hệ thống giáo dục theo triết lý giáo dục đại chúng không phải chỉ có bộ phận giáo dục với quy mô lớn, chất lượng đa dạng, nội dung, phương pháp và phương thức giáo dục tự do, linh hoạt Cùng với bộ phận giáo dục mở rộng này còn có bộ phận giáo dục tính hoa, quy mô nhỏ nhưng chất lượng rất cao Hệ thống đại học của Hoa Kỳ là thí dụ hết sức điển hình Bên cạnh hàng nghìn trường cao đẳng cộng đồng,

với chất lượng ở mức phổ cập, có hàng trăm đại học của các bang với chất lượng cao và hàng chục đại học nghiên cứu với trình độ vào loại cao nhất trên thế giới Song song

với hệ thống giáo dục có hệ thống đào tạo nghề do các tập đoàn, các cơ sở sản xuất,

kinh doanh trực tiếp quản lý, cung cấp nhân lực theo yêu cầu cụ thể của các tổ chức

này

Trang 22

nhà trường lúc con người đã gánh những trách nhiệm sản xuất, phục vụ, quản lý trong xã hội và giáo dục giúp họ chuyển đổi các trách nhiệm này lúc cần thiết

Hệ thống giáo dục này trước hết phải có các đặc điểm của hệ thống giáo dục đại

chúng, trong đó có bộ phận giáo dục ngoài nhà trường rộng lớn và vững mạnh Hệ

thống này còn phải gắn chặt với hệ đào tạo và đào tạo lại căn cứ vào yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự báo diễn biến của các hoạt động này Phương thức giáo dục và đào tạo phải dựa vào tự học của học viên và tận dụng các thành quả của công nghệ tin học Hình 16 Cơ cấu hệ thống giáo dục theo triết lý xã hội học tập 1.1.3 Hệ giáo dục đại chúng - Hệ GD chuẩn bị vào cuộc sống

- Hé giao duc trong cuộc

Trang 23

4 ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIÊN MƠ HÌNH CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO

DỤC CỦA NƯỚC TA TRONG THƠÌ GIAN TỚI

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 của nước ta được thông qua tại Đại hội IX cla Dang CSVN đã xác định mục tiêu tổng quát:

“Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn

hoá, tỉnh thân của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và

công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiêm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thếchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”, : :

Nghị quyết cũng đề ra những yêu cầu về cơ cấu hệ thống giáo dục:

“Điều chỉnh cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp yêu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và các mục tiêu chiến lược”

Về cơ cấu bậc học, cơ cấu các bậc học cơ bản do Luật giáo dục 1998 xác định về cơ bản phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay cũng như trong một hai thập kỷ tới, đồng thời mang những nét chung của hệ thống giáo dục của nhiều nước trên thế giới.Tuy nhiên riêng cơ cấu các phân hệ giáo dục đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cần có sự điều chỉnh và hoàn thiện nhằm bảo đảm yêu cầu liên thông và nhu cầu đàơ tạo nhân lực của đất nước trong thời kỳ CNH&HĐH

Về cơ cấu ngành nghề cần thay đổi về quan niệm ngành, về danh mục ngành,

quan hệ giữa các ngành Cơ cấu ngành hiện nay mang nặng các đặc tính của hệ thống

đào tạo trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung

Về cơ cấu vùng cần soát xét lại và điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng trong khoảng 2 thập kỷ tới

Về tổng thể cơ cấu hệ thống giáo dục cần tiếp nhận triết lý xã hội học tập Những vấn đề cơ cấu hệ thống giáo dục cần được xem xét xuất phát từ yêu cầu hiện

nay và xu thế giáo dục và đào tạo trong các thập kỷ tới là: - Quan hệ giữa giáo dục tỉnh hoa và giáo dục đại chúng, - Quan hệ giữa nâng cao đân trí và đào tạo nhân lực

- Quan hệ giữa hệ thống giáo dục và hệ thống đào tạo trong xã hội học tập ở nước ta,

- Quan hệ giữa hệ giáo dục theo phương thức truyền thống và hệ tự học,

Trang 24

- Quan hệ giữa hệ giáo dục trong tuổi trẻ và hệ giáo dục khi đã trưởng thành,

- Quan hệ giữ hệ giáo dục và đào tạo theo yêu cầu đã rõ và hệ theo xu thế dự báo

- Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng

Hệ thống giáo dục tương lai cân có cơ cấu thích hợp để thực hiện các chức năng sau với những mối quan hệ như trình bày tại hình 1.7 sau đây

Hình 1.7 Các chức năng cần có của hệ thống giáo dục của nước ta trong thời gian tới

Đào tạo Giáo dục Giáo dục

phân lực tinh hoa & đào tạo đã có nhu ngoài ` cầu trường ` GIÁO DỤC ĐẠI CHÚNG Đào tạo lại, đào tạo theo dự báo, đổi nghề

Nghiên cứu cải tiến cơ cấu hệ thống giáo dục là nhiệm vụ quan trong về giáo

dục và đào tạo đã được Đại hội IX của Dang xác định Để đề xuất được cơ cấu hệ

thống giáo dục và đào tạo hợp lý, sát hợp với thực tiễn Việt Nam cần xem xét kỹ kinh nghiêm thực tiễn của nước ta và tham khảo đầy đủ các xu thế phát triển giáo dục trên thế giới Triết lý giáo dục phản ảnh một cách tổng hợp các kinh nghiệm đã có và xu thế đang diễn ra

Trang 25

II SƠ LƯỢC VỀ QUA TRINH PHAT TRIEN HE THONG GIAO DUC 6

NUGCTA

1

Trong suốt gần 4000 năm lịch sử đân tộc nền giáo dục Việt Nam nói chung va hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng đã từng trải những bước thăng trầm, những đổi

thay gắn liền với những bước chuyển trong các giai đoạn phát triển của lịch sử

Khởi đầu từ thời kỳ tiền nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, ở nước ta đã hình thành một nên văn hoá bản địa với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được chứng cớ cho thấy sự ra đời của chữ viết và cũng chưa thể có việc tổ chức dạy và học mang tính hệ thống ở thời kỳ này Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Hà Văn Tấn trình bày trong cuốn Chữ trên đông, chữ mới ra gần đây, cho rằng: sự thống nhất về bản sắc văn hoá giữa các bộ phận cư dân là tiền để cho sự ra đời của chữ viết mà chữ viết là cơ sở cho việc hình thành và phát triển của các loại

hình giáo dục $

Từ năm 111 TƠN, nước ta bị cdc triéu đại phong kiến phương Bắc thôn tính, mở đầu cho thời kỳ Šần 1000 năm Bắc thuộc Để thực hiện chính sách cai trị và đồng hoá của chính quyền phương Bắc, chữ Hán và nền giáo dục sĩ tộc được đưa vào nước ta Nền giáo dục sĩ tộc chỉ hạn chế trong bộ phận con cháu tầng lớp quan lại của chính quyển đô hộ Lần đầu tiên, nước ta bắt đầu biết đến chữ viết - loại văn tự chữ Hán Người có công phổ biến chữ Hán ở nước ta thời kỳ này là Sĩ Nhiếp Mặc dù ông là người gốc Hán, nhưng để tô lòng biết ơn về công lao đối với việc làm trên, dan gian ton

ông làm "Nam Giao học tổ” Tuy đã xuất hiện một số hình thức tổ chức dạy học, song

với quy mô nhỏ, phân tán với một số đối tượng hạn chế nên có thể nói thời kỳ này ở nước ta hệ thống giáo dục vẫn chưa thực sự ra đời

Về thời điểm ra đời của hệ thống giáo dục ở Việt Nam, theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, năm 1076, khi nhà Lý khởi lập Quốc Tử Giám được xem là

điểm mốc đánh dấu cho sự ra đời của Hệ thống giáo dục Việt Nam

Để thấy được quá trình hình thành và phát triển của giáo dục Việt Nam kể từ khi

ra đời (1076) cho đến nay, trong phần viết này chúng tôi tập trung chủ yếu phân tích sự

chuyển dịch của các hệ thống giáo dục theo ba thời kỳ như sau:

- Thời kỳ Phong kiến ( 1076-1885 ) - Thời kỳ Cận đại ( 1985-1945 )

~_ Thời kỳ Hiện đại ( 1945- đến nay )

1 THỜI KỲ PHONG KIẾN (1076 - 1885)

Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ phong kiến đặc trưng cho giáo dục Nho học là

chủ yếu Bên cạnh giáo dục Nho học có sự tồn tại các loại hình giáo dục của Phật giáo và Đạo giáo Tuy có sự khác biệt song các loại hình giáo dục trên không có sự bài trừ lẫn nhau Đặc biệt, Tam giáo thịnh vượng nhất là dưới thời Lý - Trần, triều đình nhiều lân đứng ra tổ chức kỳ thi Tam giáo bao gồm cả 3 nội dung Nho - Phật - Đạo Tuy nhiên, các triều đại phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nền giáo dục Nho học nhờ đó được bảo vệ, dung đưỡng, duy trì, củng cố, dần trở thành hệ thống giáo dục chính thống và bao trùm trong suốt thời kỳ phong kiến

Trang 26

em dân thường học giỏi ở các tỉnh huyện Hệ thống giáo dục Nho giáo bắt đầu mở rộng ra Ở các địa phương với đối tượng rộng rãi hơn trong các tầng lớp nhân dân

Thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triêu, hệ thống giáo dục phân thành hai mảng: Đàng Trong và Đàng Ngoài Mô hình Nho giáo vẫn được coi là giáo dục chính thống nhưng đã trở nên vơ cùng suy thối bởi nạn mua quan bán tước (Tiến sĩ giấy, Sinh đồ ba quan), phản ánh những rối loạn, suy đồi của các thể chế chính trị-xã hội đương thời

Sau khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành công năm 1876, vua Quang Trung xuống

Chiếu khuyến học, hệ thống giáo dục nhờ đó được khôi phục và mở rộng Thành quả này chưa kịp phát huy thì vua Quang Trung đột ngột qua đời, đất nước lại lâm vào tình trạng nội chiến: thời Tây Sơn - Nguyễn Ánh Năm 1802, sau khi lên nắm quyền, triều đình Nguyễn tái thiết lập hệ thống giáo dục Nho giáo trong phạm vi cả nước, khuyến

khích giáo dục - khoa cử phát triển

Năm 1858, sau khi đánh chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp coi việc xoá bỏ nền giáo dục Nho học là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chính sách cai trị và đồng hoá về văn hoá Tính cho đến năm 1919, sau khoa thi cuối cùng về cơ bản hệ

thống Nho học bị bãi bỏ trên phạm vị toàn quốc

Hệ thống giáo dục Nho học, trên cơ sở lấy kinh điển Nho giáo làm nội dung

giảng dạy, phân thành các bậc học như sau: 8 tuổi học sách Hiếu kinh, Trung kinh ;

12 tuổi học sách Luận Ngữ, Trung dung, Đại học ; 15 tuổi học sách Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân thu, Chư tử

Có hai loại hình trường: trường công và trường tư Trong đó, nhà nước chỉ quân lý trực tiếp đối với các trường công ở kinh đô và một số ít trường công ở các tỉnh, phủ và huyện ; Trường tư phổ biến ở các làng xã do nhân dân đóng góp xây dựng, tự hoạt động ngoài sự quản lý của nhà nước phong kiến tập quyền

Qua vài nét sơ lược trên đây chúng ta thấy: cơ cấu bậc học, cấp độ quản lý của hệ thống giáo dục Nho học là hết sức đơn giản, mang tính chất ước lệ Vì yếu tố có tính cốt yếu trong hệ thống giáo dục Nho giáo chính là hệ thống khoa cử

Thực ra, dưới thời phong kiến có nhiều hình thức thi cử: thi văn, thi v6 va thi lai viên, nhưng thị văn hay còn gọi là khoa cử Nho học vẫn là quan trọng nhất

Có thể khái quát cơ cấu hệ thống khoa cử thời phong kiến bằng sơ đồ đưới day: (xem

sơ đồ 2.1 )

Nhìn vào sơ đồ 2.1 có thể thấy hệ thống khoa cử Nho học được chia làm 3 cấp:

thi Hương, thi Hội, thi Đình Thi Hương là thi cấp địa phương ( huyện, phủ ) ; thi Hội là cấp thi toàn quốc; thi Đình là kỳ thi do nhà vua trực tiếp đứng ra tổ chức hay còn gọi là điện thí

Dé được tham dự vào các kỳ thi, các sĩ tử phải tuân theo các thủ tục, quy định và điều kiện như sau:

Muốn tham dự kỳ thi Hương, các sĩ tử trước hết phải qua một kỳ thi sát hạch gọi là khảo thí, được Lý trưởng ở địa phương xác nhận lý lịch và gửi danh sách lên hội :

Trang 27

Sơ đồ 2 1: Hệ thống thi cử thời phong kiến”)

* Đệ nhất giáp: Tam khôi 1 Trạng Nguyên L—————————y | 2.Bảng nhãn THI ĐÌNH 3 Thám hoa * Đệ nhị giáp: Hoàng giáp * Đệ tam giáp:

Đỗ 4 trường mới được 1 Tiến sĩ xuất thân

vào thi Dinh 2 Đồng tiến sĩ xuất thân 3 Phó bảng (từ thời Nguyễn) - Trường 4 Trường 3 Trường 2 Trường 1 4 THI HOI

Đỗ Cử nhân mới được

vào thi Hội

+ Đỗ đầu: Giải Nguyên

⁄ + Đỗ bậc cao: Hương Công Trườnga _ (Cửmhm —_ Trường 3 3 + Đôc bậc dưới: Sinh đồ (Tú tài) Trường 2 Trường 1 THI HƯƠNG

Nguồn : Nhà trường phổ thông Việt nam qua các thời kỳ lịch sử - NXB đại học quốc gia Hà nội- 2001

M

đồng thi Hương Thi Hương chia làm bốn trường, trong đó thí sinh phải đỗ đủ cả 4 trường đạt bậc Cử nhán trở lên mới được tham gia thi Hội, đỗ đầu gọi là Giải nguyên, đỗ bậc cao gọi là Cử nhân, đỗ bậc dưới gọi là Tú tài

Thi Hội được phân ra làm 4 trường, trong đó thí sinh phải đỗ cả 4 trường đủ điều kiện tham gia thi Đình

Thị Đình không chia ra làm các trường như thi Hương, thi Hội nhưng phân ra thành nhiều cấp bậc đỗ đạt từ cao thấp như sau:

© Nha trường phổ thơng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nguyễn Đăng Tiến, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001, Tr 41

Trang 28

+

- Đệ nhất giáp (bay còn gọi là Tam khôi) có 3 hạng: đỗ đầu là Trạng Nguyên, thứ

đến Bảng nhãn, Thám hoa

- Đệ nhị giáp có một hạng duy nhất là Hoàng giáp

- Đệ Tam giáp cũng có 3 hạng: Tiến sĩ suất thân, Đông tiến sĩ suất thân, và cuối cùng là Phó bảng

Thực chất, khoa cử chỉ là một trong những loại hình đánh giá, đi liền đánh giá là việc phân biệt thứ hạng cao thấp thông qua hệ thống văn bằng, cấp bậc: Ví dụ, trong hệ thống khoa cử Nho học tương đương với 3 cấp thi hương, thi hội, thi đình thì có 3 loại bằng cấp tiến sĩ, cử nhân, tú tài Tuy nhiên, trong mỗi cấp lại phân ra thành các bậc cao thấp, đỗ cao nhất trong thi tiến sĩ thì gọi là Trạng nguyên, thứ đến là Bảng nhãn, Thám

hoa v.v ¢

Giáo dục phong kiến đặc biệt để cao khoa cử vì khoa cử là biện pháp quan trong bac nhat{dé phát hiện và tuyển chọn hiển tài ra làm quan cai trị giúp vua giúp nước

ˆ Thái độ để cao đối với giáo dục - khoa cử của các vua chúa phong kiến được sử

sách ghi lại :

Năm 1434, Lê Thánh Tông chiếu định phép thi Hương và thi Tiến sĩ có đoạn:

“Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thì cử là hàng đâu" (Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến chương loại chí, Khoa Mục chí - TIII, tr10)

Sắc dụ năm 1499 dưới thời Lê Hiến Tông chỉ ra rằng: “Nhân tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí mạnh thì thế đạo mới thịnh Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có Cho nên đời xua mở khoa thi chọn người tài giỏi tất phải nghiêm ngặt về quy tắc trường thi, cẩn thận về việc dân tên giữ kín, có lệnh cấm không được bảo nhau nghĩa sách, không được viết thư trao đổi với

nhau”

Thế ky XIX, triều Nguyễn rất mực chú tâm phát triển giáo dục - khoa cử Năm

1822, sau khi lên nốt ngôi, vua Minh Mệnh có lời dụ đối với khoa cử như sau: “Khoa thi Hội này là khoa thi đâu tiên, là điển lỄ quan trọng, các ngươi nên nhất mực công

bằng, đừng phụ lời khuyên của trẫm”

Tuy nhiên, thái độ để cao khoa cử qua mức đã làm cho nền giáo dục phong kiến bị hư hoại Những hoạt động đóng góp về tư tưởng - học thuật không được chú tới, thay vào đó là thói háo danh, hữu danh vô thực Khoa cử trở thành những nấc thang tiến

thân của giới trí thức với nhiều tệ nạn sách vở, hư danh, kinh viện, xa rời thực tiễn giáo

dục Có thể coi đây là một trong những hạn chế có tính cố hữu của hệ thống giáo dục Nho học tồn tại dai dẳng ở nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến

2 THOIKY CAN DAI (1885 - 1945)

Nam 1858, sau khi nổ súng xâm lược Nam kỳ, thực dân Pháp từng bước đặt ách đô

hộ lên toàn cõi nước ta Trong suốt thời kỳ cận đại, để phục vụ chính sách cai trị và

Trang 29

{

2.1 Giai đoạn 1858 - 1885:

Sau khi thôn tính được 3 tỉnh miền Đông (1862), tiếp đến là 3 tỉnh miền Tây (1867), Nam kỳ coi như nằm đưới quyền kiểm soát của thực dân Pháp Không đợi đến khi xâm lược xong toàn bộ Nam kỳ, ngay từ năm 1861 sau khi chiếm được Chí Hoà, người Pháp đã tính đến việc mở trường đào tạo thông ngôn Ngày 21-9-1861 Chính quyền cai trị thực dân Pháp đã thành lập trường Bá Đa Lộc

Lúc đầu, do trước nhu cầu bức thiết của việc cai trị và đồng hoá, người Pháp nơn nóng xố bỏ chữ Hán và hệ thống giáo dục Nho học, thay vào đó là hệ thống Tân học, dạy tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ vào giảng dạy Tuy nhiên Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các sỹ phu yêu nước và quần chúng nhân dân nên ý đồ đó không thể

thực hiện nhanh chóng được

Sau những thất bại ban đầu, tháng 3 - 1879 toàn quyền Pháp La Phông Ten ký một quyết định tổ chức giáo dục ở Nam kỳ theo mô hình Pháp với hệ thống 3 cấp bao gồm:

Cấp I : học 3 năm

Cấp H: học 3 năm Cấp II: học 4 năm

Trong đó, mỗi huyện sẽ có 1 trường cấp 1, có khoảng 20 trường cấp I và 6 trường cấp

2, trường Bá Đa Lộc chuyển thành trường cấp 3

Đối với trường Hán học bước đầu vẫn duy trì ở các làng nhưng nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà chức trách Tuy nhiên để thực hiện âm mưu dân xoá bỏ chữ

Hán và hệ thống giáo dục phong kiến, năm 1882 cầm quyền Pháp ra nghị định buộc

phải dùng chữ Quốc ngữ trong mọi văn bản giấy tờ

Như vậy, trong khoảng 25 năm trên đất Nam kỳ đã tồn tại song song cả loại hình hệ thống giáo dục Nho học phong kiến và hệ thống Tân học của chính quyền thực dân Pháp

2.2 Giai đoạn 1886 - 1919:

Sau một phần tư thế kỷ xâm lược và bình định nước ta, thực dân Pháp về cơ bản đã

dựng lên được một hệ thống giáo dục mới trên đất Nam kỳ Do còn phải đối mặt với

các cuộc đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung kỳ nên tại đây việc tổ chức giáo dục

còn chưa có quy củ Giai đoạn này, Pháp thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, nhằm tổ chức hệ thống giáo dục trên phạm vi cả nước

Năm 1903, tồn quyền Pơn Bơ ký nghị định thành lập hội đồng nghiên cứu cải cách giáo dục, nhưng đến tận năm 1910 mới chính thức tiến hành cải cách

Cuộc cải cách tạo dựng mối quan hệ móc xích giữa 2 hệ thống giáo dục nho học

phong kiến bản xứ và hệ thống giáo dục Pháp -Việt Trong đó, tại các trường bản xứ việc dạy chữ Hán và các kỳ thi vẫn được duy trì Nhưng ngoài phần chữ Hán, phải dạy

thêm phần đạy chữ Pháp và Quốc ngữ ( lấy trong chương trình chữ Pháp và Quốc ngữ của trường Pháp - ViệU Do đó, học sinh sau khi hoc xong tiểu học, trung học ở trường bản xứ có thể thi Hương, cũng có thể theo học trường tiểu, tiếp theo là trung học ở trường Pháp - Việt Như vậy, giáo dục Pháp -Việt sẽ xâm nhập mạnh mẽ vào hệ thống

giáo dục phong kiến bản xứ, tiến tới xố bỏ hồn tồn hệ thống giáo dục nho học phong kiến

Trang 30

Bảng 2.1 Hệ thống trường Pháp - Việt Tiểuhọc | Trường |Họcsinh | Trung Trường | Học sinh học Chú thích Sơ học 391 26.038

Cao đăng Số lượng

Sơđẳng | 194 19.615 Tiéu hoc 4 1420 trường

Kiêm bị 3.808 Quốc học 1 |67 Kiém bị chưa có Cộng 785 49.461 5 487

Bảng 2.2 Hệ thống trường bản xứ

Loại trường Trường Học sinh Chú thích

Au hoc 14.124 Các trường tiểu

Tiểu học 837 3.704 hoc, trung học

Trung học 1.186 chưa có số lượng Cộng 837 19.014

Bảng 2.3 Học sinh trúng tuyển qua các kỳ thi '

Ky thi Bac kỳ Trung ky Nam ky Chú thích

Thí Trúng Thí Trúng Thí Trúng

sinh tuyển sinh |tuyển |sinh tuyển

Tiéuhoc | 547 280 Thi huong ném

Trung hoc 23 7 | 82 45 1815 có 40 cử nhân, 120 tú tài Thi hương | 1886 | 160

(1), (2), (3): Rapport au Conseil du Gauver nment - Ha noi, 1916, tr.15

Số liệu trên cho thấy số lượng học sinh học và thi ở trường Pháp - Việt đông gấp đôi số học sinh trường bản xứ

Tuy chấp nhận sự tổn tại song song của cả hai hệ thống giáo dục nho học phong kiến và hệ thống giáo dục Pháp - Việt, nhưng chính quyền bảo hộ vẫn giáo diết

đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị cho việc loại bỏ chữ Hán và nền giáo dục Nho học phong kiến :

- Năm 1869, lập ban nghiên cứu viết văn phạm tiếng Pháp bằng tiếng Việt - Năm 1874, quyết định cải tổ giáo đục ở Nam Bộ

- Từ năm 1882, ở Nam Bộ dùng tiếng Việt trong các văn bản

Trang 31

- Năm 1917 ban hành bộ luật đầu tiên về giáo dục cho toàn Đông Dương Theo luật này, từ năm 1918 không còn trường chữ Hán và hoàn toàn bãi bỏ các khoa thi Hương, thị

Hội, thi Đình Đến năm 1919 luật này được áp dụng trên toàn quốc

Để xây dựng hệ thống giáo dục Pháp -Việt, thời kỳ này người Pháp đã mở thêm được một số các trường học sau:

- Năm 1862, mở một số trường Pháp - Việt ở Sài Gòn chủ yếu đào tạo phiên dịch

- Năm 1971, mở trường sư phạm thuộc địa tại SàI Gòn

- Năm 1886, mở trường sư phạm tiểu học

- Năm 1889, bắt đầu tuyển học sinh Sang Pháp học

- Nam 1900, lập Viện Viễn Đông bác cổ tại Sài Gòn, sau chuyển ra Ha Noi i năm 1901

Chính quyền mở thêm được nhiều trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp bước

đầu phát triển hệ thống giáo dục theo mô hình Pháp Tuy nhiên cho đến thời điểm này,

hệ thống giáo dục Pháp - Việt vẫn chưa được xây dựng một cách hoàn thiện

2.3 Giai đoạn 1919 - 1945:

Phải đợi đến khi chính quyền bảo hộ ban hành Luật Giáo dục tồn Đơng Dương, năm 1917, xố bỏ hồn tồn hệ thống giáo dục Nho học, thì hệ thống giáo dục Pháp - Việt có điều kiện được củng cố, hoàn thiện và bắt đầu áp dụng trong phạm vì cả nước Toàn bộ hệ thống giáo dục Pháp -Việt chia làm 3 cấp:

Tiểu học, Trung học, Cao đẳng hay Đại học

NgoàI ra còn có các trường thực nghiệp tức là các trường dạy nghề tương ứng với bậc

tiểu học va trung học

Năm 1924, tồn quyền Đơng Dương đề ra chủ trương: “phát triển giáo dục theo chiêu

ngang ” chỉ mở rộng giáo dục ở cấp tiểu học, khống chế đối với giáo dục bậc trung

học, cao đẳng và đại học

ở Việt Nam lúc này có hai hệ thống giáo dục phổ thông: hệ 12 năm (5 + 4+ 3)

đành cho con cái thực dân và tay sai, hệ 13 năm (6 + 4 + 3) dành cho người bản xứ

Dưới đây là Sơ đồ hệ thống giáo dục Pháp - Việt 13 năm được chính quyền bảo hộ áp dụng cho người bản xứ ( Xem sơ đồ 2.2 )

Hệ tiểu học, chính quyền cũng cũng phân ra làm hai loại:

- Tiểu học kiêm bị: gồm 5 lớp : đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì và lớp nhất mỗi tỉnh ly,

huyện Ìy có một trường

- Sơ đẳng tiểu học: là những trường chỉ có hai hoặc ba lớp dưới phổ biến ở các làng xã

Hệ trung học, chia làm hai bậc:

- Cao đẳng tiểu học: 4 năm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ niên, cuối năm thứ tư học sinh được đĨ thi để lấy bằng cao đẳng tiêủ học (bằng thành chung)

- Trung học: có hai năm kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng tú tài

Riêng các trường Trưng học gồm chỉ được mở ở 3 nơi là Hà Nội, Sài Gòn và kinh đô

Huế

Bậc cao đẳng và đại học, tính cho đến năm 1941 - 1942 tồn Đơng Dương chỉ có 4

trường cao đẳng và 3 trường Đại học với số lượng sinh viên hết sức hạn chế

So sánh dân số nước ta năm 1942, cứ 1 triệu người thì có 38 người theo học bậc đại học va cao đẳng là một tỷ lệ học vấn thấp

Trang 32

_—

thống giáo dục phổ thông dành cho người Pháp chỉ có 12 năm và I kỳ thi Trong hệ

thống trường lớp, tuy cùng một bậc học nhưng được phân thành nhiều loại nằm rải rác ở các huyện lị, thị trấn và thành phố Đây là những khó khăn nằm trong âm mưu của thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân nhằm ngăn cắn việc học lên cao của con

em nhân dân ta, đẩy dân tộc ta đến tình trạng dốt nát, kém phát triển với 95% dân số

Trang 33

Sơ đồ 2 2: Hệ thống giáo dục thời cận dai (Hệ thống giáo dục Pháp - Việt dành cho người bản xứ)? Cao đẳng và Đại học ị Năm thứ 3 Tú tài 2 Trung học (Ban tú tài) Năm thứ 2 Ta tai 1 Trung pees hoc Năm thứ nhất Pháp : + Việt Đệ tứ niên Bằng Thành Cao đẳng - chung tiểu học Đệ tam niên Dé nhi nién Đệ nhất niên A I Lop nhat [> Bằng co thuy Tiểu Nhì đệ nhị học Nhị đệ nhất , y+} Bang Pháp Sơ đẳng Sơ lược Việt TT Yếu học Dự bị Đống ấu :

Theo Tạp chí giáo dục tháng 4 -1993, Taboulet đã viết: nếu số học sinh sơ học trong cả nước năm 1941 - 1942 là 100% thì tý lệ học sinh các bậc học là:

- Sơ học: 100%

- Tiểu học: 15%

- Cao đẳng tiểu học:2%

- Trung học: 0,4%

Bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học chỉ hạn chế ở một số ngành nhất

định, nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyên viên, cán sự phục vụ cho công cuộc

#

Trang 34

khai thác thuộc địa hoặc các công chức làm việc trong bộ máy chính quyển bảo hộ của thực dân Pháp

3_ THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1945 - NAY)

3.1 Giai đoạn 1945 - 1954:

Tháng 8/ 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- Nhà nước cách mạng non trẻ ra đời đã phải tiếp quản đi sản nền giáo dục đô hộ sau hơn 80 năm thuộc Pháp với nhiều khó khăn chống chất : Ngân khố trống rỗng, sự khác biệt trong chế độ giáo dục, hệ thống giáo dục giữa các vùng miền, đại bộ phận dân chúng thất học với hơn 95% dân số mù

chữ

Để khắc phục hậu quả nêu trên, trong sắc lệnh số 146/SL ngày 10/8/1946 của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Cách mạng non trẻ đã khẳng định : "xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục cách mạng với 3 nguyên tắc căn bản đó là: Đại chúng - Dân tộc - Khoa học." Đồng thời, hệ thống giáo dục mới được cơ cấu lại gồm 3 cấp học: bậc học cơ bản ; bậc học tổng quát và chuyên nghiệp và bậc đại học

Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đặt ra cho giáo dục nước ta những nhiệm vụ mới: trong đó vừa phục vụ kháng chiến vừa góp phần vào công cuộc kiến quốc

_ Tir nam hoc 1847 - 1948, hệ thống giáo dục 4 năm tiểu học bắt đầu được áp

dụng trong cả nước, xoá bỏ tình trạng không thống nhất miền Bắc (6 năm) và miền

Trung (5 năm) trong thời kỳ Pháp thuộc

Bậc trung học, gồm trung học phổ thông và trung học chuyên khoa sơ tán về

những địa điểm mới cũng bắt đầu được xúc tiến Những nơi chưa có chiến sự vẫn hoạt động bình thường Đặc biệt thời kỳ này, do hoàn cảnh kháng chiến, nhiều học sinh ở vùng tạm chiếm và khu vực giáp danh và vùng dân tộc thiểu số không được đi học,

Chính phủ đã quyết định mở trường tiểu học, trung học phổ thông nội trú, thu nhận các

em vào học, được đài thọ quần áo, sách vở, giấy bút

Song song với việc tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, nhận

thấy nhu cầu cần phải chuyển đổi cơ cấu hệ thống giáo dục để phù hợp hoàn cảnh

kháng chiến, tháng 5 năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định thông qua đề án tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất

Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục năm 1950 là nhằm chuyển đổi cơ cấu hệ thống giáo dục, để phù hợp với điều kiện của cuộc kháng chiến

Trên cơ sở cơ cấu lại hệ thống của nền giáo dục quốc dân bao gồm 3 bộ phận: phổ

thông - bổ túc văn hoá - chuyên nghiệp để thực hiện các nhiệm vừa kháng chiến vừa

sản xuất và xây dựng đất nước Trong đó, chú trọng phát triển hệ bổ túc vấn hóa để

tăng cường xóa nạn mù chữ

Trong giáo dục phổ thông, có một thay đổi quan trọng đó là: rút ngắn thời gian

và chương trình đào tạo với việc áp dụng hệ giáo dục phổ thông 9 năm, gồm 3 cấp học

như sau:

- Cấp I (4 năm) : các lớp 1, 2, 3, 4 thay thế cho bậc tiểu học cũ - Cấp II (3 năm): các lớp 5, 6, 7 thay thế cho bậc trung học cũ

Trang 35

Đặc biệt, do điều kiện chiến tranh, giảm bớt các kỳ thi chuyển cấp, cuối lớp 9 có một

kỳ thi tốt nghiệp Có sự quan hệ liên thông giữa 3 bộ phận phổ thông - chuyên nghiệp -

bổ túc, sau khi tốt nghiệp ở tất cả 3 bộ phận này đều theo học tiếp lên bậc cao đẳng và đại học ( xem sơ đồ 2 3 )

Sơ đồ 2 3: Hệ thống giáo dục quốc dân - năm 1950” I CAO DANG VA DAI HOC DUBI DAI HOC (2 NAM) t CHUYEN NGHIEP ¬- s TRUNG CẤP PHO THONG CAP III - (2 NĂM) TRƯNG CẤP z BINH DAN PHO THONG CAP II _ (3 NAM) ` ^ BỒ TÚC “=1 v/ | at i PHO THONG CAP I - (4NĂM) SG CAP Ầ BÌNH DÂN VỠ LÒNG (1 NĂM) A MAU GIAO 3.2 Giai doan 1956 - 1975:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên thực tế đã tồn tại song song cả 2 hệ

thống giáo dục đó là: Hệ thống giáo dục tiểu học và trung học 12 năm của Pháp ở

vùng tạm chiếm và Hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm ở vùng tự đo

Năm 1954, hoà bình lập lại ở miễn Bắc, đứng trước nhu cầu thống nhất hệ thống giáo dục, tháng 3/1956, Đại hội giáo dục phổ thông toàn miễn Bắc đã họp và thông qua dé án lập hệ thống giáo dục phổ thông mới 10 năm Ngày 27/8/1956, nghị định về hệ

Trang 36

thống giáo dục mới hệ 10 năm đã được Thủ tướng Chính phủ đã kí ban hành ( xem sơ đồ 2.4) Sơ đồ 2 4: Hệ thống giáo dục - theo cải cách năm 19567 17 tuổi 14 tuổi 11 tuổi 7 tuổi tuổi ĐẠI HỌC VÀ CAO DANG | CAP III (3 NAM) + + CAP It (3 NAM) -† CAP 1 (4 NAM) + T LỚP VÕ LÒNG + MẪU GIÁO THCN VÀ - DẠY NGHỀ +©—— BTVH N CẤP t BTVH CẤP II BTVH CAP I VÀ XOÁ MÙ CHỮ

Nhìn chung, về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc đân thời kỳ có một số

Trang 37

Cuối cấp L, II: thi hết cấp

Cuối cấp II: thi tốt nghiệp phổ thông

Đây là sự thay đổi, điều chỉnh đúng đắn, cần thiết để tiến tới hoàn thiện hệ thống giáo

dục quốc dân, đặt nền tảng giáo dục kịp thời phục vụ cho công cuộc xây dựng phát

triển kinh tế - xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa đang được tiến hành trên miền

Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

+

3.3 Giai đoạn 1975 đến nay:

3.3.1 Trước đổi mới (1975 - 1985)

Từ 1956 đến năm 1975, miền Bắc và vùng giải phóng ở miền Nam áp dụng hệ thống giáo dục theo tỉnh thần của nghị định cải cách giáo dục năm 1956 Trong khi đó, vùng tạm chiếm ở miền Nam vẫn duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như hệ thống giáo dục của Pháp ở miền Bắc trước năm 1954

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tháng 11/1/1979, Bộ chính trị thông qua nghị quyết 14 về vấn đề cải cách giáo dục xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân mới thống nhất trong cả nước :

Trong cuộc cải cách giáo dục năm 1979, cơ cấu khung của toàn bộ hệ thống gồm có các bậc sau: ( xem sơ đồ 2.5 )

- Giáo dục mầm non: Nhà trẻ, mẫu giáo

- Giáo dục phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học chuyên ban

- Giáo dục chuyên nghiệp: Trung học chuyên nghiệp, Trường đạo tạo nghề

- Giáo dục đại học: Cao đẳng, Đại học, Sau đại học

- Giáo dục thường xuyên

Cuộc cải cách giáo dục năm 1979, đã hoàn chỉnh hệ thống giáo dục bao gồm đầy đủ các bậc học: tiền học đường, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học

Bậc trung học có sự liên thông giữa các loại hình trường Phổ thông trung học,

Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và hệ bổ túc Cấp II và HI, nhằm nâng cao trình độ văn hoá lên bậc trung học cho mọi đối tượng xã hội

Trang 38

Sơ đô 2 5: Hệ thống giáo duc - theo cdi cdch nam 1979” SAU DAI HOC t DAI HOC + VÀ CAO ĐĂNG (3-6 NĂM) † 18 tuổi † BẬC PTTH CẤPIII(3NĂM) | ——*| THCN VÀ t+, BTVH CAP III TT DAY NGHE mK † 15 tuổi mer BTVH CAP 7 - 1 CẤP II (4 NĂM) 1Ituổi BẠC BTVH CẤP 1 PICS! CAP 1(5 NAM) VA XMC 6 tuổi + 5 tuổi ‹ GIÁO DỤC MẦM NON

Tuy nhiên do phải trải qua quá trình chuẩn bị, nên việc cải cách giáo dục 12 năm

bắt đầu được đưa vào áp dụng thống nhất trên toàn quốc Như vậy, trong khoảng thời

gian 10 năm ngắn ngủi, vừa phải tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa triển

khai xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn có những chỉ đạo kịp thời, tiến hành những điều chỉnh, cải cách cần thiết để dần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân

3.3.2 Sau đổi mới (1986 đến nay)

Sau 10 năm đất nước hoàn toàn thống nhất, vấn để xây dựng và phát triển kinh tế-

xã hội đất nước trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế do cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp cũ không phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nứớc

Công cuộc đổi mới năm 1986 do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đưa nên kinh tế -xã

Trang 39

hội nước ta nói chung và nền giáo dục cách mạng nói riêng bước sang giai đoạn phát

triển mới

Cùng với công cuộc đổi mới toàn điện về kinh tế- xã hội, năm 1986, Đẳng ta có chỉ đạo đối với ngành giáo dục và đạo tạo thực hiện những bước đổi mới quan trọng trong hệ thống giáo dục

Trang 40

Sơ đồ 2 6: hệ thống giáo dục quốc dân”) (theo nghị định 90!CP ngày 24/11/1993) 118 tuổi 115 tuổi 115 tuổi 111 tUỜI 11 tuổi 6 tuổi 6 tuổi 3 tuổi 3-4 tháng { ĐÀO TẠO TIẾN SĨ đ——| CAOHỌC

GIAI DOAN II CAO DANG

ĐẠI HỌC (4 - 6 NĂM) (3 NĂM)

GIAI ĐOẠN I ‘

f Ậ

TRUNG HỌC TRUNG HỌC TRUNG HỌC ĐÀO TẠO

CHUYÊN BAN NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP | | NGHE

(3 NĂM) (3-4 NĂM) (3-4 NĂM) (1-2 NĂM)

Ngày đăng: 23/02/2013, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w