Thế giới quanh ta Brazil: Phản đối các dự án trong vùng Amazon Hàng chục người bản xứ tại Braxin đã cắm trại bên ngoài tòa nhà Quốc hội nước này để phản đối các dự án hạ tầng cơ sở mà họ cho là sẽ đe dọa sự tồn tại của những bộ lạc trong vùng Amazon. Cuộc biểu tình này diễn ra trùng khớp với ngày Quốc gia về Người da đỏ ở Braxin. Dự án xây dựng đập thủy điện Belo Monte với công suất 11 ngàn megawatt đã bị khoảng 80 người tham gia cuộc biểu tình thuộc một số bộ lạc khác nhau tập trung đả kích. Các nhóm hoạt động vì quyền lợi của người bản địa cho rằng dự án trị giá 17 tỷ đôla Mỹ gây tranh cãi trên sẽ khiến hàng ngàn cư dân địa phương buộc phải di dời và rừng nhiệt đới Amazon nhạy cảm sẽ bị tàn phá. Các tổ chức bảo vệ môi trường cũng phản đối ý định xây đập thủy điện trên dòng sông Amazon hùng vĩ. Trong cuộc biểu tình, những người bản địa còn tổ chức nghi lễ truyền thống ngay tại thủ đô Brasilia nhằm phản bác kế hoạch xây dựng những đập nước khác, đường dây tải điện, đường sá và ống dẫn dầu ở vùng Amazon. Người đứng đầu nhóm biểu tình Corubo tỏ ra bức xúc: "Những khoản tiền khổng lồ từ châu Âu, Pháp, Thụy Sỹ, Đức, TQ và Nhật Bản được rót vào. Họ đang chiếm hết rừng Amazon, xây dựng đập và hồ nước vì lợi ích riêng. Họ không màng tới những gì xảy ra cho vùng đất của người da đỏ, những người sẽ phải rời nơi ở và sẽ không còn nhà. Dân số người bản xứ sẽ thật sự giảm sút". Ông Corubo còn nhắc tới nhiệm vụ cao cả hơn là bảo vệ môi trường vì tầng ozone của Địa cầu đang kêu cứu và mong muốn các nước giàu cân nhắc hơn khi đầu tư. Trong khi đó, chính phủ Brazil cho rằng đập Belo Monte là cần thiết để cung cấp điện cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Những người da đỏ bản xứ thì lo ngại các dự án trên sẽ kéo theo nạn phá rừng, khai thác quặng mỏ, ô nhiễm và bệnh tật trong vùng rừng rậm nguyên sinh quen thuộc của họ. Hiện nhiều bộ lạc đã phải sống vất vả khi phải tranh chấp đất đai và đối phó với dịch bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong vùng. Vĩnh Thới Tình trạng thiếu nước sạch tại Bangladesh Tình trạng thiếu nước sạch dùng trong ăn uống và sinh hoạt tại quốc gia Nam Á - Bangladesh đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội. Mực nước ngầm xuống thấp và không đủ điện để chạy máy bơm đã gây ra sự thiếu hụt nước trầm trọng tại thủ đô Dhaka. Quân đội đã được triển khai để phân phối nước sạch cho hơn 14 triệu dân thủ đô . Tuy nhiên đã có hàng ngàn người mắc bệnh do buộc phải uống nước bị ô nhiễm từ sông rạch. Rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: Internet Cuộc khủng hoảng nước đã khiến cuộc sống của hàng triệu người Bangladesh trở nên khổ sở và chính phủ đang phải chịu sức ép phải làm gì đó để giải quyết tình hình. Một phụ nữ cho biết các giếng nước ngầm tại đây chỉ có thể hoạt động 4 tiếng mỗi ngày do điện cúp liên tục. Cô nói nhiều người đã phải xếp hàng chờ lấy nước cả ngày lẫn cả đêm. Với 14 triệu dân, Dhaka hiện là một trong những thành phố đông đúc và phát triển nhanh nhất thế giới. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hạ tầng cơ sở không thể đáp ứng kịp đà phát triển quá nóng. Tình trạng thiếu nước đã trở nên thường xuyên mỗi khi mùa hè oi bức kéo về hằng năm nhưng người dân Dhaka cho biết tình hình diễn biến ngày càng tồi tệ hơn. Thực sự, Bangladesh không phải thiếu nước mà sông rạch quá ô nhiễm khiến con người không thể lấy nước sông dùng cho ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, do không có đủ nước sạch, một số người buộc phải dùng bừa nước sông. Từ đó, tình hình dịch bệnh bùng phát là hệ quả tất yếu. Ngày càng nhiều người mắc bệnh tiêu chảy và dịch tả trở thành nguy cơ rất gần. Bác sỹ Fahmida Tofail báo động: "Năm nay chúng tôi phải chữa trị cho số lượng bệnh nhân cao hơn nhiều so với hồi năm ngoái. Chỉ trong tuần gần đây nhất, chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn người mỗi ngày. Tôi cho rằng thời tiết nóng ẩm quá mức và nạn thiếu nước uống đã khiến lượng bệnh nhân tăng vọt". Chính phủ Bangladesh cho biết đang có kế hoạch tăng cường nguồn cung nước sạch và làm sạch sông ngòi tại thủ đô Dhaka. Tuy nhiên, giới khoa học cảnh báo rằng quản lý tốt một thành phố quá lớn nhưng nghèo khó này hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vĩnh Thới Châu chấu phá hoại cây cối và vụ mùa ở Australia Đã từ lâu, châu chấu được biết đến như một loài côn trùng gây hại do tính phàm ăn của chúng. Những “cơn bão châu chấu” xảy ra vào những năm trước đây tại các quốc gia vùng Tây Bắc châu Phi và cả Việt Nam đã để lại không biết bao nhiêu tác hại cho môi trường và cuộc sống người nông dân. Mới đây, hiện tượng này lại bùng phát tại 1 thị trấn xa xôi ở bang Queensland, Australia. Một bà mẹ giúp con mình lấy nước. Ảnh minh hoạ (Internet) Những “cơn bão châu chấu” xảy ra vào những năm trước đây tại các quốc gia vùng Tây Bắc châu Phi và cả Việt Nam đã để lại không biết bao nhiêu tác hại cho môi trường và cuộc sống người nông dân. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet Theo nguồn tin của Kênh truyền hình thuộc hãng truyền thông Australia – ABC, châu chấu di chuyển thành đàn rất đông ở thị trấn Longreach đã phá hoại nhiều cây cối và gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho mùa màng. Có những con châu chấu rất lớn và ăn hết cả cỏ khô. Lượng châu chấu đi theo đàn càng lúc càng đông như thế làm những vùng đất mà chúng đi qua phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm. Nhiều loài thực vật chỉ còn lại những cành trơ trụi. Đây được xem là trận tàn phá nặng nề nhất trong vòng 3 thập niên ở khu vực này. Nhiều nông dân ở phía đông Longraech đang lo lắng loài côn trùng gây hại này sẽ tấn công các cánh đồng đang vào mùa thu hoạch của họ. Hoa Nhi Nhà thám hiểm Jean-Louis Étienne thám hiểm Bắc cực và Alaska Nhà thám hiểm người Pháp Jean-Louis Étienne vừa bắt đầu cuộc thám hiểm với cuộc hành trình hơn 3.500 km hướng về Bắc cực và vùng Alaska của Mỹ. Mục đích của cuộc hành trình trở lại vùng Bắc cực lần này của ông là nhằm tìm hiểu về tình trạng khí hậu ấm dần lên trên Trái đất. Nhà thám hiểm người Pháp Jean-Louis Étienne vừa bắt đầu cuộc thám hiểm với cuộc hành trình hơn 3.500 km hướng về Bắc cực và vùng Alaska của Mỹ. Nguồn ảnh: Internet Trước giờ khởi hành bằng khinh khí cầu, nhà thám hiểm người Pháp, người hiểu rõ đường đi nước bước lên Bắc cực như trong lòng bàn tay đã chọn được thời điểm thích hợp để thực hiện cuộc hành trình ròng rã này. Trước khi thổi phồng quả khinh khí cầu, những người đồng hành cùng với ông Jean-Louis Étienne chuẩn bị lương thực và nước uống cho một cuộc hành trình dài. Ngoài ra, họ cũng không quên mang theo những trang thiết bị quan trọng nhất, đó là các máy đo từ tính và khí CO2 để theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường ở vùng Bắc cực và Alaska. Mục tiêu của chúng tôi là làm sao để đo chính xác lượng khí CO2 gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực này để từ đó biết được diễn biến của tình trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay trên hành tinh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu về hiện tượng băng tan chảy trên vùng Bắc cực do tình trạng ấm dần của Trái đất. Để thực hiện cuộc hành trình đến vùng Bắc cực và Alaska lần này, các nhà thám hiểm cần tới 252 bình khí hêli để căng phồng quả khinh khí cầu. Quốc Trung Brazil: dân số đang già đi nhanh chóng. Tình trạng dân số già đi nhanh chóng ở Brazil được dự đoán sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn về cơ cấu dân số đất nước này trong những năm tới và đe dọa tác động tiêu cực đến một trong những hệ thống trợ cấp hưu trí khổng lồ nhất thế giới. Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet Brazil là quốc gia nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh những vẻ đẹp cơ thể khỏe mạnh và gợi cảm. Mỗi năm đất nước này đều giới thiệu rất nhiều người đẹp, cả nam lẫn nữ, cho các cuộc thi sắc đẹp quốc tế và giành được rất nhiều giải thưởng. Tuy nhiên, theo dự báo, số lượng dân Brazil trên 60 tuổi sẽ tăng lên gấp rưỡi trong vòng 15 năm tới, tức sẽ đạt con số 32 triệu người. Tại bãi biến nổi tiếng Copacabana ở thành phố Rio de Janeiro, hình ảnh các cô gái trẻ mặc bikini vui đùa với sóng biển hay các nam thanh niên chơi bóng đã dần ít xuất hiện, thay vào đó, người ta thường thấy những người già đi tập thể dục hay nhiều nhóm cụ ông cụ bà cùng chơi bài. Theo ước tính, Copacabana đã trở thành nơi có tỉ lệ dân số già nhất Brazil. Khoảng một phần ba người dân ở đây trên 60 tuổi, cao hơn cả tỉ lệ tại Nhật Bản. Sự thay đổi này là kết quả của việc giảm tỉ lệ sinh và tăng tuổi thọ khi điều kiện sống của con người được cải thiện. Một trong những thách thức lớn nhất mà Brazil đang phải đối mặt là cải tổ hệ thống trợ cấp hưu trí khổng lồ của nước này, một khoản chi phí hiện đã chiếm hết một phần ba ngân sách chi tiêu của chính phủ. Nếu vẫn giữ nguyên chế độ trợ cấp hưu trí hiện nay, vào năm 2040, hệ thống này sẽ chiếm đến 17% GDP, tăng đáng kể so với con số dưới 10% hiện nay. Hồng Mẫn Môi trường sống của loài gấu túi Koala bị đe doạ Tại bang New South Wales của Australia có 1 nhóm động vật đang có nguy cơ bị mất vùng sinh sống do 1 chương trình đốn rừng ở đây sắp bắt đầu được triển khai. Cộng đồng địa phương và các nhóm vận động môi trường đang kêu gọi tạm ngừng chương trình trên. Môi trường sống của loài gấu túi koala đang bị đe doạ ở Australia. Ảnh: Internet Rừng quốc gia Mumbulla nằm trong thung lũng Bega, cách thành phố Sydney 340km về phía Nam, được xem là vùng đất thiêng liêng đối với người Australia bản địa. Đây cũng là nơi sinh sống của những con gấu túi koala còn tồn tại cuối cùng ở miền duyên hải phía Nam bang New South Wales. Tuy nhiên, chính quyền bang lại đang dự định triển khai chương trình đốn rừng mới tại khu vực này. Một số người dân địa phương cho biết điều này có thể tận diệt loài gấu túi koala đang sống trong rừng. Bà Prue Acton, cư dân quận Thung lũng BEGA, cho biết: "Nếu các bạn đốn cây rừng gần nơi gấu túi koala đang sinh sống thì chúng sẽ không có cơ hội hồi phục. Sẽ không còn các khu vực vành đai, sẽ không còn sự bảo vệ nào trước thảm họa cháy rừng, và loài gấu túi koala cũng không còn nơi nào để đi. Chúng thật sự không còn nơi nào để hồi phục và phát triển số lượng". Cơ quan Lâm nghiệp bang New South Wales, quản lý chương trình thay cho chính quyền bang, cho biết sẽ cố gắng giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các loài động vật. Tuy nhiên, với thất bại của các nhà vận động chiến dịch khi kêu gọi tạm ngừng kế hoạch qua việc vận động hành lang các Bộ trưởng môi trường và Bộ trưởng lâm nghiệp, hiện 40 nhóm các nhà hoạt động môi trường đã viết thư gửi lên Thủ hiến bang New South Wales, bà Kristina Keneally, kêu gọi chấm dứt việc đốn rừng. Trước khi dự án đốn rừng bắt đầu được triển khai trong vòng vài tuần nữa, người dân địa phương cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ môi trường sống của loài gấu túi koala. Thu Thuỷ Loài gấu Bắc cực đang đối mặt với hiện tượng ấm lên toàn cầu Loài gấu Bắc cực đang đối mặt với một tương lai không chắc chắn do sự ấm lên toàn cầu. Các vùng biển băng nơi chúng sinh sống đang dần tan chảy và số lượng loài vật này trong môi trường hoang dã cũng đang giảm dần. Các vùng biển băng nơi gấu Bắc cực sinh sống đang dần tan chảy và số lượng loài vật này trong môi trường hoang dã cũng đang giảm dần. Ảnh: Internet Aviemore là một trong những nơi lạnh lẽo nhất của nước Anh, rất thích hợp cho 1 con gấu Bắc cực như con Mercedes sinh sống. Nó được chuyển đến đây 4 tháng trước sau 25 năm sống trong 1 cái chuồng nhỏ chật hẹp ở vườn thú Edinburgh. Bây giờ, nó có thể tự do lăn tròn trên tuyết và khám phá môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khi thời tiết đang dần trở nên ấm hơn, con Mercedes bắt đầu biểu hiện 1 số hành vi rất kỳ lạ như bước vào 1 khu vực nhỏ trong vùng đất có hàng rào bao quanh hàng giờ liền. Các nhân viên chăm sóc con gấu tin rằng hành vi này chỉ là sự thay đổi do giao mùa, và hy vọng nó sẽ trở lại bình thường trong vài tuần nữa. Tùy thuộc vào mùa, con gấu Bắc cực Mercedes sẽ tiêu thụ đến 10kg thịt mỗi ngày, cùng 1 ít bột thịt và dầu gan. Tuy nhiên, lượng thức ăn phong phú như vậy vẫn không làm nó cảm thấy vui vẻ. Thời tiết ấm hơn đang ảnh hưởng đến hầu hết những con gấu Bắc cực đang sinh sống trên khắp thế giới. Gần đây, người ta còn chụp được 1 bức ảnh 2 mẹ con gấu Bắc cực nằm nghỉ trên 1 tảng băng bé nhỏ. Các lớp băng dưới chân của chúng đang dần tan chảy. Số lượng loài gấu Bắc cực trên thế giới hiện ước tính còn khoảng 20 – 25 ngàn con. Các nhà bảo tồn động vật hoang dã dự đoán nếu Bắc cực tiếp tục ấm lên do biến đổi khí hậu thì 2/3 số gấu Bắc cực còn lại có thể sẽ biến mất vào năm 2030. Thu Thuỷ Những cư dân kỳ diệu dưới lòng biển sâu Hàng ngàn loài sinh vật biển đang sống dưới đáy đại dương sâu thẳm, nơi không hề có ánh sáng. Chúng được ví như những nhân viên vệ sinh của đại dương vì ăn những thứ thối rữa đã lắng xuống đáy biển, thậm chí cả xương cá voi. Dầu và khí mê-tan cũng là một nguồn năng lượng cho cư dân phía dưới cùng của lòng biển. Đó là một phần trong kết quả nghiên cứu điều tra trong khoảng 10 năm của các nhà khoa học Anh. Đây là con bạch tuộc có vây. Nó được các nhà khoa học đặt tên là Dumble vì có thể dùng các màng bơi từ hai bên mang tai như những chiếc vây để bơi lên mặt biển. Dumble sống dưới lòng biển sâu, cách mặt biển khoảng 3.000 mét. Ở độ sâu này, các sinh vật hoàn toàn không nhìn thấy gì cả. Thế nhưng, bạch tuộc Dumble không phải là cư dân duy nhất của lòng biển sâu. Nó chỉ là một trong hàng ngàn sinh vật vừa được phát hiện qua chương trình nghiên cứu do hàng trăm nhà khoa học nỗ lực thực hiện trong 10 năm qua. Nhận những chùm ánh sáng từ mặt biển, các thiết bị sẽ nhận ra tất cả những sinh vật đang sống dưới lòng đại dương. Thông qua 14 dự án nghiên cứu toàn cầu tập trung vào những nơi không có ánh sáng dưới lòng đại dương, ông I-an Pioner - Chủ tịch Ủy ban khoa học điều tra dân số đời sống biển - cho biết : - Có một điều chúng ta cần phải hiểu rõ trước khi bắt đầu điều tra dân số và đời sống biển. Toàn cảnh của lòng biển sâu thông thường là một nơi tăm tối, lạnh giá và áp suất rất cao. Thế nhưng, cuộc điều tra đã cho thấy kết quả ngược lại. Sử dụng những hình ảnh được ghi nhận bằng tia laze, các nhà khoa học nghiên cứu đáy biển phát hiện hàng ngàn loài sinh vật đang sống trong bóng tối dưới lòng biển. Hầu hết các loài sinh vật này đã có thể thích ứng tốt với điều kiện thiếu ánh sáng và cách săn mồi ở đây. Một số nghiên cứu khác lại phát hiện một số loài vi khuẩn đã phá vỡ các phân tử dầu, lưu huỳnh và một số hợp chất khác từ đáy biển. Tiến sỹ Pioner cho rằng còn rất nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu. - Chúng ta phát hiện thêm khoảng 230.000 loài sinh vật biển sống trong vùng biển tăm tối này. Chúng tôi ước tính ở đây có khoảng hàng triệu loài khác nữa, chưa kể đến những loài vật mà chúng tôi gọi là vi khuẩn biển. Ông Pioner cho rằng, một trong những điều thú vị nhất về chương trình nghiên cứu đáy biển này là có thể phác họa một sơ đồ tổng quát về những thành phần cấu tạo nên hệ sinh thái dưới lòng biển sâu. Những thông tin này rất quan trọng trong việc hoạch định đánh bắt cá và theo dõi sự thay đổi của khí hậu. - Nếu không có những thông tin này, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong quá trình khai thác tài nguyên biển. Qua đây, chúng ta có thể hiểu được hệ sinh vật đã hỗ trợ cuộc sống trên hành tinh của chúng ta như thế nào. Chương trình nghiên cứu biển sâu này vẫn còn tiếp tục được thực hiện tại Anh đến tháng 10 năm nay. Tường Vân . khổng lồ nhất thế giới. Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet Brazil là quốc gia nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh những vẻ đẹp cơ thể khỏe mạnh và gợi cảm. Mỗi năm đất nước này đều giới thiệu rất. Thế giới quanh ta Brazil: Phản đối các dự án trong vùng Amazon Hàng chục người bản xứ tại Braxin đã cắm. sinh sống trên khắp thế giới. Gần đây, người ta còn chụp được 1 bức ảnh 2 mẹ con gấu Bắc cực nằm nghỉ trên 1 tảng băng bé nhỏ. Các lớp băng dưới chân của chúng đang dần tan chảy. Số lượng loài