1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận "Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ công bằng xã hội" pptx

14 451 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Nước Việt nam chúng ta là một nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .Nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tường Hồ Chí Minh được Đảng ta chọn làm kim chỉ n

Trang 1

Tiểu luận

Đề tài: Định hướng XHCM nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ công bằng xã

hội.

Trang 2

Mục lục

I Lý luận

• Mục tiêu chủ nghĩa xã hội

• Kinh tế thị trường

• Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

• Thực hiện công bằng xã hội

II.Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ công bằng xã hội

1 Quan điểm nội dung

2 Kết quả sau tiến trình đổi mới

3 Những mặt hạn chế

III Giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong trời gian tới

1 Cụ thể hoá hệ quan điểm

2 Giải pháp thực hiện công bằng xã hội

I.Lý luận

Công bằng xã hội từng là mơ ước của nhân loại tiến bộ từ rất lâu đời

Trong thời đại ngày nay, công bằng xã hội đã trở thành một mục tiêu trực tiếp của sự phát triển lành mạnh và bền vững mà các quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới

Trang 3

Tuy nhiên,trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng

có thể tìm ra lời giải thỏa đáng Bởi lẽ, để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ thường không

dễ điều hòa giữa thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện công bằng,trong một

mô hình kinh tế cụ thể

Nước Việt nam chúng ta là một nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tường Hồ Chí Minh được Đảng ta chọn làm kim chỉ nam cho mọi hành động.Vấn đề thực hiện công bằng xã hội luôn được quan tâm và xuyên

suất mọi chính sách xã hội của Đảng, Đảng ta đã nhận định:

 XHCN là đích đến của sự phát triển ,là một xã hội có nền kinh tế

phát triển cao , nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, đạt được cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc; nhân dân lao động làm chủ, đoàn kết các dân tộc và hữu nghị với các nước

 Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người

bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá

cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

 Bằng sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của nền kinh tế thị trường , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế

trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam

Trang 4

 Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi về chình sách xã hội của Đảng,

nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

II Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ

công bằng xã hội.

1 Quan điểm , nội dung :

Một là , trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau

Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội, ngược lại thực hiện tốt công bằng xã hội lại trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi

tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy

Không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội, càng không thể hy sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới bảo đảm công bằng xã hội, đều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,dù trực tiếp hay gián tiếp …

Ba là, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều

thành phần, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế

độ phân phối bình quân,“cào bằng",

Chia đều các nguồn lực và của cải làm ra , bất chấp chất lượng ,hiệu quả của sản xuất , kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ , tài sản của mỗi người cho sự phát triển chung của đất nước , như sai lầm của thời kì trước đổi mới Cũng không thể dồn phần lớn của cải làm ra để thực hiện

Trang 5

các chính sách bảo đảm công bằng xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh

tế cho phép Do đó trong mỗi bước đi , mỗi thời điểm cụ thể của quá trình phát triển đất nước phải tìm ra đúng cái “độ ” hợp lí giữa tăng trưởng kinh

tế và công bằng xã hội sao cho 2 mặt này không cản trở , triệt tiêu lẫn nhau mà hỗ trợ cho nhau cùng tiến tới

Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời với phát triển văn hóa

Nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra : Phải làm sao đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phải tập trung xây dựng và hình thành cho được một đội ngũ đông đảo những nhà kinh doanh có văn hóa

Năm là, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm

công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải biết tận dụng mặt mạnh của cơ chế thị trường để giải phóng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững Đồng thời, phải bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân

2 Những thành quả đã đạt được

Thực tiễn của quá trình đổi mới từ cuối năm 1986 đến nay đã chứng tỏ, bên cạnh nhiều nhân tố khác, chính việc thực hiện những chủ trương, chính sách nói trên đã có tác dụng khơi dậy tính năng động và chủ động xã hội của mọi tầng lớp dân cư, tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Xét trên phương diện công bằng xã hội ,Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể

 Thực hiện tốt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

 Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất ,nâng cao đời sống nhân dân ,đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo ,đồng thời

Trang 6

khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng và giúp đỡ tạo điều kiện giúp người khác thoát nghèo,từng bước khá giả hơn

 Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu ,nhiều thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và chính sách phát triển ,tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá,y tế,giáo dục…

 Giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người ,thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động hiệu quả kinh

tế ,đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng với nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội

 Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân ,bảo đảm vai trò quản

lý ,điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

 Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao Việt

Nhìn chung, kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm liền, đời sống của đại đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt Riêng thời kỳ 1991 - 2005, GDP tăng 2,5 lần Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% một năm

Tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người 1năm cũng tăng lên đáng kể,từ 289 usd (năm1995 )lên thành 1000usd (năm 2009)

Tỷ lệ hộ nghèo đói theo chuẩn quốc tế giảm từ 58% xuống còn khoảng 25%

Và như vậy, Việt Nam đã "hoàn thành sớm hơn so với mục tiêu Thiên niên kỷ: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015" mà Liên hợp quốc đề ra Trong cùng thời gian, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trên 30 tỉnh thành đã đạt phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ người lớn biết chữ tăng từ 88% lên 94% Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 63 lên 71,5 Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình: 0,498 năm 1991 tăng lên mức trung bình: 0,709 năm 2004, xếp thứ 109/177 nước được thống kê

Cơ cấu thành phần kinh tế

Trang 7

 Hình thành nhiều thành phần kinh tế cơ bản ,ví dụ như năm 2005,khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 38.4% GDP ,kinh tế doanh nghiệp chiếm 54.7%GDP,hợp tác xã chiếm 6.8%GDP ,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16.9% GDP

 Từ những thành tựu đó mà phúc lợi xã hội và đời sống vật chất ,tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt Theo đánh giá của liên hợp quốc ,Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ

 Nhiều năm qua,Đảng và nhà nước đã tập trung ưu tiên về mọi mặt để phát triển các vùng khó khăn ,vùng sâu vùng xa ,vùng đồng bào dân tộc thiểu số ,không ngừng nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng này ,xoá dần những bất công cách biệt giữa các vùng

 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên thành phần kinh tế,khoảng cách giàu nghèo cũng được nhà nước sử dụng các chủ trương ,chính sách để hạn chế tác động xấu của nó cách hiệu của như chính sách thuế thu nhập,thuế tiêu dùng đặc biệt,thuế đất đai…

 Nhà nước sử dụng các chính sách xã hội phục vụ tốt cho đời sống của người dân,đặc biệt là những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Đặc biệt với những nạn nhân chiến tranh mất khả năng lao đông kiếm sống cũng được hưởng những khoản trợ cấp thường xuyên đầy đủ duy trì mức sống tối thiểu

 Nhà nước đã đầu tư hiệu quả vào công tác giáo dục ,y tế ,bảo hiểm xã hội…

2 Những mặt hạn chế

Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển với mức thu nhập thấp Khoảng 60% lực lượng lao động xã hội hiện tập trung trong các ngành nông - lâm - ngư; công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được thể chế hóa đồng bộ; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém

Trong lĩnh vực phát triển xã hội, nhiều chính sách đã ban hành chưa được thực hiện tốt, một số chính sách còn thiếu hoặc có những điểm bất cập Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn Khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có

xu hướng doãng ra Khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và

Trang 8

nhóm 20% nghèo nhất trong tổng số dân cư cả nước năm 1991 là 4,2 lần, năm 2002 tăng lên 8,1 lần Mấy năm gần đây, việc xóa đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh tăng lên Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao (tương ứng là 5,5% và khoảng 24 - 25% hiện nay)

Hiện tượng làm giàu bất chính do tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, đầu cơ vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả

Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta hiện nay là cần phải làm sao kết hợp hài hòa giữa 2 mặt : công bằng xã hội và phát triển kinh tế , 2 mặt này phải trở thành tiền đề của nhau và cùng nhau phát triển Điều đó càng cần thiết, vì ngày nay mọi lý luận về sự phát triển đều bác bỏ cách hiểu phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và đều nhấn mạnh nội dung cơ bản và mục tiêu cao nhất của sự phát triển là vì con người với tư cách cá nhân trong một cộng đồng đầy nhân tính Sự kết hợp, sự giao thoa của hai mặt đó phải được tính toán theo những điều kiện cụ thể của mỗi nước, chủ yếu là theo trình độ phát triển kinh tế và theo truyền thống, những tâm lý dân tộc ở đây, tuyệt đối không thể có mô hình có sẵn

Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của nước ta , sự kết hợp giữa 2 mặt

đó đang gặp phải những khó khăn

Một mặt, chủ nghĩa bao cấp vừa bình quân, vừa đặc quyền có để lại di

chứng, không những trong đời sống vật chất mà cả trong ý thức con người

Mặt khác, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường chứa đầy những yếu tố

độc quyền, lũng đoạn, vô chính phủ, tự phát làm cho kinh tế thị trường mang trạng thái dã man, tuy có kích thích những hoạt động kinh tế, nhưng đưa con người vào những "mê cung" đầy bất trắc và nhất là tạo nên một sức ép tâm

lý về xã hội của lối sống hãnh tiến, chạy theo đồng tiền một cách mù quáng Không thể phủ nhận rằng, kinh tế thị trường dã man này đã tạo ra những bất công xã hội mới Tội lỗi này không phải thuộc về bản thân kinh tế thị trường

mà do những tác nhân phá hoại nó, biến nó thành dã man

Thực tế cho thấy , chúng ta đang phải đối mặt và giải quyết rất nhiều vấn đề trên con đường thực hiện công bằng xã hội

Thứ nhất : loại bất công tự nhiên

Đối với loại bất công này, hướng lâu dài là dựa trên sự phát triển ngày càng cao của xã hội để thu hẹp dần khoảng cách, và trước mắt,

cố gắng đến mức tối đa để bù đắp những thiệt thòi do những bất công này gây ra, không để trở thành những căng thẳng xã hội và xung đột

có hại cho sự phát triển chung Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta

đã tập trung ưu tiên đầu tư về mọi mặt để phát triển các vùng khó

Trang 9

khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng này, xóa dần những bất công cách biệt giữa các vùng Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm công bằng giữa các vùng địa - chính trị khác nhau vẫn còn đặt ra nhiều vấn

đề phải giải quyết

Thứ hai : loại bất công tất yếu

Nói "dân giàu", nhưng không phải ai cũng giàu ngang nhau và cùng một lúc Đảng ta chỉ rõ: không thể loại bỏ ngay tình trạng nghèo tương đối Chúng ta chấp nhận sự làm giàu chính đáng, hợp pháp, có lợi cho sự phát triển của đất nước - đó là sự làm giàu dựa vào những năng lực và cả những nguồn lực chính đáng - sự làm giàu này không vấp phải một hạn chế nào Tài kinh doanh, óc tổ chức, sáng kiến và cả chỗ dựa chính đáng về nguồn lực đều có đất phát huy đến mức cao nhất qua cạnh tranh lành mạnh

Thứ ba : loại bất công phi lý, phi pháp

Đây là những bất công nào hoàn toàn đi ngược lại những lợi ích của sự phát triển xã hội, làm cho đời sống xã hội biến dạng

và đạo đức xã hội suy đồi Xã hội cần tạo ra những điều kiện thuận lợi ,những cơ may ngang nhau giữa các thành viên của xã hội trong những lĩnh vực phúc lợi xã hội cần quan tâm, đặc biệt

là cả lớp người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và

cả những nạn nhân chiến tranh mất khả năng lao động và kiếm sống cũng phải được hưởng những trợ cấp thường xuyên đủ duy trì mức sống tối thiểu, mà không phải là chiếu cố tình nghĩa hay nhân đạo theo lối ban phát

Từ những điều nói trên, một vấn đề có ý nghĩa then chốt được đặt ra đối

với nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn hiện nay là cần phải làm gì

và làm thế nào để góp phần phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những yếu kém của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?

Trang 10

III.Cụ thể hoá các quan điểm và đề ra một số giải pháp.

1 Hệ quan điểm

- Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần được cải tiến để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ,tầng lớp dân cư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thực hiện tốt nguyên tắc phân phối phù hợp với điều kiện cụ thể quá độ lên CNXH ở nước ta

- Trong khi còn chấp nhận quan hệ bóc lột ở mức độ nhất định, thì Nhà nước XHCN cần phải có chính sách điều tiết thu nhập phù hợp để người lao động không bị nhà tư bản bóc lột quá mức đảm bảo họ có thu nhập xứng đáng với giá trị hao phí sức lao động đã được xã hội thừa nhận

- Ngoài việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản

xuất, kinh doanh, ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước XHCN cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu, v.v ) để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển và cho tiêu dùng

- Cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ giữa các vùng này, khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và bất công do lịch sử để lại

- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng thêm chế độ đảm phụ đối với những vùng có lợi thế về kinh tế - xã hội để hỗ trợ cho những vùng yếu thế hơn

- Cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh

xã hội nhiều tầng nấc:

• Chính sách ưu đãi xã hội dành cho những người có công với cách mạng

Ngày đăng: 06/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w