1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nhớ con quá, làm sao bây giờ? pps

6 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Nhớ con quá, làm sao bây giờ? Khi bọn trẻ đi xa, về quê thăm ông bà hay đi trại hè, lẽ tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy nhớ con, và cả lo sợ, bồn chồn nữa. Sau rốt thì chúng đã là một phần to đùng trong cuộc đời của bạn, và khoảng thời gian vắng con quả thật khiến bạn bứt rứt, ngay cả khi bạn biết chuyến đi đó là một trải nghiệm tích cực cho bé. Dường như thế giới này ngày càng nguy hiểm hơn, khiến các bậc cha mẹ có xu hướng lượn vòng quanh, can thiệp vào bất cứ điều gì các con làm, thậm chí cả khi chúng đã lớn tướng. Liệu điều đó có đúng, và chúng ta có phải đang tạo ra một thế hệ trẻ Đôi khi cha mẹ cũng cần để con tự mình xoay xở con rụt rè nhút nhát một cách không cần thiết hay không. Rõ ràng cha mẹ yêu con là điều tất nhiên, nhưng đôi khi ta cũng cần buông tay và tin tưởng vào những gì mình đã dạy dỗ và để bé tự xoay xở. Tôi muốn con mình học được những giá trị như tự tin, độc lập, can đảm và có tính chính trực… thì tôi cần cho chúng cơ hội rèn luyện. Hơn nữa, trong khi chúng ta lo lắng và nhớ nhung thì thật ra đám trẻ có biết bao điều để tìm hiểu và khám phá, cũng như biết bao trò vui với các bạn mới… mà quên mất cả nhớ nhà. Vậy lần sau khi bé vắng nhà, và bạn thấy mình bứt rứt không biết phải làm gì với khoảng thời gian “tự do” bất ngờ, sao không thử làm như bé nhỉ? 1. Tìm hiểu và chuẩn bị Tìm hiểu trước về những hoạt động mà bé sẽ tham gia để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả bạn và bé, và sau đó hãy cho con biết rằng bạn tin tưởng chúng sẽ có những lựa chon tốt. Hãy nhớ lý do vì sao bạn lại gửi / cho phép con mình thực hiện chuyến đi ấy. Con bạn không những được vui chơi mà còn được học những kỹ năng như giải quyết rắc rối, xung đột và phát triển các kỹ năng xã hội, trở nên có trách nhiệm hơn… chẳng hạn. Các chuyên gia cũng cho rằng đây là bước chuẩn bị tốt cho mai sau, khi con bạn đã lớn và có một cuộc sống riêng. Sau khi quán triệt được những điều đó, bạn cũng sẽ bớt lo lắng hơn, và bớt được một thói quen không tốt chút nào là thường xuyên liên lạc và có ý kiến với không những con bạn mà cả nơi mà con bạn đang đến – điều đó phần nào thể hiện sự không tin tưởng của bạn. Và nếu đã không tin tưởng thì tốt nhất ngay từ đầu bạn đừng nên làm. 2. Làm những việc mà bình thường cần có người trông giúp đám trẻ Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ với mình rằng, “Mình thích … nhưng không tìm được ai trông bọn nhỏ.” Hãy dùng thời gian bọn trẻ không có nhà để làm những gì mình thích. Việc đó có thể là cùng chồng đi hâm nóng lại tình cảm, hay tụ tập rủ rê bạn bè… Hay cũng có thể là dọn tủ, sửa chữa vài món đồ lặt vặt, hay sơn lại tường phòng ngủ. Vậy thì đây sẽ là thời gian hoàn hảo để bắt tay vào – và cả hoàn tất nữa – điều mà bạn đã muốn làm từ bấy lâu nay. 3. Xin nghỉ phép ít nhất một ngày Lần cuối cùng bạn xin nghỉ một ngày chỉ để xả hơi là khi nào? Hãy cân nhắc việc khi đám con bạn đi vắng nhé. Trong ngày này, bạn có thể ngủ thỏa thuê mê mỏi, vì chăm lo cho những nhu cầu thể chất của bản thân là một cách sử dụng thời gian đúng đắn đấy chứ, bất kể con bạn có hay không có ở nhà. 4. Văn hóa văn nghệ Hay bạn có thể nhân dịp này chăm sóc cho đời sống tinh thần của mình. Chọn những bộ phim mà bạn yêu thích nhất, hay thuê một bộ phim mà bạn đã muốn xem từ lâu. Hãy tận hưởng điều giản dị là bạn không phải cân nhắc bộ phim đó có không phù hợp với ai để phải thay đổi quyết định của mình không! Khi bọn trẻ không có nhà, bạn cũng có thể ghé đến thư viện hay nhà sách, chọn lấy vài quyển tiểu thuyết hấp dẫn và "Tranh thủ" những ngày con đi vắng (Ảnh: Inmagine) đọc theo bất cứ kiểu nào bạn muốn: nghiêm túc hay ườn ã, hay đọc ở ngoài trời. Dành thời gian trong nắng, đọc về những nỗi gian nan khổ cực của người khác – lạ lùng là – có thể làm ta “mới” hơn. 5. Tụ tập bạn bè Không có “lũ quỷ nhỏ” quấn quanh chân, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để buôn bán tụ tập với bạn bè, hay ghé qua những diễn đàn dành cho bà mẹ và trẻ em để cùng trao đổi và chia sẻ với họ về chuyện nhớ con của mình. 6. Sức mạnh của ngôn từ Con vắng nhà có thể khiến bạn cảm thấy bứt rứt, và một trong những cách để thoát khỏi những cảm giác đó là viết chúng ra. Với bé, bạn hoàn toàn có thể nói “Mẹ/ bố nhớ con,” nhưng tránh dùng những cách nói như, “Em chó nhớ con lắm, nhà mình tự nhiên vắng hẳn đi.” Đồng thời với đó, hãy hỏi thăm về các hoạt động mà bé đang trải qua, về các bạn mới hay những điều Viết nhật ký (Ảnh: Inmagine) thú vị. Nếu bố mẹ tập trung vào mặt tích cực, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn ở đó. 7. Chìa bàn tay giúp đỡ Khi buồn bã, hãy hướng năng lượng của bạn đến những người khác. Nếu hàng xóm của bạn cần giúp một tay, hay một tổ chức nào đó cần sự giúp sức, ủng hộ? Hãy xem bạn có thể dành khoảng thời gian khi đám trẻ không có nhà để làm điều gì đó cho những người khác không. Đó là một cách rất tuyệt để bạn tham gia và chia sẻ với cộng đồng, thể hiện khả năng và tài năng của bạn. . Nhớ con quá, làm sao bây giờ? Khi bọn trẻ đi xa, về quê thăm ông bà hay đi trại hè, lẽ tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy nhớ con, và cả lo sợ, bồn chồn nữa. Sau. và bé, và sau đó hãy cho con biết rằng bạn tin tưởng chúng sẽ có những lựa chon tốt. Hãy nhớ lý do vì sao bạn lại gửi / cho phép con mình thực hiện chuyến đi ấy. Con bạn không những được vui. điều gì các con làm, thậm chí cả khi chúng đã lớn tướng. Liệu điều đó có đúng, và chúng ta có phải đang tạo ra một thế hệ trẻ Đôi khi cha mẹ cũng cần để con tự mình xoay xở con rụt rè

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w