1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nhiếp ảnh siêu nhanh – làm sao để chụp một quả bóng nước khi nó vỡ tung doc

11 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 514,5 KB

Nội dung

Nhiếp ảnh siêu nhanhlàm sao để chụp một quả bóng nước khi vỡ tung . Bằng chiếc camera với tốc độ chụp ảnh lên đến 1/40.000 giây, những tấm hình này cho thấy cái khoảnh khắc phi thường của các quả bóng nước khi chúng nổ tung cái khoảnh khắc này diễn ra nhanh đến độ mắt người không thể nhìn thấy. Nhiếp ảnh gia Edward Horsford đã bỏ nhiều giờ liền trong khu vườn sau nhà (tại thành phố London) vào ban đêm để chụp lại những hình thù phức tạp này, chúng luôn khác nhau vì phản ứng (của các quả bóng lúc bể tung) luôn khác nhau. Một tấm hình đã chụp được cảnh một quả cầu nước đỏ chót vào đúng thời điểm 1/1000 giây sau khi quả bóng bọc số nước đó vỡ tung, và dòng nước phun thành từng tia chi chít trên tay Edward. . Một tấm khác cho thấy cảnh miếng da cao su của trái bóng bám vào phần nước bên trong, cả bóng lẫn nước đang lơ lửng trong không khí. . “Chụp những pô hình này là một quá trình khá bừa bộn, nên tôi phải làm việc ở bên ngoài.” Edward nói. “Mỉa mai thay, trong khi những bức ảnh tôi chụp trông rất sáng sủa và màu mè, tôi lại hoàn toàn làm việc trong bóng tối.” Với mục đích chụp lại những hình thù khác nhau của các quả bóng vỡ, anh liên tục sửa đổi thí nghiệm của mình. “Tôi có thể thay đổi kích cỡ, vị trí, hình dạng (của bóng), hoặc thay đổi chỗ và cách mà bàn tay của tôi xuất hiện trong hình,” Edward nói. “Khi thực hiện công đoạn chiếu sáng, góc và hướng chụp hình tạo sự khác biệt rất lớn, từ ánh sáng mạnh, trực diện cho tới kiểu rọi đèn trung dung hơn.” Anh cũng kể thêm “Một yếu tố lớn tác động đến hình ảnh chụp được là cách canh giờ, thế nên tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm, và phải điều chỉnh thật khéo léo.” . Một yếu tố lớn nữa là may mắn, tất cả các quả bóng vỡ theo đủ kiểu khác nhau, nước cũng bắn theo các hướng khác nhau. “Nếu đã có sẵn một hình ảnh nhất định trong đầu, tôi phải mất vài lần thử thì mới chụp được cái tôi đã hình dung.” Edward dùng một chiếc đinh dài để chọc thủng những quả bóng nước, rồi tiếng vỡ của quả bóng sẽ kích hoạt đèn flash, máy ảnh của Edward thì luôn tự động chụp hình. “Có hai dụng cụ chính ngoài chiếc máy ảnh, chứ bản thân cái camera thực sự không quan trọng lắm trong suốt quá trình chụp,” Ed nói thêm. “Một là chiếc đèn flash chiếu sáng, hai là bộ kích hoạt tự động (theo âm thanh bong bóng vỡ) có tốc độ cao do tôi tự chế.” “Tiếng vỡ không kích hoạt máy ảnh mà kích hoạt đèn flash. Trên thực tế, tôi chỉnh cho chiếc máy ảnh chụp hình liên tục trong bóng tối đen kịt trước khi tôi chọc thủng bóng.” Anh giải thích, “Khi bóng vỡ, đèn flash lóe lên, chiếu sáng những gì đang xảy ra trước máy ảnh. Đấy là lí do tại sao người ta gọi thể loại này là chụp hình highspeed (chụp hình tốc độ cao). Một cú flash thì cực kì nhanh, nhưng không phải máy ảnh nào cũng có thể hoạt động với tốc độ đó*. “Tôi có thể chỉnh bộ kích hoạt âm thanh của mình theo các ngưỡng âm khác nhau, và cũng có thể chỉnh thời gian ‘chờ’ từ lúc bóng vỡ đến lúc đèn được kích hoạt. Với khoảng chờ này, tôi có thể căn xem máy ảnh của mình sẽ bắt đầu chụp vào phần giây thứ mấy sau khi bóng vỡ (ví dụ: có tấm chụp lúc bóng đã bể hết, có tấm chụp lúc bóng mới vừa bể với phần da cao su và nước vẫn dính vào nhau). Nếu không có khoảng chờ, tôi sẽ phải chụp hình của quả bóng trước khi bể.” “Hình dạng của nước đa số phụ thuộc vào hình dạng nguyên thủy của quả bóng. Tôi thường dùng bóng tròn, rồi cầm bóng ở những tư thế khác nhau.“ . “Đôi lúc tôi còn tung quả bóng lên cao để khi đèn lóe, tôi sẽ chụp được một hiệu ứng hay.” Eward kể “Lượng nước cũng có ảnh hưởng, bóng ‘căng nước’ thì sẽ cho ra nhiều tia nước hơn, còn bóng ‘lỏng’ sẽ khiến đường viền của nước trông nhẵn hơn.” Sau khi chia sẻ hình ảnh của mình trên mạng, các tác phẩm của Ed đã thu hút nhiều người hâm mộ khắp nơi trên thế giới, bao gồm một học sinh ở Nam Mỹ và một phóng viên ảnh ở Nhật Bản. “Tôi không bao giờ có ý định ‘chuyên sâu’ vào đề tài bong bóng nước,” anh nói thêm. “Ý định của tôi chỉ là: chụp vài hình thú vị, rồi chuyển sang một chủ đề khác.” Edward thừa nhận “Nhưng khổ cái, mỗi lần tôi chụp, tôi lại nghĩ ra thêm nhiều ý tưởng mới để làm cho các bức ảnh bong bóng đa dạng hơn, hoặc muốn chụp chúng trong các tư thế khác thường hơn. Tôi bị dính một rắc rối muôn thuở: càng đào sâu vào một đề tài tưởng chừng đơn giản, bạn càng nhận ra rằng thực sự không hề đơn giản chút nào.” Mời mọi người xem các tác phẩm khác trong series Bong bóng nước của Edward: . . . . . [...]... * Những chiếc máy có độ phản ứng nhanh (máy thuộc loại DSLR) như Nikon D3S, Canon EOS, hay Exilim EX-FH20 của Casio… thường được dùng để chụp ảnh highspeed . Nhiếp ảnh siêu nhanh – làm sao để chụp một quả bóng nước khi nó vỡ tung . Bằng chiếc camera với tốc độ chụp ảnh lên đến 1/40.000 giây, những tấm hình này cho thấy cái khoảnh khắc. vào ban đêm để chụp lại những hình thù phức tạp này, chúng luôn khác nhau vì phản ứng (của các quả bóng lúc bể tung) luôn khác nhau. Một tấm hình đã chụp được cảnh một quả cầu nước đỏ chót. giây sau khi quả bóng bọc số nước đó vỡ tung, và dòng nước phun thành từng tia chi chít trên tay Edward. . Một tấm khác cho thấy cảnh miếng da cao su của trái bóng bám vào phần nước bên

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w