Con tôi làm tôi phát điên Tôi thấy mình rất nóng nảy với con cái. Dường như tôi không thể kiềm chế được chính mình Khi chúng cố tình không nghe lời hay không tôn trọng tôi, tôi như muốn điên lên Làm sao để kiềm chế những cơn giận như thế? Hãy để ý thật kỹ: Có phải cách cư xử sai trái của trẻ làm bạn nổi nóng không? Hay chính quan điểm của bạn về hành vi của chúng tạo ra cảm giác giận dữ? Hãy suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi này. Trường hợp thứ nhất cho thấy là bạn không nén được những cảm xúc và hành động của mình. Trường hợp thứ hai có ý nói việc thay đổi quan điểm có thể làm thay đổi phản ứng của bạn. Làm nguôi cơn giận là một việc rất khó làm nhưng phải cố gắng nếu bạn không muốn đánh mất lý trí và trong lúc "điên lên" như thế thì đứa con tội nghiệp bị ăn đòn. Khi bạn cảm thấy cơn giận của bạn đang dâng lên, hoặc bạn đưa đứa trẻ ra ngoài đúng lúc, hoặc chính bạn hãy ra ngoài! Không ai ra khơi trong cơn giông bão cả! Có muốn giải quyết gì thì cũng để vài phút sau, khi bạn đã bình tĩnh lại đủ để đối diện với thực trạng một cách minh mẫn hơn. Hãy hiểu con bạn. Bạn nên cố gắng để hiểu nhiều hơn về sự phát triển của trẻ bằng cách đọc sách hay tham gia một lớp học. Nếu bạn học được rằng cách xư xử của trẻ lúc này bình thường và phù hợp với lứa tuổi, thì bạn sẽ không phản ứng quá mạnh mẽ như thế đối với trẻ. Ðiều kỳ lạ là các đứa trẻ đều rất giống nhau. Chính khi biết rằng con của bạn phản ứng lại theo một cách đặc thù nào đó, "vì lứa tuổi đó nó phải như thế" thì bạn sẽ điều khiển được vấn đề một cách bình tĩnh, đúng mực. Ðừng đánh: Nếu cơn giận của bạn khiến bạn đánh đập trẻ, thì bạn cần phải học những cách kiềm chế cơn bộc phát của mình. Một mẹo vặt rất thành công, giúp giải quyết phản ứng thể lý của bạn là hãy vỗ tay! Nói một cách nghiêm túc, khi bạn tự cảm thấy sắp đánh con, hãy đơn giản vỗ đôi tay thật to, mạnh và nhanh trong lúc bạn diễn tả cảm xúc giận dữ của mình. Hãy thử ngay bây giờ! Giả vờ như bạn đang giận, hãy vỗ tay, và nói với đứa trẻ trong tưởng tượng về cảm giác của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng cùng với sự giải tỏa cơn giận bị nén của bạn, cách đó giúp trẻ biết rõ thái độ của bạn khi nó "phạm tội". Hành động - đừng phản ứng trút giận. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những thứ làm cho bạn cảm thấy bực mình. Sắp xếp lại những nguyên tắc trong gia đình. Liệt kê những hậu quả vì phá luật. Hãy chia sẻ những mong ước rõ ràng với trẻ. Trước hết quyết định những phương pháp kỷ luật nào bạn sẽ dùng. Nếu bạn có sẵn một kế hoạch trước đó, thì có thể bạn sẽ không mất sự kiềm chế khi trẻ cư xử không đúng. Hãy ôm chặt chúng vào lòng: khi bạn cảm thấy muốn giang đôi tay ôm choàng lấy nó, thì hãy LÀM như vậy - và âu yếm nó. Hãy ôm chặt trẻ trong vòng tay. Nếu có thể hãy làm điều đó trước gương hay trước cửa kính phản chiếu. Một vài phút thinh lặng, trong lúc bạn ôm con mình, sẽ làm dịu đi cơn giận của bạn với cảm xúc yêu thương mạnh mẽ giữa bạn và con. . Con tôi làm tôi phát điên Tôi thấy mình rất nóng nảy với con cái. Dường như tôi không thể kiềm chế được chính mình Khi chúng cố tình không nghe lời hay không tôn trọng tôi, tôi như. thể làm thay đổi phản ứng của bạn. Làm nguôi cơn giận là một việc rất khó làm nhưng phải cố gắng nếu bạn không muốn đánh mất lý trí và trong lúc " ;điên lên" như thế thì đứa con tội. hãy LÀM như vậy - và âu yếm nó. Hãy ôm chặt trẻ trong vòng tay. Nếu có thể hãy làm điều đó trước gương hay trước cửa kính phản chiếu. Một vài phút thinh lặng, trong lúc bạn ôm con mình, sẽ làm