1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC

21 4,1K 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động

Trang 1

Đề tài:

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về: Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDP/người, năng suất lao động,

so sánh tốc độ tăng trưởng GO và GDP đóng góp vào tăng trưởng

theo ngành, đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào

Rút ra nhận xét về mô hình tăng trưởng ở Việt Nam thời gian qua

Đặt vấn đề:

I Mục tiêu nghiên cứu:

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là điều kiện tiên quyết của nhiềuquốc gia đang phát triển giải quyết các mục tiêu vĩ mô và đuổi kịp các quốcgia phát triển, Việt Nam cũng nằm trong số đó Để đạt được điều này, việc ápdụng mô hình tăng trưởng kinh tế nào là yếu tố quan trọng nhất Từ năm 1991đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng GDP khôngngừng gia tăng qua các năm, đạt được nhiều thành tựu đáng kể Nhóm 8chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn

1991 – 2009 và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này

II Giới hạn nghiên cứu:

Trên cơ sở các số liệu thống kê về tình hình kinh tế Việt Nam về tốc độtăng trưởng GDP chung, của từng ngành; GDP bình quân đầu người; năngsuất lao động; tốc độ tăng trưởng GO và GDP; đóng góp vào tăng trưởng theongành; đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào (K,L, TFP), nhóm chúng tôithực hiện đánh giá chung nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009,qua đó phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này

Trang 2

III Kết cấu nội dung nghiên cứu:

1 Tăng trưởng trong phát triển kinh tế.

2 Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2009.

3 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009 và những kiến nghị.

Trang 3

I Tăng trưởng trong phát triển kinh tế:

1 Nội hàm của tăng trưởng kinh tế:

1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tănglên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời

kỳ này so với thời kỳ trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy

mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng

- Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít,còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phảnánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ

1.2 Thước đo và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

a) Các thước đo tăng trưởng kinh tế:

- GO-Tổng giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụđược tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhấtđịnh

- GDP-Tổng sản phẩm quốc nội: là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch

vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốcgia tạo nên trong một thời kỳ nhất định

- Ngoài ra còn các thước đo khác như GNI - tổng thu nhập quốc dân,GDP bình quân đầu người, năng suất lao động

b) Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:

Bao gồm các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế Tuy nhiên do giớihạn nghiên cứu nên nhóm chúng tôi chỉ nêu ra các nhân tố kinh tế

Trang 4

Việc gia tăng sản lượng ở các nước này bắt nguồn từ sự gia tăng đầu vàocủa các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số với sản lượng, các yếu tố nàybao gồm vốn, lao động, đất đai tài nguyên, công nghệ và kỹ thuật.

- Vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất Nóbao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng

kỹ thuật …(không tính tài nguyên thiên nhiên như đất đai và khoáng sản…).Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm sảnlượng tăng

- Lao động với tư cách là nguồn lực của sản xuất, được đánh giá bằngtiền trên cơ sở thị trường Lao động là nhân tố sản xuất đặc biệt, lao độngkhông đơn thuần chỉ là số lượng lao động hay thời gian lao động mà nó cònbao gồm cả chất lượng lao động mà người ta gọi là vốn nhân lực Đó là conngười bao gồm trình độ tri thức, học vấn và những kỹ năng, kinh nghiệm laođộng sản xuất nhất định Chi phí nhằm nâng cao trình độ của lao động đượccoi như đầu tư dài hạn cho đầu vào

- Đất đai, tài nguyên: đất đai là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp Mặc dù ngày càng có nhiều nước có nền kinh tế côngnghiệp hiện đại, nhưng cũng không thể không cần đất đai Do diện tích đất đai

là cố định, người ta phải thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng đất đaibằng cách đầu tư thêm lao động và vốn trên một đơn vị diện tích đất Các tàinguyên cũng là đầu vào trong quá trình sản xuất: các sản phẩm từ trong lòngđất, từ rừng và biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú đượckhai thác sẽ làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng, nhất là đối với cácnước đang phát triển Nói chung tài nguyên là khan hiếm tương đối so vớinhu cầu Vì phần lớn tài nguyên cần thiết cho sản xuất và đời sống đều cóhạn, do đó có nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên

Trang 5

trong sử dụng cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một lượnggiá trị gia tăng so với chi phí các đầu vào khác để tạo ra để tạo ra nó

- Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới (tiến bộ công nghệ): đây làkết quả có được nhờ sự tích lũy kinh nghiệm trong lịch sử hoặc nhờ phát minhmới áp dụng trong kỹ thuật hiện tại Công nghệ và kỹ thuật mới ngày càng trởthành một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với tăng trưởngkinh tế Hiện nay, các nước phát triển đang tích cực nghiên cứu và triển khai,nhằm áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đẩy nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế Trong khi đó, các nước đang phát triển thường chịu sựphụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật được chuyển giao từ các nước công nghiệpphát triển, bản thân các nước này cũng tích cực trong việc triển khai áp dụngkhoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Ngoài các nhân tố trên, ngày nay người ta còn đưa hàng loạt các nhân

tố kinh tế khác tác động tới tổng cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, khảnăng tổ chức quản lý Các nhân tố tác động đến tổng cung này mặc dù tạo ra

sự tăng trưởng nhất định, song trên thực tế rất khó đo lường, không thể đốichiếu cụ thể như những yếu tố sản xuất khác, bởi ảnh hưởng phức tạp của nóđến các luồng đầu vào khác Do vậy, chỉ có thể coi đó là các dữ kiện hơn làcác yếu tố sản xuất

2 Ý nghĩa nghiên cứu của tăng trưởng kinh tế trong phát triển kinh tế:

Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó baogồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như

phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷtrọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Pháttriển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm

Trang 6

kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảmbảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Mặt

số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăngtrưởng Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn cócủa nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khácvới các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng được qui định bởi các yếu tốcấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởngkinh tế

Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong phát triển kinh tế là một vấn đề vôcùng quan trọng.Tăng trưởng kinh tế là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giámột cách tổng quát tình hình kinh tế của mỗi nền kinh tế, là căn cứ để dự báo

sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế đó trong những năm sau

Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng

ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển

vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quyluật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việclàm Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nướckhông thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi, giao lưu và hội nhập vớithế giới bên ngoài, mờ rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đấy mạnh xuất - nhậpkhẩu, tổ chức kinh tế theo hưởng mở có kiểm soát

Do vậy và đương nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng,liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia Bởi thế, chính phủ nước nàocũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cáigốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác Trên cơ sở giải quyết vấn đềtảng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết

Trang 7

hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xãhội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách choquốc phòng an ninh Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ởmức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rấtnan giải Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng(khoảng những năm 1976 - 1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởngkinh tế quan trọng như thế nào.

Như vậy, đối với xã hội, vấn đề mấu chốt không chỉ là phát triển mà là

sự phát triển bền vững, không chỉ nhằm tới sự giàu có của hiện tại mà là sựphồn vinh trong tương lai Phát triển bền vững đang là một bài toán rất khógiải đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay

Có thể hiểu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển như quan hệgiữa phương tiện và mục đích Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển,muốn phát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế Nhưng,tăng trưởng kinh tế không phải là đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi làquan trọng nhất cho sự phát triển Có thể coi ý kiến của các chuyên gia kinh tếthuộc Ngân hàng thế giới sau đây là rất có cơ sở: "Phát triển là nâng cao phúclợi của nhân dân Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe vàbình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế.Báo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn.Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưngtrong bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ"

Như vậy, ngoài tăng trưởng kinh tế, sự phát triển và tiến bộ xã hội còncần phải được đại diện bằng những tiêu chí nào? Một tiêu chí khác của sựphát triển cũng quan trọng không kém so với tiêu chí tăng trưởng kinh tế đó làcông bàng xã hội và các giá trị con người

Trang 8

II Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua:

1 Tốc độ tăng trưởng GDP chung và thu nhập bình quân đầu người:

1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt ở mức cao và được duy

trì trong nhiều năm:

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000Tốc

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm là khá

cao trong khu vực Tuy vậy tính chu kỳ thể hiện quan các năm cũng rất rõ rệt,

cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng đạt 5.8% (năm 1991), đây là kết quả đạt được trong

giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, liên tục tăng trong những năm tiếp theo và

vượt mức 9% (năm 1995, 1996) Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những

bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu và được đánh giá cao

trong con mắt bạn bè quốc tế Cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng sụt giảm

xuống 8.15% và giảm mạnh vào năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng

Trang 9

hoảng tài chính Châu Á bắt nguồn từ Thái Lan Đến năm 1999, tốc độ tăngtrưởng của Việt Nam chỉ còn 4.77%.

- Nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng, chỉ sau một năm, Việt Nam đãlấy lại đà tăng trưởng Tuy không thực sự cao nhưng lại khá ổn định, từ6.78% (năm 2000) đến 8.44% (năm 2005) Đầu năm 2006, Việt Nam đượccông nhận là thành viên của WTO, đây là thành tựu quan trọng góp phần tạo

ra nhiều triển vọng cho kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức to lớn.Cuối năm 2007, đầu năm 2008, sự kiện “vỡ bong bóng “ bất động sản ở Mỹ

đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế nhiều nước trên thế giới, kếtquả là một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên quy mô toàn cầu Trongquá trình hội nhập, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này,tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 8.45% (năm 2007) xuống 6.23% (năm 2008)

và dừng ở mức 5,32% vào năm 2009

1.2 Thu nhập bình quân đầu người (GDP trên đầu người):

Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người được tính theo công thức:Tốc độ tăng GDP/người = Tốc độ tăng GDP - Tốc độ tăng dân số (I)

Trang 10

Bảng 2: Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995 – 2009)

Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thể hiện mức sốngtrung bình của người dẫn ở quốc gia đó, tại Việt Nam GDP/người tăng liêntục và càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh

Tốc độ gia tăng dân số tại Việt Nam dao động quanh mức 1.2%/năm,trong khi tốc độ tăng GDP tăng nhanh, do đó thu nhập bình quân đầu ngườităng nhanh

Tuy vậy, thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn được xem là thấp so vớicác nước khác:

Trang 11

Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người 2007

(GDP/người theo PPP)

Nguyên nhân của hiện tượng này là do Việt Nam có xuất phát điểm thấphơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới, tỉ lệ thất nghiệp chưa ổnđịnh, thêm vào đó tốc độ gia tăng dân số không cao nhưng dân số vẫn rấtđông

2 So sánh tốc độ tăng trưởng GO và GDP:

Công thức tính GO:

GO = GDP(VA) + Chi phí trung gian (II)

Trang 12

Động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam

Bảng 4: Động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam(2001- 2006)

Theo công thức (II) và bảng 4, tốc độ tăng trưởng GO cao hơn rất nhiều

so với tốc độ tăng trưởng GDP Tức là chí phí trung gian trong sản xuất củaViệt Nam là rất lớn

Nguyên nhân là do đặc trưng của họat động sản xuất tại Việt Nam, chủyếu nhập nguyên, nhiên vật liệu từ nước ngoài về gia công, chế biến, lắp ráp

để tạo thành phẩm, không đạt hiệu quả kinh tế cao Hạn chế này cùng vớinhững yêu cầu trong họat động sản xuất là nhiệm vụ đặt ra cho Việt Nam

3 Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành:

Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng theo ngành của Việt Nam trong thờigian qua có nhiều chuyển biến tích cực:

Trang 13

Bảng 5: tỷ trong đóng góp vào GDP của Việt Nam ( 1991 -2009)

Chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam theo hướng hiện đại:

- Tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm 17% trong 20 năm và đang có xuhướng giảm Điều này là do quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra khámạnh, diện tích đất nông nghiệp bị giảm sút, ảnh hưởng đến sản lượng củangành

- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng hơn 20%, và có xu hướng tănglên Tuy vậy xét theo giá trị thực tế thì sản lượng của ngành không cao, chưađáp ứng được nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Nhìn chung sự thay đổi phù hợp với xu hướng giảm dần tỉ trọng ngànhnông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Đây là

Trang 14

một trong những nguyên nhân khiến GDP của Việt Nam tăng trưởng với tốc

độ cao trong quá trình đẩy mạnh Công nghệp hóa

4 Đóng góp vào tăng trưởng của các nhân tố đầu vào:

Bảng 6: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong GDP

- Hiện tại mức ICOR của Việt Nam vẫn là khá cao so với các nước , vàonăm 2009 ICOR của Việt Nam là 8, năm 2008 là 6,66, hiệu suất đầu tư đãgiảm 20%.Chỉ số ICOR cao cho thấy hiểu quả vốn đầu tư đạt mức thấp, gâylãng phí và thất thoát khá nhiều Nguyên nhân của hiện tượng này là do trình

và tình trạng tham ô, tham nhũng của cán bộ quản lý, gây mất lòng tin của cácnhà đầu tư

4.2 Nhân tố lao động:

- Nhân tố lao động là một trong những thế mạnh của Việt Nam, đónggóp của nó cho GDP đang có chiều hướng tăng lên Nhưng tỷ lệ đó vẫn cònquá thấp so với tiềm lực của nhân tố này

- Có rất nhiều nguyên nhân :

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. LA.Nguyễn Duy Thục (03/2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Trường hợp tỉnh Bình Định”, Tạp chí "Kinh tế và Phát triển
8. Tổng cục thống kê, trang web http://www.gso.gov.vn Link
1. TS. Phan Thị Nhiệm - Chương trình giảng cho các lớp cao học kinh tế 2. Thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) và cơ sở dữ liệu củaUNCTAD Khác
4. Báo cáo Phát triển thế giới ( World Bank)- Năm 2007 Khác
5. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam 2006-2010 và sổ tay KH 2007 (Bộ KH&ĐT) Khác
6. Tư liệu kinh tế các nước thành viên Asean, 2004 7. Hệ thống tài khoản quốc gia (NSA) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1991 - Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC
Bảng 2. Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1991 (Trang 8)
Bảng 2: Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995 – 2009) - Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC
Bảng 2 Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (1995 – 2009) (Trang 10)
Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người 2007 - Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC
Bảng 3 Mức thu nhập bình quân đầu người 2007 (Trang 11)
Bảng 4: Động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam(2001- 2006) - Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC
Bảng 4 Động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt Nam(2001- 2006) (Trang 12)
Bảng 5: tỷ trong đóng góp vào GDP của Việt Nam ( 1991 -2009) - Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động,.DOC
Bảng 5 tỷ trong đóng góp vào GDP của Việt Nam ( 1991 -2009) (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w