Củ hành vị thuốc của mọi nhà Khoa học đã chứng minh củ hành có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, chống đầy bụng, khó tiêu vì trong hành có các men invertin, pepsin, pancreatin góp phần vào quá trình chuyển hóa các chất đạm, mỡ và đường. Chất alicin trong tinh dầu hành có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Củ hành và tác dụng chữa bệnh của nó bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Đời Hùng Vương thứ 18, vào dịp Tết Nguyên đán, nhà vua truyền cho bàn dân thiên hạ mở hội ăn mừng thắng lợi sau một năm lao động vất vả. Do ăn uống, nhiều người bị đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy. Nhà vua rất lo, bàn với các quan lang trong triều và thăm dò muôn dân để tìm cách chạy chữa dịch bệnh. Có một bác nông dân tên là Thông Bạch đề nghị cho mọi người dùng củ hành. Vị thuốc dân dã này đã có tác dụng thần hiệu, dập tắt được căn bệnh một cách nhanh chóng. Nhà vua rất mừng, bèn phong quan hầu cho người nông dân và lấy tên Thông Bạch đặt cho củ hành để đền đáp công ơn người đã cứu nhân độ thế. Từ đó, củ hành đã trở thành vị thuốc tốt để phòng và chữa bệnh. Y học cổ truyền coi củ hành có vị cay, hăng, tính ôn, vào hai kinh phế và vị, có tác dụng thanh nhiệt, làm toát mồ hôi, giúp tiêu hóa, giải độc, lợi tiểu. Củ hành thái nhỏ, sắc uống chữa bí đái và giã nát, trộn với mật ong, đắp băng làm vết thương mau lành. Sách cổ còn ghi ăn hành sống liên tục làm tóc chóng bạc, mắt mờ, bí mồ hôi. Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi khi bị cảm cúm, nhức đầu, người ta thường lấy 3 củ hành, một nắm lá tía tô, 1-2 lát gừng sống và một quả trứng gà. Hành và tía tô rửa sạch, thái nhỏ; gừng giã nát. Tất cả đựng trong một bát sạch, đập trứng gà vào, trộn đều, thêm ít nước mắm hoặc muối. Lấy một nắm gạo tẻ, vo sạch, nấu thành một bát cháo to. Khi cháo chín, đang lúc còn nóng sôi, đem đổ vào bát có hành, tía tô, gừng và trứng, khuấy đều, ăn nóng. Sau đó, đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Có người lại chỉ dùng củ hành và gừng. Nước sắc củ hành uống chữa bí đái, đại tiện khó khăn; dùng xông trị cảm cúm, ngạt mũi, viêm mũi; súc miệng tránh được những bệnh về răng miệng và thụt hậu môn để tẩy giun kim. Củ hành phơi khô, phối hợp với củ gừng già, sao cho thơm, sắc nước uống làm thuốc kích thích tiêu hóa, chống nôn mửa. Để chữa mụn nhọt, chủ yếu làm mụn chóng mưng và vỡ mủ, lấy một củ hành với ít muối, gói vào vải xô sạch, hơ nóng, đắp băng. Ngày làm một lần. Củ hành đắp riêng hoặc nấu thành cao đặc rồi trộn với mật lợn và nước ép củ tỏi, lá trầu không, lá ớt, bôi làm phục hồi nhanh các vết bỏng, vết thương. Bài thuốc có củ hành Chữa cảm sốt, đau đầu, ngạt mũi: Củ hành 30g, đạm đậu sị 15g, gừng sống 10g, chè hương 10g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm một lần trong ngày. Đắp chăn cho ra mồ hôi. Chữa cảm lạnh, ho, sốt, nhức đầu: Củ hành một phần; hoắc hương, kinh giới, sắn dây, mỗi vị 3 phần; tía tô, bạc hà, hương phụ, mỗi vị 2 phần; gừng tươi một phần. Tất cả sao giòn, tán khô. Mỗi ngày, người lớn dùng 30-40g hãm uống, chia làm 2-3 lần; trẻ em tùy tuổi, 10-20g. Chữa giun kim: Củ hành 30g giã nhỏ, đun sôi nhỏ lửa với 100ml nước. Lọc bỏ bã. Dùng thụt hậu môn cho trẻ trước khi đi ngủ với liều 10ml đối với trẻ 4-5 tuổi, 15ml cho trẻ 7-8 tuổi. . Củ hành vị thuốc của mọi nhà Khoa học đã chứng minh củ hành có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, chống đầy bụng, khó tiêu vì trong hành có các men invertin,. nhanh chóng. Nhà vua rất mừng, bèn phong quan hầu cho người nông dân và lấy tên Thông Bạch đặt cho củ hành để đền đáp công ơn người đã cứu nhân độ thế. Từ đó, củ hành đã trở thành vị thuốc tốt. làm một lần. Củ hành đắp riêng hoặc nấu thành cao đặc rồi trộn với mật lợn và nước ép củ tỏi, lá trầu không, lá ớt, bôi làm phục hồi nhanh các vết bỏng, vết thương. Bài thuốc có củ hành Chữa