Từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí các đới
Trang 1TUẦN 33
Thứ hai, ngày 19 tháng 04 năm 2010
Đạo đức
Tiết 33
Dành cho địa phương (t2)
Toán
Tiết 161
Kiểm tra
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 97-98
CÓC KIỆN TRỜI
I Mục đích yêu cầu
A Tập đọc
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải trong bài
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ
phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B Kể chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh họa kể lại một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật
trong truyện
2.Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét, đánh giá lời bạn kể
II Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc
- Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc
III Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
A Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét – cho điểm
B Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Buổi học thể dục
2.Luyện đọc
- Gv đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng câu
Chỉnh phát âm
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3.Tìm hiểu bài
- Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Cuốn sổ tay và trả lời
câu hỏi
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đồng thanh cả bài
- Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều
Trang 2- Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi
đánh trống?
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
- Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi
như thế nào?
- Theo em, Cóc có những điểm gì đáng
khen?
4.Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm một đoạn
- Cho HS đọc theo vai
GV nhận xét, khen ngợi
khổ sở
- Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa
- Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống Trời nổi giận sai Gà ra trị tội Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha
đi Trời sai Chó ra bắt Cáo Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi
- Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu
- HS thảo luận: Cóc có gan lớn dám đi kiện
Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời
- HS nghe
- HS phân vai thi đọc
- Vài HS thi đọc đoạn
Kể chuyện
- Dựa vào tranh minh họa hãy kể lại một
đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật
- Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1
GV nhận xét, khen
- HS kể mẫu đoạn 1
- HS kể theo cặp
- 4HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp
- 1 HS kể cả câu chuyện
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài Hãy kể
câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn
bị bài “Mặt trời xanh của tôi”
- HS nghe
Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Chính tả
Tiết 65
Cóc kiện trời I/ Mục tiêu :
- Nghe-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2)
- Làm đúng bài tập 3b
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập ở 3b
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
Trang 32.Bài cũ :
- GV cho học sinh viết các từ học sinh viết sai trong
bài chính tả trước
- Nhận xét bài cũ
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần
- Gọi học sinh đọc lại bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét
bài sẽ viết chính tả
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết
hoa ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó,
dễ viết sai
- GV đọc chính tả
- GV chấm – nhận xét
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
chính tả
* Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo,
In-đô-nê-xi-a, Lào
* Bài tập 2b: Gọi 1 HS đoc yêu cầu phần b
- Cho HS làm bài vào vở bài tập
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Chín mọng ; mơ mộng ; hoạt động ; ứ đọng.
- Nhận xét
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng
chính tả
- Học sinh cả lớp viết vào bảng con
- Học sinh nghe
- 2 học sinh đọc
- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô
- Đoạn văn trên có 3 câu
- Các chữ đứng đầu câu, đầu đoạn, và các tên riêng
- Học sinh viết vào bảng con
- HS viết chính tả
- Đọc và viết lại tên 5 nước Đông Nam
Á sau đây vào chỗ trống:
- Điền vào chỗ trống o hoặc ô:
Toán
Tiết 162
Ôn tập các số đến 100 000 I/ MỤC TIÊU :
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 (a ; cột 1 câu b) ; 4
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi BT 4
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Trang 41 Khởi động :
2 Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Ôn tập các số đến 100 000
Thực hành :
• Bài 1 : Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi
vạch:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên lưu ý học sinh những số viết dưới tia
số là những số tròn chục nghìn
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Cho HS thi đua sửa bài
- Giáo viên nhận xét
• Bài 2 : Viết (theo mẫu):
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
54 175 Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi lăm
90 631 Chín mươi nghìn sáu trăm ba mươi mốt
14 034 Mười bốn nghìn không trăm ba mươi tư
8066 Tám nghìn không trăm sáu mươi sáu
71 459 Bảy mươi mốt nghìn bốn trăm năm mươi chín
48 307 Bốn mươi tám nghìn ba trăm linh bảy
2003 Hai nghìn không trăm linh ba
10 005 Mười nghìn không trăm linh năm
• Bài 3 : Viết (theo mẫu):
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
Nhận xét- sửa chữa
• Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Giáo viên nhận xét
4 Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau
- Hát
- HS đọc
- HS làm bài
- Học sinh thi đua sửa bài
- Cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài
- HS đọc
- HS làm bài a) 2005 ; 2010 ; 2015 ; 2020 ; 2025
b)14 300 ; 14 400 ; 14 500 ; 14 600 ; 14 700 c) 68 000 ; 68 010 ; 68 020 ; 68 030 ; 68 040
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 65
Các đới khí hậu I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất : nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 124, 125 trong SGK
- Quả địa cầu; tranh, ảnh do sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Năm, tháng và mùa
- Hát
Trang 5- Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt
Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao
nhiêu vòng ?
- Nhận xét
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Các đới khí hậu
Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong
SGK trang 124, 125 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán
cầu và Nam bán cầu
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc
cực và từ xích đạo đến Nam cực
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày
trước lớp
- Giáo viên cho lớp nhận xét
• Kết luận : Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu Từ
xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực
có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí các
đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa
cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định đường xích
đạo trên quả địa cầu
- Giáo viên xác định trên quả địa cầu 4 đường
ranh giới giữa các đới khí hậu Những đường đó là:
chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng
cực Nam Sau đó, có thể dùng phấn hoặc bút màu
tô đậm 4 đường đó
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ các đới khí
hậu trên quả địa cầu
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi theo
câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho
biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?
+ Tìm trên quả địa cầu, 3 nước nằm ở mỗi đới khí
hậu nói trên
- Giáo viên cho học sinh trưng bày các hình ảnh
thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác
nhau
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình
• Kết luận : Trên Trái Đất, những nơi càng ở
gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng
lạnh Nhiệt đới: thường nóng quanh năm ; ôn đới:
ôn hoà, có đủ 4 mùa ; hàn đới: rất lạnh Ở hai cực
của Trái Đất quanh năm nước đóng băng
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết học sau bài : Bề mặt Trái Đất
- Học sinh quan sát
+ Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu + Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và
từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
- Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Học sinh chú ý theo dõi
- Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của giáo viên
+ Học sinh trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu
• Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Êtiopia
• Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc
• Hàn đới: Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan + Học sinh tập trình bày trong nhóm, kết hợp chỉ trên quả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung
Trang 6Thủ công
Tiết 33
Làm quạt giấy tròn (tiết 3)
I MỤC TIÊU:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn
- Làm quạt giấy tròn đúng qui trình kĩ thuật
- HS thích làm đồ chơi
II CHUẨN BỊ:
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát
- Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp
- Cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán
- Tranh qui trình gấp quạt
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định:
2- Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới:
Tiết thủ công hôm nay các em sẽ được học
gấp quạt giấy tròn
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát giới
thiệu quạt mẫu và các bộ phận của quạt
+ Nếp gấp – cách gấp, buộc chỉ giống cách
làm quạt giấy đã học ở lớp một
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối 2 tờ
giấy thủ công theo chiều rộng
Hướng dẫn mẫu
Bước 1 : Cắt giấy
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều
dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiếu
dài 16 ô, rộng 12 ô để là cán quạt
Bước 2 : Gấp, dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở
phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo
chiều rộng cho đến hết sau đó gấp đôi để lấy
dấu giữa
+ Đặt tờ giấy vừa gấp bôi hồ dán mép 2 tờ
giấy đã gấp vào với nhau dùng chỉ buộc vào
giữa
Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn theo cạnh
16 ô với nếp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy
Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán
quạt
Gấp quạt giấy tròn
Trang 7* Hoạt động 2 : HS thực hành làm quạt giấy
tròn và trang trí
- Gọi HS nhắc lại các bước
- Cho HS thực hành Quan sát theo dõi
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét, đánh giá
4 Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS – kĩ năng thực
hành
- Ôn các bài đã học
- Chuẩn bị tốt các dụng cụ để làm bài kiểm tra
cuối năm
+ Bước 1: cắt giấy
+ Bước 2: Gấp, dán quạt + Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Thực hành làm quạt giấy tròn
- Trưng bày sản phẩm
- Cả lớp đánh giá sản phẩm
Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 99
Mặt trời xanh của tôi
I Mục đích yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài và biết cách dùng từ mới
- Hiểu điều bài thơ muốn nói: Tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh”
và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc
bài thơ)
II Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc
- Bảng viết sẵn bài thơ
III Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 3 học sinh
Nhận xét, cho điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Mặt trời xanh của tôi
2.Luyện đọc
- Gv đọc bài thơ
- Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
Chỉnh phát âm
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm
3.Tìm hiểu bài
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với
những âm thanh nào ?
- 3 HS đọc bài Cóc kiện trời và trả lời câu hỏi
về nội dung bài
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm
- HS đọc đồng thanh toàn bài
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác đổ về, như tiếng gió thổi ào ào
Trang 8- Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị ?
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
- Em có thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh”
không ? Vì sao ?
4.Luyện học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ
- GV HD học sinh luyện học thuộc lòng
- Cho HS thi đọc thuộc lòng
GV nhận xét, khen ngợi
5.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ chuẩn
bị bài “Sự tích chú Cuội cung trăng”
- Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua từng kẽ lá
- Tác giả thấy lá cọ giống như Mặt Trời vì lá
cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như các tia nắng
- Học sinh tự giải thích theo suy nghĩ
• Vì cách gọi ấy rất đúng – lá cọ giống như Mặt Trời mà lại có màu xanh
• Vì cách gọi ấy rất lạ – Mặt Trời không đỏ
mà lại xanh
• Vì Mặt Trời xanh thì hiền dịu…
- HS quan sát
- HS luyện học thuộc bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng
Toán
Tiết 163
Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 5
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi BT 1 và BT 5
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
3 Khởi động :
4 Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Ôn tập các số đến 100 000
Hướng dẫn thực hành :
• Bài 1: Điền dấu >, <, =:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho lớp nhận xét
• Bài 2 : Tìm số lớn nhất trong các số sau :
a) 41 590 ; 41 800 ; 42 360 ; 41 785
b) 27 898 ; 27 989 ; 27 899 ; 27 998
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Giáo viên nhận xét
• Bài 3 :
- Hát
- Học sinh nêu
- HS làm bài và sửa bài
27 469 < 27 470 70000 + 30000 > 99 000
85 100 > 85 099 80000 + 10000 < 99 000
30 000 = 29 000 + 1000 90000 + 9000 = 99 000
- HS đọc
- HS làm bài
a) 42 360 b) 27 998
Trang 9- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- GV cho HS thi đua sửa bài
- Giáo viên nhận xét
• Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả
đúng :
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Giáo viên nhận xét
4 Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau
- HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài
- 59 825 ; 67 925 ; 69 725 ; 70 100
- HS đọc
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài
Khoanh vào C 8763 ; 8843 ; 8853
Luyện từ và câu
Tiết 33
Nhân hoá I/ Mục tiêu :
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1)
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2)
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi BT1
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu
chấm, dấu hai chấm
- Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Nhận xét bài cũ
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Ôn luyện về Nhân hoá
• Bài tập 1
- Giáo viên cho hoc sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ, đoạn văn
+ Trong đoạn thơ có những sự vật nào được nhân hoá ?
+ Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng những cách
nào ?
+ Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ
thường dùng làm gì ?
+ Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác
giả dùng những cách nào ?
- Hát
- Học sinh sửa bài
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Cá nhân
- Trong khổ thơ có 3 sự vật được nhân hoá là : mầm cây, hạt mưa, cây đào
- Để nhân hoá các sự vật đó, tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây, dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa, dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào
- Từ mắt là từ chỉ một bộ phận của con người; các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là
từ chỉ hoạt động của con người; từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người
- Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giả dùng 2 cách: nhân hoá bằng từ chỉ bộ phận của người và nhân hoá bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Trang 10- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm:
Sự vật được
nhân hoá
Nhân hoá bằng
Từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Lá (cây) gạo anh em múa, reo, chào
- Nhận xét
+ Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
- Tất cả các hình ảnh được nhân hoá trên làm cho lời
thơ, câu văn miêu tả thêm sinh động, thân mật và gần
gũi, truyền cảm tới người đọc.
Hoạt động 2: Củng cố
• Bài tập 2
- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm
- Nhận xét
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thiên nhiên Dấu chấm và
dấu phẩy
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về các hình ảnh nhân hoá
- Học sinh làm bài
- Viết một đoạn văn ( từ 4 đến 5 câu ) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để
tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây
- Học sinh làm bài
Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2010
Tập viết
Tiết 33
Ôn chữ hoa : Y
I Mục đích yêu cầu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: “Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho.” (1 lần) bằng
cỡ chữ nhỏ
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng
II Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ Y viết hoa
- Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li
- Tập viết 3 Bảng con, phấn
III Các hoạt động dạy - học
A Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở tập viết của HS