1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Không nên tạo áp lực cho con trong việc học pot

4 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 100,51 KB

Nội dung

Không nên tạo áp lực cho con trong việc học Học là một điều rất cần thiết cho trẻ, song có nhều cha mẹ thường ép con mình học quá mức, muốn con phải đạt được kết quả tốt theo ý mình, trong khi sức học của trẻ thì có hạn. Không phải trẻ em nào cũng có thể trở thành học sinh giỏi được. Việc ép con học quá sức sẽ tạo áp lực cho trẻ, dẫn đến những kết quả không tốt về mặt tâm lí…. Trẻ bị áp lực trong việc học là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, ngay từ khi học tiểu học, một số trẻ đã bị bắt học rất nhiều thứ. Ngòai chương trình học trên lớp, các em còn bị cha mẹ bắt đi học thêm, học ngọai ngữ…., và điều quan trọng là phải học giỏi. Một số em sau một thời gian bị ép học thì đuối sức, dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút. Nhìn thấy trẻ giảm lực học như thế, một số cha mẹ đã không tìm hiểu nguyên nhân để giúp con mà thay vào đó là những lời mắng nhiếc làm cho trẻ như bị một gánh nặng đang đè lên vai, khiến các em không thể gánh nổi. Trường hợp đứa cháu của tôi là một ví dụ. Cháu Thanh từng là một học sinh ngoan và học giỏi ở tiểu học. Từ lúc lên lớp 6, cháu có những biểu hiện rất lạ. Khuôn mặt cháu đượm vẻ u buồn và có lúc tôi nhận được sự chán nản hiện rõ trên khuôn mặt cháu. Rồi một hôm tôi nhận được từ cháu bức thư viết như sau: “Con chán quá cô ơi! Ở nhà con cứ bị mẹ chửi hoài, con chẳng thể nói chuyên với mẹ được nữa, con chẳng muốn gọi bà ấy bằng mẹ nữa. Con muốn la hét quá, con thích qua nhà hàng xóm hơn ở nhà , mấy người hàng xóm của con cứ bảo con điên vì con buồn quá và đã tự lấy kéo cắt tóc, bây giờ nhìn đầu con xấu xí lắm, con muốn bỏ nhà đi quá! …Chẳng lẽ con cứ bị chửi hoài chỉ vì con không được học sinh giỏi.” Mỗi lần con vì lí do nào đó mà làm bài không tốt, con bị bà ấy cho ăn một trận đòn kèm theo những lời như: “Tại sao trước đây mày học tốt mà bây giờ lại sa sút thế hả con….?” Thật đau lòng trong trường hợp này. Chẳng lẽ vì không đạt được danh hiệu học sinh giỏi mà một đứa trẻ mới có lớp sáu phải thốt ra những lời như thế? Một trường hợp khác, một em học sinh lớp 10 là hàng xóm của tôi cũng đã để lại một bức thư cho mẹ em rồi ra đi vì lí do em bị thi lại môn Toán. Trong thư em nói với mẹ là “Con lên Đà Lạt kiếm sống, con tự đi làm, khi nào con kiếm được tiền và tự sống được thì con sẽ về, ba mẹ đừng tìm con.” Nhận được bức thư của em, người mẹ rất hối hận vì đã quá nặng lời với con về kết quả học tập của con bà. Qua tìm hiểu thêm một vài trường hợp nữa, tôi được biết những học simh lớp 6 và lớp 10 thường bị nhiều áp lực hơn những em học lớp khác. Một điều dễ thấy là khi các em học sinh thay đổi cấp học, đặc biệt là từ Tiểu học chuyển sang Trung học, từ Trung học cơ sở chuyển sang Trung học phổ thông, các em có nhiều thay đổi như về trường lớp, thầy cô, phương pháp học, lượng kiến thức, … Cả cách đánh giá về học lực của học sinh cũng có khác. Có những phụ huynh cứ thấy lực học của con có giảm sút so với cấp học dưới là cuống lên, dí các em đủ điều làm cho các em vừa lo vừa hỏang sợ. Tình trạng những cha mẹ tạo sức ép quá lớn đối với con cái trong việc học hiện nay không phải là ít. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của các em. Vì vậy, không nên tạo áp lực đối với trẻ. Các bậc phụ huynh cần tạo cho con mình sự thoải mái, vui vẻ, đừng nên ép con mình quá sức trong học tập. Chắc chắn con bạn sẽ có một kết quả tốt. . Không nên tạo áp lực cho con trong việc học Học là một điều rất cần thiết cho trẻ, song có nhều cha mẹ thường ép con mình học quá mức, muốn con phải đạt được kết. của các em. Vì vậy, không nên tạo áp lực đối với trẻ. Các bậc phụ huynh cần tạo cho con mình sự thoải mái, vui vẻ, đừng nên ép con mình quá sức trong học tập. Chắc chắn con bạn sẽ có một kết. mình, trong khi sức học của trẻ thì có hạn. Không phải trẻ em nào cũng có thể trở thành học sinh giỏi được. Việc ép con học quá sức sẽ tạo áp lực cho trẻ, dẫn đến những kết quả không tốt

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w