Học sáng tạo Bình thường, quy trình của một teen sẽ là: Chuẩn bị bài – Đến lớp nghe giảng – Xem lại bài ở nhà – Ghi nhớ những kiến thức vào đầuĐó là một qui trình tương đối khô khan. Tại sao bạn không sáng tạo ra những cách tiếp nhận của riêng mình để học tốt hơn? Hãy thử các cách sau nhé! 1. Chính sách “kề vai sát cánh” Hãy trang bị cho mình một cây bút và một cuốn sổ nhỏ, hai thứ này sẽ đi theo bạn dù ở bất cứ nơi đâu. Cuộc sống xung quanh ta luôn tồn tại nhiều điều thú vị mà chúng ta không thể tìm thấy trong sách vở. Hãy ghi lại tất cả những gì bạn nghe, đọc, nhìn hay cảm thấy được. Ví dụ: bạn tham gia vào chiến dịch tình nguyện của trường, hãy ghi lại cuộc sống của người dân những nơi bạn đến; bạn thấy những cảnh đời vất vả, khốn khó, hãy ghi lại; khi đến một địa danh, hãy lắng nghe sự tích về địa danh ấy…Tất cả những gì bạn ghi lại sẽ trở thành một kho kiến thức, một cuốn cẩm nang mà bạn rất cần cho việc học của bạn. Đặc biệt là trong môn Văn, Sử, Địa. Vi dụ: Trong bài Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), đề ra là: “Nét đẹp văn hoá dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ đầu của bài”. Nếu bạn đã từng có cơ hội đến thăm làng tranh Đông Hồ hay vùng quan họ Bắc Ninh, khi tiến hành phân tích bài, bạn đưa những kiến thức hiểu biết của mình (thường trong sách tham khảo không có), bài viết của bạn sẽ rất sinh động và chân thực. Tương tự, khi học về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bạn từng được tới thăm thành cổ Quảng Trị, địa đạo Củ Chi, đường Trường Sơn…Bạn không chỉ ghi lại các sự kiện mà còn thể hiện được cái nhìn và cảm xúc của mình khi làm một bài lịch sử. 2. Lên “khuôn” các kiểu bài Tất nhiên, mỗi một câu hỏi, đề bài đều có những cách giải quyết khác nhau, không thể làm theo cùng một mô-típ. Tuy nhiên, mỗi một môn học lại có những nhóm, những cụm bài tương đối giống nhau được hệ thống thành một loại và có cách giải quyết đã được đúc kết một cách tương đối chính xác. Các bạn hãy ghi vào cuốn sổ tay của mình cách giải quyết các kiểu bài tập như thế, bạn sẽ rất dễ dàng giải tốt, chỉ cần phát hiện ra dạng, kiểu bài đã được hệ thống thành công thức. VD: Trong môn sử, khi tìm hiểu về một cuộc cách mạng của một phong trào đấu tranh của một châu lục hay thời kì nào đó, ví dụ như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba trong Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Mỹ La tinh chẳng hạn. Dạng bài “phong trào cách mạng” bao giờ cũng có công thức như sau: - Nói qua về phong trào Giải phóng dân tộc ở Châu Mỹ Latinh mà cách mạng Cu ba là một bộ phận. - Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến cuộc cách mạng. + Nguyên nhân chủ quan bao gồm: lòng dân (căm thù, sục sôi ý chí muốn giành động lập); ý chí của đich đã bị lay chuyển, rệu rão… + Nguyên nhân chủ quan: thường là một sự kiện, tình huống lịch sử dẫn đến thế buộc một trong hai bên phải phá vỡ tình thế hiện thời–>”tức nước vỡ bờ”, thời cơ cách mạng đã chín muồi–>hành động. - Diễn biến (ngắn gọn, trình bày bằng gạch đầu dòng). - Kết quả (thắng, thua, thiệt hại…). Như trong loạt bài “Các chiến lược chiến tranh của Mỹ giai đoạn 1954-1975” (chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh một phía…) chẳng hạn, bao giờ cô dạy sử của tớ cũng sử dụng chung một câu là: “Quân dân ta đã chiến đấu oanh liệt, dũng cảm và kết quả là đã tiêu diệt được… - Nguyên nhân thất bại (nguyên nhân thắng lợi): cũng có chủ quan và khách quan, giống như trên. Về chủ quan, thường nói đến vai trò của các lãnh tụ và Đảng cầm quyền. - Ý nghĩa: chính là phần ảnh hưởng của cuộc cách mạng này với cục diện hai bên, mở rộng ra có cục diện thế giới hay cục diện của một phong trào rộng lớn nào đó mà cuộc cách mạng này là một bộ phận không thể tách rời. Lưu ý: Sau khi kết thúc phần trình bày, bạn nên có một đoạn kết luận tổng hợp một cách ngắn gọn tất cả các ý trên. Ví dụ : Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng lợi là kết quả của ý chí quyết tâm giành độc lập và tinh thần quả cảm dân tộc. Cuộc cách mạng ấy diễn ra trong gần 4 thập kỉ và cuối cùng đã giành thắng lợi vẻ vang. Chiến thắng của nhân dân Cuba là chiến thắng của những dân tộc nhỏ bé bị áp bức, đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng và giải phóng dân tộc thế giới. Từ nay, đất nước Cuba đứng trên vũ đài chính trị quốc tế. 3. Làm việc nhóm Một mình bạn không thể cáng đáng hết lượng kiến thức mênh mông thì tại sao không chia sẻ bớt cho những người bạn khác. Với một đơn vị bài, hãy chia các phần của một bài cho một bạn đảm nhiệm. Bạn ấy có nghĩa vụ, trách nhiệm phải tìm hiểu đầy đủ mọi vấn đề liên quan đến nội dung đấy. Học để thi chỉ là một phần. Học để thêm yêu và hiểu một môn học mới là điều khó. Sau đó, giao cho bạn ấy thời gian chuẩn bị và thời điểm cả nhóm sẽ trình bày nội dung được giao. Các bạn có thể đề ra một phần thưởng nho nhỏ (một chầu kem, vé xem phim…) với những bạn đã làm tốt để kích thích sự hăng say. VD: Bài “Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai”. Đây là một cuộc cách mạng diễn ra trong nhiều lĩnh vực (toán học, khoa học-công nghệ, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, năng lượng, chất liệu…). Hãy phân công mỗi một thành viên trong nhóm tìm hiểu, sưu tập tranh ảnh về một lĩnh vực. Rõ ràng, bạn sẽ dễ nhập tâm và dễ tiếp thu bài hơn khi được nghe bạn bè trình bày rồi. Không những thế, các bạn còn có thể đặt câu hỏi, phản biện, đặt vấn đề với những người bạn của mình để hiểu bài hơn. T.M, cô bạn của tớ đã hồ hởi: “Hôm kiểm tra học kì, nhờ có hôm tụi mình nói về cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà dù quên không ôn bài này, tớ vẫn có thể trình bày theo trí nhớ lúc được bọn bạn giảng giải đấy. Kết quả vẫn được loại khá”. 4. Biết cách liên hệ Thường thi mỗi môn trong một khối học, mỗi bài trong một chương trình học thường có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nếu các bạn biết cách liên hệ thì nó sẽ trở thành sự bổ sung kiến thức cho nhau rất tuyệt vời. Môn sử sẽ bổ sung kiến thức về thời gian, hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc sáng tác tác phẩm của nhà văn, thời đại nhà văn sống và cách nghĩ của con người khi ấy. Môn văn sẽ làm cho lời lẽ của môn sử chau chuốt hơn. Việc áp dụng các tác phẩm văn học để nói về một thời kì lịch sử sẽ tạo nên sự thi vị cho bài sử. Kiến thức của môn địa giúp bạn nói rõ hơn về địa hình, địa thế, ưu và nhược điểm của một địa danh lịch sử, góp phần vào chiến thắng hay thất bại của một sự kiện lịch sử. Ví dụ: Trong bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, nếu hiểu về địa hình của địa danh này thì chúng ta thấy nổi lên một số điểm như địa hình lòng chảo, ta lợi hơn địch, phù hợp với chiến tranh du kích…Để nhấn mạnh thêm thắng lợi vẻ vang của chiến dich này, có thể thêm một vài câu thơ trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn nhơ đứng dậy chói loà” chẳng hạn. Trên là mối liên hệ giữa các môn trong một khối học. Các bài trong một chương trình học cũng có mối liên hệ. Đặc biệt trong các câu đòi sự phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá. Rõ ràng, với một câu như: “Đánh giá về phong trào công nhân Viêt Nam 1930-1945”, đây là một thời kì lịch sử tương đối dài, nếu bạn chỉ biết liệt kê các sự kiện thì không thể có điểm tốt được, mà phải biết nhặt các ý nổi bật. Hãy so sánh với phong trào công nhân 1918-1930 để nhận ra sự tiến bộ và phát triển. Bài này phải liên hệ với bài kia mới có được kiến thức tổng hợp nhất. Hay câu: “Trình bày cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Liên hệ với tình hình Việt Nam” (Đây là câu hỏi môn sử trong kì thi đại học 2003-2004). Rõ ràng, chiến tranh thế giới thứ nhất chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình cảnh của nước ta bấy giờ, đó là sự quay trở lại độc chiếm Đông Dương lần thứ 2 của thực dân Pháp. Biết liên hệ là một cách học thông minh. Chỉ cần luôn luôn đặt các hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong mối quan hệ qua lại, biện chứng, bạn sẽ có một kiến thức tổng hợp nhất, xâu chuỗi nhất, lôgic nhất. Chúc các bạn luôn học tốt và thi tốt nhé! . Học sáng tạo Bình thường, quy trình của một teen sẽ là: Chuẩn bị bài – Đến lớp nghe giảng – Xem. thức vào đầuĐó là một qui trình tương đối khô khan. Tại sao bạn không sáng tạo ra những cách tiếp nhận của riêng mình để học tốt hơn? Hãy thử các cách sau nhé! 1. Chính sách “kề vai sát. nhiệm phải tìm hiểu đầy đủ mọi vấn đề liên quan đến nội dung đấy. Học để thi chỉ là một phần. Học để thêm yêu và hiểu một môn học mới là điều khó. Sau đó, giao cho bạn ấy thời gian chuẩn bị