KẺ THÙ CỦA SÁNGTẠO
Những thông tin mà con người thường xuyên tiếp nhận tạo ra vô vàn lối
mòn tư duy trong não. Những lối mòn tư duy này vừa là kinh nghiệm sống
quý báu, vừa là chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sángtạo và cội nguồn của
tính bảo thủ, giáo điều. Những ý tưởng sángtạo độc đáo thường vượt quá
tầm hiểu biết của số đông. Vì vậy, lúc đầu khi một ý tưởng mới lạ ra đời
thường bị nhiều người phản bác, chống đối, nhiều trường hợp đã trở thành
những bài học đắc giá của nhân loại. Việc bảo vệ cái mới luôn cần sự dũng
cảm và kiên định, đặc biệt khi kẻ chống đối nắm quyền lực trong tay và sẵn
sàng sử dụng nó để bảo vệ quan điểm của mình.
Galileo kiên định chứng minh thuyết “Nhật tâm” của Copernicus, nhưng vì
cố gắng thay đổi niềm tin của giáo hội là mặt trời quay quanh trái đất, mà
ông bị tòa án giáo hội bỏ tù và quản thúc tại gia đến chết.
Trong kỳ thi ở Đại học Wien, Gregor Mendel bị đánh rớt, vì tranh cải với
giáo sư chấm thi về vấn đề tạo phôi thực vật. Trong khi thầy giáo cho rằng
phôi thực vật hình thành trong phấn hoa trước khi nhập vào noãn, còn noãn
chỉ có chức năng cung cấp môi trường cho phôi phát triển. Mendel lại quả
quyết phôi hình thành trong quá trình thụ phấn, phấn hoa và noãn có cùng
chức năng tạo tế bào phôi. Ông thà bị đánh rớt hơn là chấp nhận một chính
kiến mà ông cho là không đúng.
GS. Samuel Pierpont Langley đã bị cười nhạo là kẻ mơ mọng hão huyền khi
đề nghị quốc hội Hoa kỳ tài trợ cho việc thiết kế máy bay. Thời ấy, người ta
tin rằng những gì nặng hơn không khí không thể bay được.
Naloleon Bonaparte đã cười nhạo Robert Fulton khi ông này thông báo là
máy hơi nước có thể giúp chế tạo ra những con tàu đi ngược gió. Napoleon
bảo rằng ông ta không có thời gian cho các trò đùa ngớ ngẩn. Đó là điều đáng
tiếc cho nước Pháp, vì nếu ứng dụng sáng chế trên vào thời kỳ đó thì nước
Pháp chứ không phải Anh thống lĩnh các đại dương.
Bố của Henry Ford cho rằng con mình ngu ngốc khi từ bỏ chỗ làm thuận lợi
để nghiên cứu “loại xe không cần ngựa kéo”. Nếu Ford nghe theo lời ông
bố thì nước Mỹ đã không dẫn đầu trong công nghiệp sản xuất ô-tô
Cái giá của việc ngăn trở ý tưởng sángtạo có thể là sinh mạng của rất nhiều
người. Đại dịch do bệnh thiếu vitamine C xảy ra ở châu Âu từ giữa thế kỷ
16 đã giết chết nhiều thủy thủ trên các tàu viễn dương. Đến giữa thế kỷ 18
bác sĩ James Lind khẳng định bệnh có thể được loại trừ bằng uống nước
chanh. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 18 hải quân Anh mới chấp nhận điều đó,
sau khi có hàng chục ngàn thủy thủ bỏ mạng trên biển chỉ vì thiếu vitamine
C.
Những yếu tố chính cản trở tư duy sángtạo thường gặp là:
-Thái độ tiêu cực, chịu bó tay khi đối diện vấn đề khó khăn, phức tạp.
-Cho rằng vấn đề đó người ta giải quyết rồi, nên không cần quan tâm nữa.
-Định kiến, bảo thủ, giáo điều - kẻthù tệ hại nhất củasáng tạo.
-Cho rằng vấn đề chỉ có một cách giải quyết, nên không tìm thêm giải pháp.
-Tự ti, cho rằng bản thân không có khả năng giải quyết. Mình không phải
người sáng tạo.
-E ngại dư luận.
-Sợ thất bại, sợ chấp nhận cái mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.
-Tự cho mình đúng, tự cao tự đại, kết luận vội vã.
Để không trở thành kẻthùcủa sáng tạo, hãy cân nhắc kỹ trước khi gạt bỏ bất
kỳ một ý tưởng lạ lẫm nào của người khác.
. KẺ THÙ CỦA SÁNG TẠO Những thông tin mà con người thường xuyên tiếp nhận tạo ra vô vàn lối mòn tư duy trong não. Những lối mòn. báu, vừa là chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo và cội nguồn của tính bảo thủ, giáo điều. Những ý tưởng sáng tạo độc đáo thường vượt quá tầm hiểu biết của số đông. Vì vậy, lúc đầu khi một ý. ta giải quyết rồi, nên không cần quan tâm nữa. -Định kiến, bảo thủ, giáo điều - kẻ thù tệ hại nhất của sáng tạo. -Cho rằng vấn đề chỉ có một cách giải quyết, nên không tìm thêm giải pháp.