Họa sĩ, Kẻ sáng tạo nên mình ... doc

6 353 0
Họa sĩ, Kẻ sáng tạo nên mình ... doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họa sĩ, Kẻ sáng tạo nên mình (*) Nguyên Hưng Tranh Nguyễn Sáng Đọc bài "Gặp gỡ Thái Bá Vân" của Trịnh Cung đăng trên Kiến thức gia đình (số 80 ra ngày 18/05/1998) đến mẫu đối thoại sau cùng, tôi thực sự hết sức ngạc nhiên. Trịnh Cung hỏi "Ngoài quan niệm - không có một bức tranh đúng, sai, không có bài thơ xấu, tốt mà chỉ có một bức tranh đẹp, và khi đến đẹp thì chân, thiện đã nằm đầy đủ và hồn nhiên trong đó - Anh cần nói thêm một điều gì với giới mỹ thuật để kết thúc cuộc gặp gỡ " Thái Bá Vân trả lời : "Anh em mỹ thuật cần có suy nghĩ theo hệ thống, phải vào hệ thống quốc tế, không thể tự lập ra hệ thống suy nghĩ riêng. Tiêu chuẩn hóa suy nghĩ là cách nhập cuộc đích thực" (Nhấn mạnh bởi N.H.) Có thật Thái Bá Vân đã nói như vậy? Nếu đúng, thì đó là một ý tưởng đáng suy nghĩ! "Cần có suy nghĩ theo hệ thống" - nên hiểu câu này như thế nào? Suy nghĩ theo hệ thống chủ đề, đề tài nào đó? hay theo hệ thống lý luận, phương pháp luận nào đó? hay đơn giản, suy nghĩ một cách mạch lạc - có ngọn nguồn - suy nghĩ một cách nhất quán - có quan điểm có lập trường riêng, nói cách khác, là suy nghĩ một cách xuyên suốt cắm rễ từ thực tiễn cho đến hành động trên một tinh thần khoa học với nhân bản? Những cách hiểu này có vẻ không khác gì nhau mấy - cái này nằm trong cái kia – nhưng trong thực tế có một ý nghĩa to lớn đến bản thân sự suy nghĩ, mà trước hết là ảnh hưởng quyết định đến sự học, sự tìm đọc. Thái Bá Vân cho rằng "phải vào hệ thống quốc tế". Lời khuyên này giống như tung vào mắt các họa sĩ, đặc biệt là các họa sĩ trẻ, một nắm bụi mù. Bởi vì, "hệ thống quốc tế" là hệ thống nào vậy? Nhân loại xưa nay vẫn tồn tại rất nhiều hệ thống (từ cách suy nghĩ đến cái được suy nghĩ đến thành quả của sự suy nghĩ ) khác nhau. Ngay trong thời điểm hiện nay, nên hiểu thế nào là tiến bộ, là hiện đại, là phát triển v.v giữa các nước phương Nam và các nước phương Bắc, các nước phương Đông và các nước phương Tây đã cãi nhau om sòm. Và, trước nguy cơ thiếu điều đánh nhau vì những khác biệt người ta đành phải ngồi lại với nhau ở diễn đàn Unesco chấp nhận một sự thật rằng mỗi hệ thống đều đúng trong điều kiện của mình - Tất cả làm nên sự đa dạng. Tóm lại, có lẽ chỉ ở trong lãnh vực khoa học chính xác mới có thể nói được ít nhiều về hệ thống quốc tế tiêu chuẩn, còn trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, nói vậy, chẳng khác nào là chuyện "mơ màng". Mà nếu có, thì từ lâu nhân loại đã rơi vào thảm kịch của sự đồng nhất hóa và nghèo nàn Con người ta xưa nay suy nghĩ là suy nghĩ tự mình, từ thân phận, bằng tâm tính với vốn liếng kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy. Đối với các họa sĩ, nếu cần có một lời khuyên (xin lỗi), thì đó, không gì khác hơn là phải tích lũy kiến thức một cách hệ thống - muốn thấy được cái cơ bản phải có kiến văn rộng; Thêm nữa, muốn đạt đến sự tinh lọc - đặc biệt với người nghệ sĩ - Không được chối bỏ thân phận mình. Lịch sử nghệ thuật xưa nay đã chứng thực: có không ít nghệ sĩ hết sức quảng bác nhưng không thành tựu được gì trong nghệ thuật. Lý do ở họ, có lẽ, như người xưa nói: "Tâm bất tại thị chi bất kiến, thính chi bất văn" (Thiếu một tinh thần tự tại thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng chẳng thông). Đó là một bi kịch. Họa sĩ - đó là kẻ sáng tạo nên mình. Và sự sáng tạo này, cần hiểu, trước hết là phát hiện thân phận họa sĩ trong mình. Mỗi họa sĩ thực sự đều là một sự nhóm họp -nhóm họp tiềm thức cộng thông liên lũy của nền văn hóa - mẹ với ý thức đồng đại. Trong ý nghĩa đó, sự hồn nhiên sáng tạo của người họa sĩ biến mỗi tác phẩm của họ tự nhiên có được giá trị sống còn với ý nghĩa nhân loại tính cụ thể hóa Nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở thời hiện đại, có một bề nổi phức tạp với đủ các hệ thống giao khai. Nói cách khác, nền hội họa Việt Nam hiện đại ra đời và phát triển trong một môi trường lẫn lộn các yếu tố tinh túy với ô nhiễm lợi dụng lẫn nhau trong bối cảnh thực tế. Mơ màng người ta sẽ chạy theo đủ các khuynh hướng, các trường phái, các chủ nghĩa v.v như những kẻ mộng du. Điều này đã và đang là thực tế. Rất dễ nhận thấy là càng ngày ở các họa sĩ càng ít có sự dấn thân với trí tuệ nhân ái tự thân. Điều quan trọng hơn đối với họa sĩ Việt Nam hiện tại chắc chắn không phải là "tiêu chuẩn hóa suy nghĩ" mà cần bắt đầu bằng sự tự thanh lọc tâm linh - chữa các căn bệnh "cận thị" hoặc "viễn thị" bởi các loại vi- rút, vi-trùng triết học hay "loạn thị" bởi các hoang tưởng về một thứ chủ nghĩa thế giới không đáy nào đó Nietzsche đã hoàn toàn có lý khi nói: "Quan tâm đến chân lý, nghệ sĩ là một yếu đuối luân lý hơn là tư tưởng gia". Cái cần hơn ở người nghệ sĩ là ở chỗ có được tự tâm trong suốt, thảo ngay. Bởi, chỉ có tự tâm thì mới có thể thấy được hiện tượng, sự vật đúng như chính nó - tự tâm là tấm gương bản lai trong vắt vô tâm, vô dục có thể soi thấu sự thật một cách rõ ràng, trung thực; chỉ có tự tâm thì mới có thể thành ý, bởi vì, chỉ có cái tâm chân thực thì mới có thể rung cảm được theo cái tiết điệu uyên nguyên của vũ trụ - nhân sinh - phải có tấm lòng trong sáng vô ngần như cụ Tiên Điền Nguyễn Du thì mới có thể rung động mãnh liệt đến thế trước "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"; chỉ có tự tâm, thì mới có thể nhạy cảm trước cuộc đời, trước số phận và tâm hồn con người; chỉ có tự tâm thì mới có thể dũng cảm dám là mình trong tất cả mọi ngóc ngách của tâm hồn mình, và, dám nói tiếng nói trung thực của con người, cho dù đó có thể là một thách thức đối với số phận của bản thân; chỉ có tự tâm thì mới có sự sáng suốt đích thực, nó là sự thanh lọc các thiên kiến, định kiến, các qui luật ràng buộc áp đặt cũng như các tham vọng, dục vọng tư riêng - bản lĩnh đánh giá chỉ có một điểm tựa duy nhất ấy; tự tâm, ấy là điều kiện của tài năng nghệ thuật – tư tưởng sẽ lóe sáng và cảm xúc sẽ trào dâng từ đó. Nói văn tức là người là nói trên tầng ý nghĩa ấy. Bởi, qua sự lựa chọn đề tài, qua thái độ thẩm mỹ, qua cảm xúc, tư tưởng, qua khát vọng bộc lộ trong tác phẩm, tác giả đã phơi bày trần trụi cái tâm hồn anh nhi của mình ra trước nhân gian. Cái tâm chính sẽ được bộc lộ rạng rỡ trong sự thuần thành của tác phẫm. "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" - là vậy! ở đời, nhiều, rất nhiều người có tư duy hết sức chặt chẽ nhưng, hiếm hoi bao nhiêu các tài năng sáng tạo - họ, thường, là những kẻ thông minh một cách khờ khạo, hồn nhiên đến mức ngây thơ lúc nào cũng như muốn bộc bạch sự chân thật của chính mình. Người đời cần nghệ sĩ là ở chỗ đó – người nghệ sĩ kéo họ lại đối diện với tâm hồn họ, giằng họ ra khỏi sự khôn ngoan thường nhật dễ dẫn đến dại khôn khôn dại phù du Ngay cả ở người làm công tác phê bình cũng vậy. Tính hệ thống của suy nghĩ chỉ giúp ích trong công việc phân tích, diễn dịch. Người nghệ sĩ sáng tác và người nghệ sĩ phê bình như nhau trong sự mỏng mảnh của tâm hồn Văn là người, Nghệ thuật là Người Người là Tâm vậy! Tâm là Người vậy ! . chẳng thông). Đó là một bi kịch. Họa sĩ - đó là kẻ sáng tạo nên mình. Và sự sáng tạo này, cần hiểu, trước hết là phát hiện thân phận họa sĩ trong mình. Mỗi họa sĩ thực sự đều là một sự nhóm. Họa sĩ, Kẻ sáng tạo nên mình (*) Nguyên Hưng Tranh Nguyễn Sáng Đọc bài "Gặp gỡ Thái Bá Vân" của Trịnh Cung đăng. bao nhiêu các tài năng sáng tạo - họ, thường, là những kẻ thông minh một cách khờ khạo, hồn nhiên đến mức ngây thơ lúc nào cũng như muốn bộc bạch sự chân thật của chính mình. Người đời cần nghệ

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan