Tuần 31- Tiết 30 Ngày soạn: 28/3/2010 Ngày dạy : /4/2010 CHƯƠNG IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X BÀI 26 : CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC , HỌ DƯƠNG I/ Mục tiêu: học xong bài này hs cần đạt 1. Kiến thức : - Cuối TK IX nhà Đường suy sụp, tình hình Trung Quốc rối loạn, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ. - Dương Đình Nghệ quyết giữ vững độc lạp, Ông đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán lần thứ nhất. 2. Tư tưởng : Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành quyền tự chủ cho đất nước. 3. Kỉ năng : Tiếp tục rèn luyện kỉ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử. II/ Chuẩn bị của GV-HS : - Lược đồ H 54 phóng to, các tư liệu liên quan III, Tổ chức tiến trình dạy –học : a. Hoạt động giới thiệu bài: Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy giành lại chủ quyền nhưng đều thất bại. Từ cuối TK IX, nhà Đường ngày càng suy yếu. Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ đã lợi dụng thời cơ đó để xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền b. Các hoạt động dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1 : Tìm hiểu hoàn cảnh dựng quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (17’) HS: Tìm hiểu mục 1 sgk ? Em hãy cho biết vài nét về Khúc Thừa Dụ? ? Khúc Thừa Dụ nổi lên giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? -GV: Ông tự xưng là tiết độ sứ( là một chức quan của phong kiến Trung Quốc)nhưng ông đã tổ chức chính quyền độc lập. Đầu năm 906 nhà Đường buộc phải phong cho ông làm tiết độ sứ. N thảo luận: ? Theo em, việc nhà Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ có ý nghĩa gì? HS: Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, tuy chính quyền đô hộ bị lật đổ, nhưng nhà Đường vẫn phong chức cho Khúc Thừa Dụ vì muốn xem ông là quan của nhà Đường, 1/ Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Cuối TK IX Nhà Đường suy yếu. - Giữa năm 905 tiết độ sứ An Nam bị giáng chức, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ. nghĩa là chính quyền của ông vẫn thuộc sự cai quản của nhà Đường. Từ đây , ông có quyền thế tập và được quyền định đoạt mọi vấn đề ở nước ta . - GV: Sau khi Khúc Thừa Dụ chết, Khúc Hạo lên thay . ? Khúc Hạo đã thực hiện việc xây dựng quyền tự chủ như thế nào? Ý nghĩa của những việc làm đó ? HS: Chia lại khu vực hành chính, cử người Việt vào bộ máy chính quyền * Sơ kết: Những việc làm của Khúc Hạo chứng tỏ nước ta dã giành được quyền tự chủ, đó là bước đầu cho giai đoạn chuyển tiếp sang thời đại độc lập hoàn toàn. * Hoạt động 2 : Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ (17’) HS: Tìm hiểu mục 2 sgk ? Trình bày sự ra đời của nước Nam Hán? - GV: Nhà Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gữi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin. N thảo luận: ? Khúc Hạo gửi con trai mình sang làm con tin nhằm mục đích gì? HS: Hoà hoãn cuộc chiến để chuẩn bị kháng chiến vì lúc này nền tự chủ của ta mới xây dựng, thực lực còn yếu -GV: sau khi Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay, tiếp tục sự nghiệp xây dựng nền tự chủ. Để thoát khỏi sự kìm hãm của nhà Nam Hán, Khúc Thừa Mĩ sai người sang thần phục nhà Hậu Lương → nhà Hán sang xâm lược. ? Em biết gì về Dương Đình Nghệ GV: Treo lược đồ hình 54 sgk và giải thích phần chú giải ? Tường thuật cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ trên lược đồ ? . * Hoạt động 3: Đánh giá ý nghĩa của cuộc K/N ? ? Trình bày ý nghĩa của cuộc K/C ? -GV: Nhấn mạnh sau khi đánh bại quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. - Khúc Thừa Dụ chết, Khúc Hạo lên thay tiếp tục xây dựng chính quyền tự chủ: chia lại khu vực hành chính, bãi bỏ các thứ lao dịch. 2 / Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán. ( 930 - 931) * Diễn biến : - Năm 930 quân Hán sang đánh nước ta. - Khúc Thừa Mĩ bị bắt. - Lí Tiến làm thứ sử Giao Châu. - Năm 931 Dương Đình Nghệ bao vây, tấn công Tống Bình tiêu diệt quân cứu viện. * Kết quả : -Cuộc kháng chiến giành thắng lợi - Dương Đình Nghệ tự xưng tiết độ sứ tiếp tục xây dựng quyền tự chủ. *Ý nghĩa : -Đánh bại âm mưu của nhà Hán -Góp phần giành lại, củng cố nền độc lập , tự chủ 4.Kiểm tra hoạt động nhận thức và bài tập : ? Họ Khúc đã giành lại quyền tự chủ cho đất nước như thế nào? ? Trình bày diển biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất? ( dựa vào lược đồ) 5. Dặn dò: Học bài cũ, tìm hiểu thêm về Dương Đình Nghệ qua các nguồn tư liệu. - Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu lược đồ H 55 và soạn bài Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng. Tuần 32- Tiết 31 Ngày soạn: 8/4/2010 Ngày dạy: /4/2010 BÀI 27 : NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 I/ Mục tiêu: học xong bài này hs cần đạt 1. Kiến thức : - Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai. - Sự chuẩn bị chống ngoại xâm của Ngô Quyền và của nhân dân. - Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên của nhân dân ta chống xâm lược giành thắng lợi. - Ý nghĩa trọng đại của chiến thắng này. 2. Tư tưởng : Giáo dục lòng tự hào, ý chí quật cường của dân tộc. Lòng kính yêu Ngô Quyền - vị anh hùng của dân tộc. II/ Chuẩn bị của GV-HS : Đồ dùng dạy học: Lược đồ, tranh ảnh, tài liệu liên quan HS –Chuẩn bị bài III/ Tiến trình tổ chức dạy –học : 1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày những cải cách của Khúc Hạo để củng cố chính quyền tự chủ? ? Trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất? 2. Bài mới : a. Hoạt động giới thiệu bài: Việc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng một trận quyết chiến chiến lược , đánh tan ý đồ xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc. b. Các hoạt động dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuẩn bị của Ngô Quyền (15’) HS: Tìm hiểu mục 1 sgk ? Em hãy cho biết vài nét về Ngô Quyền? ? Theo em Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục 1/ Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? đích gì? ? Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta một lần nữa? HS: nhằm thực hiện ý đồ thống trị lại được Kiều Công Tiễn cầu cứu) ? Em có nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn? HS: bán nước cầu vinh ) GV: Trình bày kế hoạch xâm lược của quân Nam Hán. ? Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? N thảo luận: Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?(chủ động giết Kiều Công Tiễn - một tên bán nước, xây dựng trận địa cọc để chờ địch độc đáo ở chổ lợi dụng thuỷ triều → biết phát huy 3 yếu tố: “thiên thời , địa lợi, nhân hoà” * Hoạt động 2 : Tường thuật diễn biến trên lược đồ (10’) -GV: Tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ. - HS Lên bảng tường thuật tóm tắt diễn biến theo lược đồ - GV: ghi tóm tắt diễn biến. GV: Giải thích thêm: cho đến ngày nay ta trận Bạch Đằng diễn ra ngày nào cụ thể chúng ta chưa rõ, chỉ biết rằng trận đánh đó diễn ra vào cuối năm 938. *Hoạt động 3: Đánh giá kết quả , ý nghĩa của cuộc K/N (10’) N thảo luận: Tại sao nói: Trận chiến trên Sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? HS: chỉ bằng một trận quyết chiến tài giỏi và đầy mưu trí, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược, khiến chúng không dám nghĩ đến việc xâm lược nước ta một lần nữa. ? Ý nghĩa trận Bạch Đằng? ? Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai? HS: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí, địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo- bố trí trận địa - Khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn. - Xây dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng và bố trí quân mai phục hai bên bờ. 2 / Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: 1. Diễn biến: - Cuối năm 938 Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta - Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng khi nước triều đang lên. - Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh lại - Quân Nam Hán thất bại, Hoằng Tháo tử trận. 2, Kết quả : Cuộc K/N giành thắng lợi 2. Ý nghĩa: - Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên chống quân xâm lược giành được thắng lợi. - Đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán. - Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc. cọc- để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. 3 ,Kiểm tra hoạt động nhận thức và bài tập : TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỬ 1 L Ư U H O Ằ N G T H A O 2 3 4 B A C H Đ Ă N G H Ả I M Ô N Q U A N K I Ề U C Ô N G T I Ễ N 5. Dặn dò: học bài cũ và chuẩn bị bài ôn tập . Kiều Công Tiễn? HS: bán nước cầu vinh ) GV: Trình bày kế hoạch xâm lược của quân Nam Hán. ? Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? N thảo luận: Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán. ( 930 - 931) * Diễn biến : - Năm 930 quân Hán sang đánh nước ta. - Khúc Thừa Mĩ bị bắt. - Lí Tiến làm thứ sử Giao Châu. - Năm 931 Dương Đình Nghệ. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ trên lược đồ ? . * Hoạt động 3: Đánh giá ý nghĩa của cuộc K/N ? ? Trình bày ý nghĩa của cuộc K/C ? -GV: Nhấn mạnh sau khi đánh