I. KIẾN THỨC VỀ INTERNET 1. Giao thức TCP/IP Người ta thường dùng từ TCP/IP để chỉ một số khái niệm và ý tưởng khác nhau. Thông dụng nhất là nó mô tả hai giao thức liên lạc để truyền dữ liệu. TCP tức là Transmission Control Protocol và IP có nghĩa là Internet Protocol. Các mạng dùng TCP/IP gọi là TCP/IP internet. 2. Phương pháp đánh địa chỉ trong TCP/IP Để thực hiện truyền tin giữa các máy trên mạng, mỗi máy tính trên mạng TCP/IP cần có một địa chỉ xác định gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP được tạo bởi một số 32 bit. 3. Dịch vụ đánh tên vùng – Domain Name Service (DNS). Địa chỉ IP được biểu diễn dưới dạng một số nguyên 32 bits hay dạng chấm thập phân đều rất khó nhớ đối với người sử dụng, do đó trên mạng Internet người ta xây dựng một dịch vụ dùng để đổi tên của một host sang địa chỉ IP. Dịch vụ đó là dịch vụ đánh tên vùng Domain Name Service (DSN). DSN cho phép người sử dụng Initernet có thể truy cập tới máy tính bằng tên của nó thay vì địa chỉ IP. Bẩy lớp cơ bản của hệ thống phân vùng: Domain Mô tả com edu gov int mil net org Các tổ thức thương mại, doanh nghiệp Các tổ chức giáo dục Các tổ chức Chính phủ Các tổ chức Quốc tế Các tổ chức quân sự Một mạng không thuộc các loại phân vùng khác Các tổ chức không thuộc một trong các loại trên 4. Các dịch vụ thông tin trên Internet 4.1 Dịch vụ thư điện tử - electronic email (E-mail) Là một trong những tính năng quan trọng nhất của Internet. Một trong những lợi ích chính của E-mail là tốc lưu chuyển. Hệ thống địa chỉ E-mail: Sử dụng dịch vụ đánh tên vùng DSN: Tên_người_sử_dụng@Tên_đầy_đủ_của_Domain Ví dụ: người dùng Nguyễn Văn A thuộc domain hn.vnn.vn sẽ có thể có địa chỉ E-mail là AVNGUYEN@hn.vnn.vn. * Mailing list Là một trong các dịch vụ của Internet, liên quan đến các nhóm thảo luận và toàn bộ dữ liệu được chuyển thông qua thư tín điện tử. Với địa chỉ Email của mình bạn có thể tham gia miễn phí vào các nhóm với chủ đề nào đó và trao đổi về những gì bạn quan tâm. Sau khi đăng ký, hàng ngày, hàng tuần bạn sẽ nhận được các E-mail có nội dung liên quan. Trên internet, mỗi nhóm Mailing list có một bộ phận điều hành riêng, có trách nhiệm quản lý danh sách các địa chỉ và xử lý thông tin gửi đến. 4.2. Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu WWW (World Wide Web) Đây là dịch vụ mạnh nhất trên Internet. WWW được xây dựng trên một ký thuật có tên gọi là hypertext (siêu văn bản). Hypertext là một kỹ thuật trình bày thông tin trên một trang trong đó có một số từ có thể “nở” ra thành một trang thông tin mới có nội dung đầy đủ hơn. Trên cùng một trang thông tin có thể có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau như text, ảnh hay âm thanh. Để xây dựng các trang dữ liệu với các kiểu dữ liệu khác nhau như vậy, WWW sử dụng một ngôn ngữ có tên là HTML (Hyper Text Mark Language - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). HTML cho phép định dạng các trang thông tin, cho phép thông tin được kết nối với nhau. Trên các trang thông tin, có một số từ có thể “nở” ra, mỗi từ này thực chất đều có một liên kết với các thông tin khác. Để thực hiện việc liên kết các tài nguyên này, WWW sử dụng phương pháp có tên là URL (Universal Resource Locator). Người dùng sử dụng một phần mềm Web Browser hay còn gọi là trình duyệt Internet (Internet Explorer, FireFox, Opera, ) để xem thông tin trên các máy chủ WWW. 4.3. Dịch vụ truyền file – FTP (File Transfer Protocol) Dùng để truyền file dữ liệu giữa các máy trên Internet. 4.4. Dịch vụ Remote Login - Telnet Dịch vụ này cho phép bạn ngồi tại máy tính của mình thực hiện kết nối tới một máy chủ ở xa (Remost host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này. 4.5. Dịch vụ nhóm thông tin News (USENET) Đây là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể trao đổi thông tin về một chủ đề mà họ cùng quan tâm. Người dùng cần đăng ký vào một số nhóm thông tin nào đó và sau đó có thể kết nối lên server để xem các thông tin trong nhóm và tải về (load) trạm làm việc để xem chi tiết đồng thời có thể gửi các ý kiến của mình lên các nhóm thông tin đó. Tổ chức đánh tên là các News Groups. 4.6. Dịch vụ Gopher. Là dịch vụ tra cứu thông tin trên mạng theo chủ đề và sử dụng các menu. Hạn chế của dịch vụ: thông tin hiển thị cho người dùng dưới dạng menu cho nên rất tóm tắt, hơn nữa Gopher cung cấp hạn chế khả năng tìm kiếm thông tin. Khi WWW ra đời và phát triển thì không dùng Gopher như một dịch vụ tra cứu thông tin nữa. 4.7. Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng - WAIS (Wide Area Information Server) WAIS là một công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet, khác với dịch vụ Gopher là dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm và lấy thông tin qua một chuỗi các đề mục lựa chọn (menu), dịch vụ WAIS cho phép người dùng tìm kiếm các tệp dữ liệu trong đó các xâu xác định từ trước. 4.8. Dịch vụ hội thoại trên Internet - IRC. Internet Relay Chat (Nói chuyện qua Internet) là phương tiện thời gian thực. Nghĩa là những từ bạn gõ vào sẽ xuất hiện gần như tức thời trên màn hình của người nhận và trả lời của họ xuất hiện trên màn hình của mình cũng như vậy. Ngoài việc trao đổi lời, người dùng IRC còn có thể gửi file cho nhau như hình ảnh, chương trình, tài liệu hay những thức khác. 5. Khai thác dịch vụ trên Internet. Truy cập vào mạng Internet có thể có 2 cách: Truy cập trực tiếp thông qua đường dành riêng (Leased Line) và truy cập gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng. Việc đăng ký một đường thuê bao dùng riêng chỉ dành riêng cho những cơ quan, đơn vị với mục đích truy cập mạng Internet không chỉ khai thác tài nguyên, dịch vụ sẵn có trên Internet mà còn sử dụng mạng Internet như là một môi trường kết nối từ xa tới các tài nguyên trên mạng LAN của đơn vị mình. Khi đó người sử dụng có thể dùng máy chủ Mail, máy chủ FTP, xây dựng mạng riêng tất cả việc này đòi hỏi tốn kém tiền bạc và công sức. II- KẾT NỐI MẠNG. 1. LAN LAN (từ Anh ngữ: local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm: 1. Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. 2. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là 10 Gbps. 3. Hai kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: o Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). o Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring). o Mạng sao. 2. MAN MAN (từ Anh ngữ: metropolitan area network), hay còn gọi là "mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm: 1. Chỉ có tối đa hai dây cáp nối. 2. Không dùng các kỹ thuật nối chuyển. 3. Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps. Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6). 3. WAN WAN (wide area network), còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác. Mạng con thường có hai thành phần chính: 1. Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk). 2. Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đường" hay "bộ định tuyến" (router). Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói. Các kiểu nối trong WAN: Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định. 4. Mạng không dây Các thiết bị cầm tay hay bỏ túi thường có thể liên lạc với nhau bằng phương pháp không dây và theo kiểu LAN. Một phương án khác được dùng cho điện thoại cầm tay dựa trên giao thức CDPD (Cellular Digital Packet Data) hay là dữ liệu gói kiểu cellular số. Các thiết bị không dây hoàn toàn có thể nối vào mạng thông thường (có dây) tạo thành mạng hỗn hợp (trang bị trên một số máy bay chở khách chẳng hạn). 5. Liên mạng Các mạng trên thế giới có thể khác biệt nhau về phần cứng và phần mềm, để chúng liên lạc được với nhau cần phải có thiết bị gọi là cổng nối (gateway) làm nhiệm vụ điều hợp. Một tập hợp các mạng nối kết nhau được gọi là liên mạng. Dạng thông thường nhất của liên mạng là một tập hợp nhiều LAN nối nhau bởi một WAN. III. CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET TẠI VIỆT NAM 1. VDC: tên đầy đủ là Công ty Điện toán và truyền số liệu (Vietnam Data Communication Company) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam. Công ty này trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Nó có trụ sở tại 292 Tây Sơn, Hà Nội, và có 3 chi nhánh lớn đặt trên Việt Nam (VDC1 phía Bắc, VDC2 phía Nam và VDC3 ở miền Trung và Tây Nguyên). VDC là một nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam. 2. FPT: Tên viết tắt bằng tiếng Anh của Công ty cổ phần FPT (tên cũ của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007 3. Saigon Postel: Công ty dịch vụ Bưu chính Viễn Thông Sài Gòn (tên giao dịch: Saigon Postel Corp., viết tắt SPT). Thành lập năm 1995, SPT là doanh nghiệp cổ phần đánh dấu sự chấm dứt thế độc quyền hoàn toàn trong ngành viễn thông Việt Nam (trước đó chỉ có 1 đơn vị là VNPT). Từ đó đến nay, SPT đã cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng: dịch vụ Internet ADSL, gọi đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ 177 sử dụng công nghệ VoIP, điện thoại cố định SRing với đầu số 4, điện thoại di động S-fone 095 đầu tiên sử dụng công nghệ CMDA tại Việt Nam, chuyển phát bưu chính SGP. 4. Netnam: là một công ty tiên phong về lĩnh vực Internet ở Việt Nam (từ 1993). Mục tiêu chính của công ty là phát triển việc nghiên cứu, cung cấp các mạng lưới thông tin đến cộng đồng bằng những công nghệ tiên tiến nhất. Sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1994, NetNam trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thư điện tử như diễn đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử được cung cấp cho hàng ngàn khách hàng chỉ sau 1 năm giới thiệu. Các dịch vụ khác như thiết kế Web, FTP, TelNet được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt động tại Việt Năm từ 1997. NetNam là đơn vị đầu tiên mang Internet đến Việt Nam và là một trong những ISP đầu tiên của Việt Nam. Năm 1998, Công ty NetNam chính thức được thành lập với vai trò làm cầu nối giữa nghiên cứu và thực tiễn. 5. Viettel: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính- viễn thông và công nghệ thông tin. Trước đây, Tổng Công ty có tên gọi là Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin (1989-1995) và Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (1995-2005). . I. KIẾN THỨC VỀ INTERNET 1. Giao thức TCP/IP Người ta thường dùng từ TCP/IP để chỉ một số khái niệm và ý tưởng khác nhau. Thông dụng nhất là nó mô tả hai giao thức liên lạc để. Internet (Internet Explorer, FireFox, Opera, ) để xem thông tin trên các máy chủ WWW. 4.3. Dịch vụ truyền file – FTP (File Transfer Protocol) Dùng để truyền file dữ liệu giữa các máy trên Internet. . liệu trong đó các xâu xác định từ trước. 4.8. Dịch vụ hội thoại trên Internet - IRC. Internet Relay Chat (Nói chuyện qua Internet) là phương tiện thời gian thực. Nghĩa là những từ bạn gõ vào