Xôn xao kiểu học mới của một trường tiểu học Phụ huynh ở TPHCM xôn xao vì một trường tiểu học ở quận 3 có cách dạy và học khá mới lạ: 100% lớp học tổ chức theo kiểu học nhóm. Học nhóm ngay từ lớp 1 Cô giáo hướng dẫn các bé làm việc theo nhóm. Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP. HCM là một trường công lập. Tuy nhiên, cách tổ chức lớp học của ngôi trường này có thể nói là rất khác biệt so với những ngôi trường công lập khác. Học sinh được tổ chức theo kiểu học nhóm ngay từ lớp 1. Bàn ghế sẽ được quay lại cho học sinh ngồi đối diện nhau. Thông thường, trong mỗi lớp học có từ 11 đến 12 cụm. Mỗi cụm gồm 2 bàn với 4 học sinh ngồi đối diện. Vì diện tích phòng học không rộng nên những cụm bàn ghế chỉ được sắp xếp theo kiểu 3 hàng ngang hoặc dọc so với bảng đen. Giữa các cụm có chừa lối đi để cô giáo có thể dễ dàng tiếp cận với bất kỳ học sinh nào. Cứ 1 tuần thì học sinh sẽ đổi vị trí một lần. Điều này theo lí giải của cô Vũ Thị Mỹ Hạnh, hiệu trưởng trường tiểu học Lương Định Của là để học sinh năng động hơn. Sau 5 năm thực hiện thí điểm ở một số khối lớp thì bắt đầu từ năm học mới này, 2009-2010, trường Lương Định Của sẽ tổ chức theo kiểu học nhóm 100% đối với tất cả các khối lớp. Việc thực hiện theo kiểu học nhóm, theo cô Hạnh là để đáp ứng chủ trương “lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể hóa”. Vị hiệu trưởng này nói: “Trao đổi là nhu cầu tự nhiên của học sinh. Chúng tôi cho phép học sinh trao đổi với nhau trong lớp học”. Nói nôm na là có thể cho phép học sinh “mất trật tự” trong giờ học với sự kiểm soát của giáo viên về những nội dung mà học sinh trao đổi với nhau. Vui nhưng mỏi cổ ớp học rất vui v à chủ động… Sáng ngày 8/10, chúng tôi đến lớp 1/8 trong giờ học vần. Học sinh nhỏ tuổi nên khá… mất tập trung. Tuy nhiên, không khí rất vui vẻ và thoải mái. Bài học hôm nay là đánh vần tiếng có vần “q” và “g”. Không có cảnh cô giáo viết chữ lên bảng và học sinh ê a đọc theo. Những em nhỏ được tham gia vào trò chơi sắp chữ trên một tấm bảng nhỏ được phát riêng cho từng cụm 2 bàn. Sau khi sắp chữ xong, các em sẽ tự đọc những chữ trong đó và treo thành quả của mình lên vách tường. Đến phần luyện tập “Món quà quê”, cô giáo cho học sinh xung phong đứng lên trước lớp kể về món quà quê của mình. Những trò chơi như thế, theo lời cô Mỹ Hạnh chính là rèn sự mạnh dạn của các em. Trong khi đó, ở lớp 2/8 cạnh đó, cô Diễm đang đọc bài chính tả cho học sinh chép. Ở lớp học này, không khí không còn ồn ào và lộn xộn như lớp 1 nữa. Có vẻ như học sinh đã quen với nề nếp. Việc tạo khoảng cách giữa các bàn học tỏ ra hữu dụng để cô giáo đi đến cạnh từng học sinh. Có khi cô nâng đầu một học sinh cúi quá thấp mặt khi viết. Có khi cô chỉnh lại vần “s”, “x” cho một học sinh khác. Quan sát cách tổ chức lớp theo kiểu học nhóm của trường Lương Định Của, có thể thấy học sinh sẽ trở nên nhanh nhẹn và chủ động hơn. Các em cũng sẽ được thầy cô quan tâm chu đáo hơn. Tuy nhiên, một điều không thể tránh khỏi là nhiều học sinh đã xoay trở khá khó khăn với tư thế học mới này. ỉ có điều h ơi mỏi cổ khi phải ngoái lên bảng. Bé T.N, học sinh lớp 1 nói: “Ngồi học thế này vui nhưng con thấy mỏi cổ quá”. Bé T.N mới lớp 1 nhưng cũng biết đây là kiểu học mới. Ngồi ở một góc lớp nên khi cô giáo triển khai trò chơi là bé phải xoay người theo để nghe cô nói gì. Rồi khi kết thúc trò chơi, cô giáo viết lên bảng kết quả, học sinh cũng phải xoay người hoặc xoay mặt hướng về phía bảng. Hiện cách tổ chức lớp theo kiểu học nhóm của trường Lương Định Của rất được các phụ huynh quan tâm. Đa phần các ông bố bà mẹ hào hứng với cách học mới nhưng cũng có phần lo lắng việc các em kêu mỏi cổ. Họ mong Sở GD-ĐT TPHCM sớm có đánh giá về ưu, nhược điểm của cách học mới này . . Xôn xao kiểu học mới của một trường tiểu học Phụ huynh ở TPHCM xôn xao vì một trường tiểu học ở quận 3 có cách dạy và học khá mới lạ: 100% lớp học tổ chức theo kiểu học nhóm. Học. nhóm. Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP. HCM là một trường công lập. Tuy nhiên, cách tổ chức lớp học của ngôi trường này có thể nói là rất khác biệt so với những ngôi trường công. tiếp cận với bất kỳ học sinh nào. Cứ 1 tuần thì học sinh sẽ đổi vị trí một lần. Điều này theo lí giải của cô Vũ Thị Mỹ Hạnh, hiệu trưởng trường tiểu học Lương Định Của là để học sinh năng động