1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5) ppt

5 273 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 173,92 KB

Nội dung

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5) D. KHẢO SÁT HUYỆT HỘI 3 KINH CÂN ÂM Ở CHÂN Huyệt Trung cực: huyệt này phản ứng khi 3 kinh cân âm ở chân đều bệnh. Chú ý lộ trình lan của đau để xác định kinh có bệnh. Ví dụ: - Đau hố chậu kèm đau thắt lưng và đau ở Trung cực: bệnh ở kinh cân Thận. - Đau hố chậu ở trung cực không kèm theo triệu chứng khác: bệnh ở kinh cân Can. - Đau hố chậu ở trung cực kèm đau quanh rốn và lan lên ngực: bệnh ở kinh cân Tỳ. IV. HỆ THỐNG THỨ 3: (3 KINH CÂN DƯƠNG Ở TAY) A. KINH CÂN TIỂU TRƯỜNG 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát từ góc trong gốc móng út (thiếu xung), gắn vào cạnh trong cổ tay, chạy theo cạnh sau trong cẳng tay gắn vào bờ trong khớp khuỷu, đến nếp nách đến mặt sau vai đến cổ rồi chia làm 2 nhánh: - Nhánh sau: đến xương chũm (tại đây phân một nhánh vào trong vai), sau đó tiếp tục vòng từ sau ra trước tai, xuống hàm dưới, trở lên khóe mắt ngoài. - Nhánh trước: chạy đến góc hàm (giáp xa), đến khóe mắt ngoài, mép tóc trán (đầu duy). 2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh: - Đau từ ngón 4 đến khớp khuỷu (mặt trong). - Đau mặt trong cánh tay đến nách. - Đau vai lan đến cổ kèm ù tai. - Đau từ cằm lên đến khóe mắt ngoài. Ngoài ra trong các trường hợp nặng bệnh của kinh cân Tiểu trường còn kèm theo các triệu chứng: + Đau cứng cổ có kèm sốt và ớn lạnh. + Đau cứng các cơ nơi đường kinh đi qua. Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (thủ thái dương) sẽ làm cho ngón tay út lan ra đến mép sau xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay đều bị đau, đau dần lên phía trong cẳng tay nhập vào dưới nách, dưới nách cũng đau, mép sau nách đau, vòng theo sau bả vai dần lên đến cổ đau, ứng theo đó là trong tai bị kêu và đau đầu dẫn đến hàm, mắt có khi bị mờ hồi lâu rồi mới thấy trở lại. Khi cân ở cổ bị co rút thì sẽ làm cho cân bị nuy và cổ sưng thũng, đó là hàn nhiệt đang ở tại cổ”. B. KINH CÂN TAM TIÊU 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát ở góc trong gốc ngón 4 (quan xung), chạy lên mu bàn tay, gắn vào cổ tay, chạy tiếp mặt sau cẳng tay, gắn vào cùi chỏ, đến mặt sau cánh tay lên vai, lên cổ, gắn với kinh cân Tiểu trường (sau góc hàm dưới) ở huyệt Thiên dung và chia làm 2 nhánh. - Nhánh nội: đi sâu vào trong miệng và tận cùng ở đáy lưỡi. - Nhánh ngoại: chạy đến Giáp xa, lên trước tai, đến khóe mắt ngoài, và ở tận cùng Đầu duy. 2. Triệu chứng rối loạn của đường kinh: - Rụt lưỡi. - Đau cứng cơ vùng đường kinh đi qua. Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh thì suốt con đường mà kinh đi qua đều chuyển cân, lưỡi bị cuốn lại”. . KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 5) D. KHẢO SÁT HUYỆT HỘI 3 KINH CÂN ÂM Ở CHÂN Huyệt Trung cực: huyệt này phản ứng khi 3 kinh cân âm ở chân đều bệnh. Chú ý lộ. trung cực kèm đau quanh rốn và lan lên ngực: bệnh ở kinh cân Tỳ. IV. HỆ THỐNG THỨ 3: (3 KINH CÂN DƯƠNG Ở TAY) A. KINH CÂN TIỂU TRƯỜNG 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát từ góc trong. để xác định kinh có bệnh. Ví dụ: - Đau hố chậu kèm đau thắt lưng và đau ở Trung cực: bệnh ở kinh cân Thận. - Đau hố chậu ở trung cực không kèm theo triệu chứng khác: bệnh ở kinh cân Can. -

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN