KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2) ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KINH CÂN - Lộ trình kinh cân luôn xuất phát từ đầu ngón tay hoặc chân và có hướng đi hướng tâm. Kinh cân chỉ phân bố ở phần ngoài của cơ thể, chủ yếu là gân, cơ, khớp. - Lộ trình kinh cân phần lớn trùng khớp với lộ trình nổi của kinh chính tương ứng, do đó học lộ trình kinh cân chủ yếu dựa vào lộ trình nổi của kinh chính tương ứng + phần khác biệt của kinh cân. Mười hai kinh cân hợp với nhau thành 4 hợp, theo quy cách: 3 đường kinh âm ở tay, 3 đường kinh dương ở tay, 3 đường kinh âm ở chân, 3 đường kinh dương ở chân. - Biểu hiện bệnh lý của kinh cân chủ yếu: + Đau tại chỗ (có thể kèm tê) nơi kinh cân có đi qua. + Không có biểu hiện triệu chứng của tạng phủ tương ứng. - Chẩn đoán bệnh của kinh cân dựa vào: + Đau theo lộ trình phân bố của kinh cân. + Điểm phản ứng tại hợp huyệt của các kinh cân. - Điều trị bệnh của kinh cân gồm: + Công thức huyệt là tổng hợp các điểm phản ứng. + Kỹ thuật là “phần châm” và ngưng điều trị khi không còn điểm phản ứng. - Tiên lượng bệnh của kinh cân: dễ trị. II. HỆ THỐNG THỨ 1 (3 KINH CÂN DƯƠNG Ở CHÂN) A. KINH CÂN BÀNG QUANG 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát góc ngoài gốc móng út (chí âm), đến mắt cá ngoài → chia làm 3 nhánh: - Nhánh ngoài: theo mặt ngoài cẳng chân lên đến phần sau, ngoài đầu gối. - Nhánh trong: đi xuống gót, sau đó đi lên mặt trong cẳng chân và gắn vào - hố nhượng. - Nhánh sau ngoài: nhánh này chéo qua nhánh trong ở hố nhượng, chạy lên mông, theo cột sống lên cổ và chia làm 2 nhánh nhỏ: + Một nhánh đến tận cùng ở đáy lưỡi. + Một nhánh thẳng phân nhánh ở xương chũm, rồi chạy lên đầu ra trước trán (phân nhánh vùng cơ ở mắt phía trên) chạy xuống mũi và tận cùng ở cung gò má. Ở vùng lưng, ngang đốt sống lưng thứ 7 cho nhánh đến nếp nách, chạy lên vai đến huyệt Kiên ngung. Ở nếp nách có một nhánh băng qua dưới nách ra ngực, chạy lên hố thượng đòn đến huyệt Khuyết bồn. Từ đây chia làm 2 nhánh: + Nhánh cổ sau: đến xương chũm. + Nhánh cổ trước: đến mặt và gắn vào cung gò má. 2. Triệu chứng rối loạn đường kinh: - Đau nhức từ ngón út đến gót chân. - Co cứng các cơ vùng cổ. - Co cứng cơ hố nhượng. - Co cứng khớp vai. - Đau vùng hố nách đến hố thượng đòn. Thiên Kinh cân sách Linh khu: “Bệnh của nó (túc thái dương) sẽ làm cho ngón chân út và ngón chân sưng thũng và đau, khoeo chân bị chuột rút, lưng bị ưỡn như muốn gãy, gân gáy bị co rút, vai không đưa cao lên được, đau từ nách lên đến Khuyết bồn như bó vặn lại, không lắc lư được từ phải hay trái gì cả”. B. KINH CÂN ĐỞM 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón chân 4 (Khiếu âm), chạy theo mu chân đến mắt cá ngoài. Chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến gối (ở đây có nhánh gắn vào gân cơ bánh chè). Chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, ở đoạn này có phân hai nhánh: một nhánh lên vùng huyệt phục thỏ (kinh Vị) và một nhánh đến xương cụt. Chạy tiếp lên vùng sườn 11 - 12 đến dưới nách, rồi chia làm hai nhánh: - Nhánh trước: chạy ra trước ngực, vú và gắn vào hố thượng đòn. - Nhánh thẳng: đi lên phía trước nách, lên hố thượng đòn, chạy lên đầu ở phía sau tai, chạy đến góc trán ở huyệt Đầu duy. Từ đây nó chia làm 2 nhánh nhỏ: + Nhánh chạy lên đến bách hội và nối với kinh cân Đởm bên đối diện. + Nhánh dưới chạy xuống cằm vòng lên má ở huyệt Quyền liêu và tận cùng ở khóe mắt ngoài ở huyệt đồng tử liêu. . KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2) ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KINH CÂN - Lộ trình kinh cân luôn xuất phát từ đầu ngón tay hoặc chân và có hướng đi hướng tâm. Kinh cân chỉ phân bố. trình kinh cân phần lớn trùng khớp với lộ trình nổi của kinh chính tương ứng, do đó học lộ trình kinh cân chủ yếu dựa vào lộ trình nổi của kinh chính tương ứng + phần khác biệt của kinh cân. . hai kinh cân hợp với nhau thành 4 hợp, theo quy cách: 3 đường kinh âm ở tay, 3 đường kinh dương ở tay, 3 đường kinh âm ở chân, 3 đường kinh dương ở chân. - Biểu hiện bệnh lý của kinh cân chủ