1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) doc

5 349 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 202,42 KB

Nội dung

KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) 2. Triệu chứng rối loạn đường kinh: - Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối. - Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng chân. - Đau mặt trước ngoài đùi, đến vùng háng đùi, đau vùng mặt trong đùi đến xương cụt. - Đau hông sườn đến hố thượng đòn. Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, khoeo chân bị co rút, mặt trước co giật lên đến háng, phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng. Nó làm đau lan tràn lên đến vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và Khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được ”. C. KINH CÂN VỊ 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát từ góc ngoài các gốc ngón chân 2, 3, 4 chạy đến gắn vào cổ chân rồi chia làm 2 nhánh: - Nhánh ngoài chạy theo mặt ngoài xương chày, gắn vào mặt ngoài gối, chạy thẳng lên háng, đến huyệt Hoàn khiêu. Từ đây lên vùng sườn 11, 12 và tận cùng ở cột sống. - Nhánh trong đi từ cổ chân theo xương chày lên gối, gắn vào phía dưới xương bánh chè và từ đây chia làm 2 nhánh nhỏ: + Một nhánh chạy ra ngoài lồi cầu ngoài xương chày đến huyệt Dương lăng tuyền. + Một nhánh chạy lên qua vùng phục thỏ đến tam giác Scarpa ở dưới bẹn, chạy vào giữa ở huyệt Khúc cốt và Trung cực, gắn vào các cơ bụng, chạy tiếp thẳng lên hố thượng đòn, lên cổ đến góc hàm, vòng quanh môi và tận cùng ở huyệt Quyền liêu. Từ đó có các nhánh tận cùng. . Đến mũi. . Đến mí mắt trên (nối với một kinh cân khác). . Đến phân nhánh ở mi dưới. . Đến phân nhánh ở trước tai. 2. Triệu chứng rối loạn đường kinh: - Đau ở ngón 2 và mặt ngoài cẳng chân. - Cứng đau vùng phục thỏ, sưng đau vùng bẹn. - Viêm sưng tinh hoàn và phó tinh hoàn. - Cứng đau cơ bụng lan lên hố thượng đòn và mặt. - Lệch vùng miệng. Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc dương minh) sẽ làm cho chuyển cân từ ngón chân giữa lên đến hĩnh cốt, bàn chân bị giật nhảy lên và cứng, vùng huyệt phục thỏ bị chuyển cân, vùng háng bị sưng thũng, bị chứng đồi sán, cân ở bụng bị co giật, dẫn lên đến khuyết bồn và má, miệng méo xệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được. Nếu nhiệt thì cân bị mềm lỏng, mắt không mở được. Nếu cân ở má bị nhiệt thì nó sẽ làm cho cân bị buông lỏng, không co lại được, miệng xệ xuống”. . KINH CÂN VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) 2. Triệu chứng rối loạn đường kinh: - Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối. - Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng. nó dẫn đến vùng ngực, vú và Khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được ”. C. KINH CÂN VỊ 1. Lộ trình đường kinh: Xuất phát từ góc ngoài. sườn đến hố thượng đòn. Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN