KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) III. HỆ THỐNG HỢP THỨ II (ĐỞM - CAN) A. KINH BIỆT ĐỞM Xuất phát từ huyệt Hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can ở huyệt Khúc cốt). Từ Khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn giả (huyệt Chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến Tâm và đến hầu họng. Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở Đồng tử liêu. B. KINH BIỆT CAN Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt Khúc cốt thì cho nhánh biệt. Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng. Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2. IV. HỆ THỐNG HỢP THỨ III (VỊ - TỲ) A. KINH BIỆT VỊ Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt Phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp bẹn ở huyệt Khí xung. Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt Nhân nghinh tạo thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt, đến khóe mắt trong Tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị). B. KINH BIỆT TỲ Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt Nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi. V. HỆ THỐNG HỢP THỨ IV (TIỂU TRƯỜNG - TÂM) A. KINH BIỆT TIỂU TRƯỜNG Xuất phát từ huyệt Nhu du ở vai (kinh Tiểu trường). Đi vào hố nách đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến tâm và Tiểu trường. Một nhánh biệt khác xuất phát từ Quyền liêu đến nối ở Tình minh để tạo thành hệ thống hợp thứ 4. B. KINH BIỆT TÂM Xuất phát từ huyệt Cực tuyền đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến Tâm đi lên cổ, xuất hiện ở mặt đến huyệt Tình minh. VI. HỆ THỐNG HỢP THỨ V (TAM TIÊU - TÂM BÀO) A. KINH BIỆT TAM TIÊU Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến Bách hội. Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu chạy xuống xương chũm (huyệt Thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào. Sau đó xuống hố thượng đòn (huyệt Khuyết bồn và huyệt Khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam Tiêu. B. KINH BIỆT TÂM BÀO Xuất phát từ huyệt Thiên dung. Đến huyệt Uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm bào rồi vào Tam tiêu. Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt Liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt Thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5. . KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) III. HỆ THỐNG HỢP THỨ II (ĐỞM - CAN) A. KINH BIỆT ĐỞM Xuất phát từ huyệt Hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can. nối với nhánh của kinh chính Vị). B. KINH BIỆT TỲ Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ. với kinh chính ở Đồng tử liêu. B. KINH BIỆT CAN Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt Khúc cốt thì cho nhánh biệt. Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can,