BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) C. LẠC CỦA THỦ THIẾU ÂM TÂM BÀO KINH 1. Lạc ngang của Tâm bào kinh: - Xuất phát từ huyệt Nội quan của kinh Tâm bào và đến tận cùng ở nguyên huyệt dương trì của kinh Tam tiêu. - Trong trường hợp rối loạn, ta quan sát được các dấu chứng hư của kinh Tam tiêu. Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (Dương trì của Tam tiêu) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (Nội quan của kinh Tâm bào). 2. Lạc dọc của Tâm bào kinh: - Lạc dọc của kinh Tâm bào cũng xuất phát từ huyệt Nội quan, đi dọc trở lên theo lộ trình của kinh chính, chạy lên lồng ngực và đến Tâm bào. - Các trường hợp rối loạn lạc dọc của Tâm bào: + Thực chứng: đau vùng tim. + Hư chứng: cứng cổ gáy. “Biệt của thủ quyết âm chủ tên gọi Nội quan. Bệnh thực sẽ làm cho tâm thống, bệnh hư sẽ làm cho đầu gáy bị cứng”. (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc Nội quan của kinh Tâm bào. D. LẠC CỦA THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH 1. Lạc ngang của Tiểu trường kinh - Xuất phát từ huyệt chi chính nằm trên dương cốc 5 thốn, từ chi chính chạy nối đến huyệt thần môn. - Do không có triệu chứng riêng của lạc ngang Tiểu trường nên khi có rối loạn nó làm xuất hiện các triệu chứng hư của kinh thủ thiếu âm Tâm (tức là kinh có quan hệ biểu lý với kinh Tiểu trường). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (thần môn của kinh Tâm) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (chi chính của kinh Tiểu trường). 2. Lạc dọc của Tiểu trường kinh: - Lạc dọc của kinh Tiểu trường cũng xuất phát từ huyệt chi chính, chạy theo lộ trình của kinh chính lên cùi chỏ, đến vai liên lạc với huyệt kiên ngung của kinh Đại trường. - Khi lạc dọc của Tiểu trường bị rối loạn: + Thực chứng: yếu mỏi các khớp, rối loạn cử động khớp khuỷu. + Hư chứng: bệnh lý ngoài da (thường là mụn cơm). “Hư tắc sinh vưu”. Theo Đơn Ba Nguyên Giản chú thích thì vưu ở đây là ở các khe tay chân nổi lên những mụn như hạt đậu nhỏ, thô và cứng hơn thịt. Theo tài liệu của Viện Đông y Hà Nội (Châm cứu học) thì là mụn cơm to nhỏ. “Biệt của Thủ Thái dương tên gọi là chi chính. Bệnh thực sẽ làm cho các khớp xương buông lỏng, khuỷu tay không cử động được; bệnh hư sẽ làm cho mọc nhiều mụn cơm nhỏ ở khe tay” (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc chi chính của Tiểu trường kinh. E. LẠC CỦA THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH 1. Lạc ngang của Đại trường kinh: - Lạc ngang của Đại trường xuất phát từ huyệt thiên Lịch (3 thốn trên huyệt dương khê). Từ đây lạc ngang chạy đến nối với huyệt thái uyên của kinh Phế. - Khi có rối loạn lạc ngang, ta thấy xuất hiện các triệu chứng hư của kinh đối diện (thủ thái âm Phế). Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (thái uyên của Phế) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (thiên lịch của kinh Đại trường). 2. Lạc dọc Đại trường kinh: - Lạc dọc của Đại trường kinh cũng xuất phát từ huyệt thiên lịch, chạy theo lộ trình của kinh chính, chạy lên cánh tay lên vai đến huyệt kiên ngung. Sau đó kinh chạy đến xương hàm, cho nhánh vào chân răng, rồi xâm nhập vào tai. - Khi bị rối loạn lạc dọc của Đại trường: + Thực chứng: giảm thính lực, răng đóng bựa. + Hư chứng: cảm giác ê lạnh chân răng, cảm giác nặng tức ngực. “Biệt của thủ dương minh tên gọi là thiên lịch. Bệnh thực sẽ làm cho răng sâu và tai điếc bệnh hư làm cho răng lạnh, hoành cách bị tý” (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc của Đại trường kinh (thiên lịch). . BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 3) C. LẠC CỦA THỦ THIẾU ÂM TÂM BÀO KINH 1. Lạc ngang của Tâm bào kinh: - Xuất phát từ huyệt Nội quan của kinh Tâm bào và đến tận cùng. (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc chi chính của Tiểu trường kinh. E. LẠC CỦA THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH 1. Lạc ngang của Đại trường kinh: - Lạc ngang của Đại trường. Biệt của thủ dương minh tên gọi là thiên lịch. Bệnh thực sẽ làm cho răng sâu và tai điếc bệnh hư làm cho răng lạnh, hoành cách bị tý” (Linh khu, thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc