1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2) ppsx

5 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 148,36 KB

Nội dung

BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2) Lạc mạch có đường đi riêng và phân nhánh nhỏ dần. Nhánh nhỏ tách ra từ lạc mạch gọi là “tôn lạc”. Nhánh nổi ở mặt da có thể nhìn thấy được là “phù lạc”. Tại đây có khi thấy được những mạch máu nhỏ được gọi là “huyết lạc”, thường được sử dụng trong chích lể, châm nặn máu. Nhờ hệ thống này, lạc mạch từ những nhánh lớn đã phân nhỏ dần và phân bố khắp mặt ngoài cơ thể, tạo thành mạng lưới chằng chịt nuôi dưỡng toàn thân và liên lạc khắp nơi trong cơ thể. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỆT LẠC - Hệ thống biệt lạc bao gồm 12 lạc của 12 kinh chính, 2 lạc của 2 mạch Nhâm - Đốc và 2 lạc đặc biệt của Tỳ và Vị. - Tất cả các lạc mạch đều khởi phát từ huyệt lạc. - Biệt lạc của 12 kinh chính có 2 loại: lạc ngang và lạc dọc. - Lạc ngang có những đặc điểm: + Đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B (kinh có quan hệ biểu lý với kinh A), đảm bảo chức năng dẫn khí huyết từ kinh A sang kinh B. Do đó dùng để trị bệnh hư của kinh B. + Lạc ngang không có biểu hiện bệnh lý riêng biệt. + Châm bổ huyệt nguyên kinh B và huyệt lạc kinh A để trị hư chứng của kinh B. - Lạc dọc có những đặc điểm: + Có lộ trình riêng biệt, thường đi gần với lộ trình kinh chính. + Phân nhánh nông dần và nhỏ dần: gọi là tôn lạc, phù lạc, huyết lạc. + Có biểu hiện triệu chứng bệnh lý riêng biệt cho từng lạc mạch. + Châm bổ hoặc tả huyệt lạc để trị hư chứng hoặc thực chứng của đường kinh tương ứng. II. LỘ TRÌNH CÁC LẠC VÀ CÁCH SỬ DỤNG A. LẠC CỦA THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH 1. Lạc ngang của Phế kinh: - Xuất phát từ huyệt Liệt khuyết đi đến tận cùng ở Hợp cốc. - Khi có rối loạn, ta thấy các triệu chứng hư của kinh quan hệ biểu lý với kinh phế: đó là thủ dương minh Đại trường. Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (Hợp cốc của kinh Đại trường) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (Liệt khuyết của kinh Phế). 2. Lạc dọc của Phế kinh: - Nhánh này cũng xuất phát từ huyệt Liệt khuyết chạy theo cạnh trong gò ngón cái đến tận cùng góc ngoài gốc ngón trỏ tại huyệt Thương dương. - Trong trường hợp rối loạn lạc dọc của Phế: + Thực chứng: cảm giác nóng ở lòng bàn tay. + Hư chứng: hắt hơi, đái dầm, đái láo hay đái dắt. “Biệt của thủ thái âm tên gọi là Liệt khuyết. Bệnh thực sẽ làm cho đầu nhọn cổ tay và gan tay bị nhiệt; bệnh hư sẽ ngáp và vặn mình, đái són và đái nhiều lần” (Linh khu - thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm huyệt lạc kinh Phế (Liệt khuyết). B. LẠC CỦA THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH 1. Lạc ngang của Tâm kinh: - Xuất phát từ huyệt Thông lý (cách thần môn 1,5 thốn) đến tận cùng ở Uyển cốt của kinh Tiểu trường. - Khi có rối loạn ta thấy xuất hiện các triệu chứng mang tính chất hư của kinh đối diện: thủ thái dương Tiểu trường. Điều trị: Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh (Uyển cốt của kinh Tiểu trường) và lạc của kinh quan hệ biểu lý (Thông lý của kinh Tâm). 2. Lạc dọc của Tâm kinh: - Xuất phát từ huyệt Thông lý, chạy dọc theo kinh chính của Tâm, ngược lên ngực đi vào Tâm, đến nối với đáy lưỡi, lên mắt và nối với túc thái dương Bàng quang ở huyệt Tình minh. - Trong trường hợp rối loạn lạc dọc của Tâm. + Thực chứng: cảm giác đau tức, trở ngại trong ngực. + Hư chứng: nói khó. “Biệt của thủ thiếu âm tên gọi là Thông lý. Bệnh thực sẽ làm cho màn hoành cách như bị trói vào, bệnh hư sẽ làm cho không nói chuyện được”. (Linh khu - thiên Kinh mạch). Điều trị: Châm lạc huyệt Thông lý của kinh Tâm. . BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2) Lạc mạch có đường đi riêng và phân nhánh nhỏ dần. Nhánh nhỏ tách ra từ lạc mạch gọi là “tôn lạc . Nhánh nổi ở mặt da. toàn thân và liên lạc khắp nơi trong cơ thể. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỆT LẠC - Hệ thống biệt lạc bao gồm 12 lạc của 12 kinh chính, 2 lạc của 2 mạch Nhâm - Đốc và 2 lạc đặc biệt của Tỳ và Vị Tỳ và Vị. - Tất cả các lạc mạch đều khởi phát từ huyệt lạc. - Biệt lạc của 12 kinh chính có 2 loại: lạc ngang và lạc dọc. - Lạc ngang có những đặc điểm: + Đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w