1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Tiếp cận phân khúc tiêu dùng bình dân ppt

8 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 206,03 KB

Nội dung

Tiếp cận phân khúc tiêu dùng bình dân Chỉ có chợ và những cửa hàng tạp hóa nhỏ mới là nơi đáp ứng được nhu cầu của họ một cách thỏa đáng nhất. Bỏ qua lý do về khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, người tiêu dùng bình dân tìm được ở nơi đó những điều mà trung tâm mua sắm hay thương mại điện tử….không thể thỏa mãn được. Đối tượng khách hàng này đang chiếm số lBáo chí ngày nay liên tục nói đến sự phát triển không ngừng của xã hội và những sản phẩm dịch vụ tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chợ được nâng cấp lên thành siêu thị, siêu thị chuyển sang trung tâm mua sắm, rồi thương mại điện tử, thương mại truyền hình…Những con người hiện đại họ đã bắt đầu quen và sống với “sự tiên tiến” đó. Thế nhưng với những tầng lớp Lao động bình dân, những khái niệm trên (trừ siêu thị, có thể) vẫn còn là điều gì đó xa vời. Lượng khá lớn trong dân số Việt Nam nên việc tiếp cận và tìm hiểu họ là điều không ít nhãn hàng đang làm. Những lo toan đời thường Mức thu nhập thấp và phải trang trải nhiều thứ, nên tất yếu với người tiêu dùng bình dân giá cả luôn là yếu tố quan trọng khi quyết định mua hàng. Đây không phải là giá so sánh của sản phẩm tính trên gr hoặc ml. Người tiêu dùng bình dân thường chọn mua các sản phẩm có dung tích vừa phải, đủ dùng trong một tuần hoặc vài ngày cho đỡ ngán tiền. Không phải họ không biết khi mua gói lớn , chai to sẽ được lợi hơn. Bởi thu nhập chỉ vừa đủ tiêu, còn phải để dành một chút cho những nhu cầu chưa lường trước được, việc mua hàng có kích cỡ lớn là điều khá xa xỉ. Tất nhiên khi chọn lựa các sản phẩm có cùng mức giá, dung tích vừa đủ dùng, người tiêu dùng bình dân vẫn biết chọn thương hiệu nổi tiếng và uy tín hơn. Luôn nghĩ đến rủi ro có thể xảy Ra khi mua sản phẩm mới, người tiêu dùng bình dân thường có tâm lý trung thành với các thương hiệu quen thuộc. Hài lòng với chất lượng và giá cả của sản phẩm quen dùng là một lý do. Lý do khác là họ không muốn mạo hiểm, dù chỉ tốn ít tiền, bởi nếu thương hiệu, sản phẩm mới đó không dùng được thì sẽ rất tiếc nếu phải vứt bỏ. Sản phẩm mẫu tặng dùng thử luôn là giải pháp được yêu thích. Có một điều đặc biệt là ở nhóm khách hàng này, tuy luôn cẩn trọng tính tóan khi mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết, nhưng với các sản phẩm chăm sóc con nhỏ, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc DA, họ vẫn có thể bỏ Ra nhiều tiền hơn để có được cái ưng ý. Khác biệt giữa cửa hàng nhỏ và trung tâm mua sắm Cửa hàng nhỏ Trung tâm mua sắm  Mua chịu: việc thường xuyên mua hàng tại một điểm nào đó tạo nên một mối quan hệ thân tình với chủ cửa hàng, nên  Mất chi phí đi lại: nếu sống xa trung tâm mua sắm hoặc không có phương tiện đi lại, chi phí đi lại, dù chỉ mươi, mười việc mua chịu cho đến kỳ lương tiếp theo thường được chấp nhận.  Thuận tiện mua bán: không mất nhiều thời gian đi lại bởi đó thông thường là những cửa hàng rất gần nhà.  Nhanh chóng dễ dàng: không cần phải xếp hàng ở lăm nghìn cũng là mối bận tâm của người tiêu dùng bình dân.  Không thoải mái: những ánh mắt xét nét của nhân viên bảo vệ hoặc những khách hàng sang trọng ở các trung tâm mua sắm làm nhiều người không thoải mái.  Những hàng hóa được khuyến mại quầy tính tiền, đôi lúc cũng có thể ngồi trên người tiêu dùng bình dâne và yêu cầu chủ cửa hàng mang sản phẩm Ra tận nơi.  Kích cỡ sản phẩm hợp lý: sản phẩm thường nhỏ, phù hợp túi tiền.  Giá cả thương lượng: việc được giảm giá một, hai nghìn đồng thường có dung tích lớn, không phú hợp với nhu cầu tiêu dùng và ngân sách chi tiêu hàng tháng.  Không quản lý được ngân sách do tiêu xài quá tay: quá nhiều sản phẩm trưng bày bắt mắt, có khuyến mại hấp dẫn thường khiến việc mua sắm quá ngân sách dự trù mang lại cho họ cảm giác rất thích thú. rất dễ xảy Ra.  Mất nhiều thời gian: đa số họ là những người Lao động tại các nhà máy, công xưởng nên không có nhiều thời gian cho việc mua sắm. Một số khác là nội trợ phải chăm sóc con nhỏ và gia đình. Làm Sao để thu hút Theo lý thuyết về marketing, luôn luôn có nhiều phương pháp để chiêu dụ khách hàng. Nhưng với đối tượng khách hàng đặc biệt này, những phương thức phổ biến như quảng cáo trên tạp chí, mạng internet… sẽ không thể hiệu quá vì khó có cơ hội để họ tiếp cận. Thay vào đó, có những phương pháp hiệu quả hơn, đặc biệt được thực hiện trực tiếp tại các cửa hàng sẽ khiến họ sẽ phải để ý: Kích cỡ và giá cả phù hợp Với người tiêu dùng bình dân, chi phí tiêu dùng trung bình cho một lần mua sắm lớn thường không vượt quá mức từ 50 - 70 nghìn đồng, 70% trong số đó được dùng cho thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho gia đình. Họ luôn nhẩm tính, ước lượng các hàng hóa mua sắm trước khi bước vào cửa hàng nên trưng bày dễ thấy, giá cả rõ ràng sẽ giúp họ quyết định việc mua sản phẩm nhanh hơn. Nếu phù hợp với ngân sách, người tiêu dùng bình dân vẫn có thể quyết định mua thử một sản phẩm hay thương hiệu mới nào đó, chẳng hạn, một gói dầu gội 500 đồng, chai nước mắm 2.000 đồng… Thông tin về sản phẩm được người tiêu dùng tiếp nhận ngay trên bao bì, dù có kích thước nhỏ, lợi ích của sản phẩm vẫn cần được nêu rõ ràng, bắt mắt, tạo điều kiện để người tiêu dùng lựa chọn. Lựa chọn vị trí tốt để trưng bày hàng: Đó chính là cách hiệu quả để quảng bá về thương hiệu, đặc biệt với những thương hiệu mới, Cùng với những quầy kệ và bảng giá to, rõ ràng là cách tốt nhất để chiêu dụ khách hàng. Giảm giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh ngay khi giới thiệu hoặc tái giới thiệu sản phẩm. Bởi (một lần nữa nhắc lại) giá là nhân tố quyết định cho việc thử một sản phẩm, thương hiệu mới của nhóm khách hàng này. Chỉ riêng bản thân sản phẩm sẽ không đủ mạnh để lôi kéo họ thử một sản phẩm mới hay chuyển sang một thương hiệu mới. Hàng mẫu là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm. trong mắt người tiêu dùng bình dân , những sản phẩm liên quan đến chăm sóc em bé và sản phẩm bảo vệ dành cho phái nữ luôn là những sản phẩm có chất lượng, do đó giá cả sẽ cao. Vì thế, việc được dùng thử cùng với những tờ rơi giới thiệu lợi ích của sản phẩm sẽ tăng cường hình ảnh thương hiệu. Chủ cửa hàng chính là đối tượng tuyên truyền cực tốt cho các sản phẩm liên quan đến sắc đẹp hoặc chăm sóc con như tã giấy em bé, kem dưỡng da… Bởi với người tiêu dùng, chủ cửa hàng là những người biết nhiều sản phẩm và thấy được hiệu quả của sản phẩm với nhiều người tiêu dùng khác nhau nên lời khuyên từ họ có tác dụng còn hơn cả các chuyên gia tư vấn. Tuy nhiên, nếu chủ cửa hiệu nói quá về những sản phẩm đã rất phổ biến trên thị trường như dầu gội đầu, bột giặt, nước rửa chén… lại gây nghi ngại cho khách hàng: “Có phải chủ cửa hiệu đang muốn bán hàng tồn kho cho mình?” Xây dựng chương trình đặc biệt cho cửa hàng trong dịp lễ: Tâm lý tiêu dùng thông thường luôn muốn nhận được quà tặng, mua hàng có khuyến mại trong những dịp lễ, tết. Đối với người tiêu dùng bình dân, những món quà đó trở nên ý nghĩa hơn nhiều so với khách hàng giàu có. Những chương trình đó chính là cơ hội xây dựng mối quan hệ gắn kết giũa chủ cửa hàng, thương hiệu và người tiêu dùng. . Tiếp cận phân khúc tiêu dùng bình dân Chỉ có chợ và những cửa hàng tạp hóa nhỏ mới là nơi đáp. người tiêu dùng bình dân, chi phí tiêu dùng trung bình cho một lần mua sắm lớn thường không vượt quá mức từ 50 - 70 nghìn đồng, 70% trong số đó được dùng

Ngày đăng: 15/12/2013, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w