5 suy ngẫm nhỏ về sự trung thực của lãnh đạo (CTG) Nhiều người cứ nghĩ và sợ rằng: nếu anh ta công khai thất bại nào đó của mình thì anh ta sẽ yếu thế đi hoặc bị mất lòng tin. Nhưng thực tế hiệu ứng của nó là ngược lại. Sau hai năm rời khỏi chiếc ghế quyền lực lớn nhất, G. Bush cho ra mắt cuốn hồi ký làm xôn xao nước Mỹ và cả thế giới. Có gì bí mật trong cuốn hồi ký này? Xin thưa rằng: bí mật lớn nhất là sự trung thực của một người quyền lực nhất nước Mỹ trong suốt 8 năm trời. Tất nhiên, không phải mọi bí mật của Nhà trắng và của cá nhân cựu Tổng thống G.W. Bush đều được công khai trong cuốn sách này. Bởi có những bí mật quốc gia mà bất kỳ ai cũng không được tiết lộ trong những thời gian nhất định được luật pháp của quốc gia đó quy định hoặc họ cố tình né tránh và có những bí mật cá nhân được cá nhân đó giữa lại như chuyện riêng tư của họ. Thế nhưng, những gì ông Bush công khai trong cuốn sách đó đã mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Suy ngẫm 1: Sự trung thực của một con người, một lãnh tụ hay của một chính quyền chính là nhân cách thực sự của con người đó, của lãnh tụ đó hay của chính quyền đó. Một con người hay một chính quyền có nhân cách thì dù trong hoàn cảnh nào cũng nhận được sự chia sẻ, sự ủng hộ và sự tin tưởng của nhân dân. Đó chính là cách tuyên truyền có sức mạnh nhất chứ không phải cách tô son trát phấn lên sự thật. Suy ngẫm 2: Sự trung thực với những thành công và cả thất bại của một lãnh tụ hay của một chính quyền luôn luôn trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại sự tiến bộ cho đất nước. Đó chính là hành động dám chịu trách nhiệm cá nhân cao nhất trước những vấn đề của đất nước mà ông Bush liên quan. Người uy quyền không phải là người dệt được chiếc áo toàn công trạng để khoác lên mình mà là người dám khẳng định thành công cũng như thất bại của mình. Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ và sợ rằng: nếu anh ta công khai thất bại nào đó của mình thì anh ta sẽ yếu thế đi hoặc bị mất lòng tin. Nhưng thực tế hiệu ứng của nó là ngược lại. Một người biết cách công khai thất bại của mình chính là một người có uy lực. Còn một người cố tình giấu những sai sót hoặc thất bại của mình thì người đó đang vô tình đứng trên chiếc ghế 2 chân của sự mất lòng tin. Suy ngẫm 3: Sự trung thực chính là khả năng biết sống và sống có ý nghĩa nhất. Một chi tiết rất nhỏ thôi khi ông Bush nói về con chó của mình "tè" vào vườn cỏ nhà người khác có phải là hành động thiếu tinh tế hay kém văn hóa của một cựu Tổng thống hay là hành động của một con người được sống với những điều giản dị của mình? Chi tiết đó cho thấy: vị lãnh tụ kia đã và đang sống trước hết như một con người với những gì thường nhật nhất. Và chỉ khi sống được như thế ông ta mới có thể làm được điều gì đó. Chi tiết này đứng về văn hóa của người Mỹ là rất yêu loài chó thì ông Bush được cộng thêm điểm trong con mắt của người dân. Nó cho thấy sự gần gũi của một lãnh tụ với người dân. Và chỉ khi một lãnh tụ tạo được mối quan hệ thực sự gần gũi và giản dị với người dân thì ông ta mới nghe được những lời chân thành của người dân cũng như nhận được sự cảm thông của người dân khi ông ta mắc một sai sót nào đó trong việc điều hành đất nước. Suy ngẫm 4: Những cuốn hồi ký như của ông Bush cho thấy sự dũng cảm cho dù ở mức độ nào đó của một lãnh tụ. Khi ông Bush nói đến đời tư và công việc trong 8 năm cầm quyền của ông thì ông cũng hiểu rằng dư luận sẽ phán xét ông. Bởi có những sự thật ông nói đến sẽ chỉ hiện ra một phía của nó mà thôi. Còn một hay nhiều phía khác của sự thật đó sẽ có những người khác biết và họ lên tiếng. Một phía sự thật ông Bush nói ra có thể là ông chỉ hiểu như thế hoặc ông cố tình giấu những phía khác. Nhưng khi ông nói đến sự thật ấy thì những người khác cũng sẽ nói đến hoặc đồng tình, hoặc bổ sung hoặc phản đối. Và cho dù như thế nào thì việc đó cũng tạo điều kiện tốt nhất cho dân chủ được thực thi. Suy ngẫm 5: Tôi là một kẻ trong cuộc đời mình đã viết hàng trăm bản kiểm điểm cá nhân. Nhưng tôi phải thú thực rằng hầu hết những bản kiểm điểm đó là một thứ chung chung vô bổ. Tất nhiên có hàng triệu người cũng viết những bản kiểm điểm chung chung như thế. Tôi nói vậy không phải để ngụy biện cho cá nhân mình mà để nói đến sự thiếu trung thực của chúng ta như một căn bệnh. Bởi vậy, tôi coi cuốn hồi ký của ông Bush là một bản kiểm điểm đúng với bản chất của nó. Bản kiểm điểm như thế của những lãnh tụ có thể làm cho một số người nhìn cá nhân lãnh tụ đó khác đi ở một góc độ nào đó nhưng chắc chắn làm cho chính quyền của ông ( bà ) ta mạnh lên. Theo Tuần Việt Nam . người đọc nhiều suy ngẫm. Suy ngẫm 1: Sự trung thực của một con người, một lãnh tụ hay của một chính quyền chính là nhân cách thực sự của con người đó, của lãnh tụ đó hay của chính quyền đó 5 suy ngẫm nhỏ về sự trung thực của lãnh đạo (CTG) Nhiều người cứ nghĩ và sợ rằng: nếu anh ta công khai thất bại nào đó của mình thì anh ta sẽ yếu thế đi hoặc bị mất lòng tin. Nhưng thực. nhận được sự chia sẻ, sự ủng hộ và sự tin tưởng của nhân dân. Đó chính là cách tuyên truyền có sức mạnh nhất chứ không phải cách tô son trát phấn lên sự thật. Suy ngẫm 2: Sự trung thực với