Trungthựcnợxấu
“Nợ xấu của hệ thống, theo đánh giá của NHNN, hiện đã tăng từ mức 6%
lên mức 10%”. Thông tin này, dù không phải quá bất ngờ (bởi trước đó,
đánh giá độc lập của Fitch Ratings ước tính tỷ lệ nợxấu hệ thống ngân hàng
lên tới 13% tổng dư nợ) nhưng khiến dư luận không khỏi lo lắng, bởi sự
chính thức của nguồn công bố. Tuy nhiên, việc nhìn thẳng vào vấn đề nhạy
cảm này, đã làm tăng niềm tin của NĐT vào sự minh bạch của các cơ quan
quản lý.
Tuy nhiên, có một điểm khiến thị trường băn khoăn là tỷ lệ nợxấu theo đánh
giá của NHNN là theo tiêu chuẩn nào? Bởi sự kiện Habubank công bố các
con số nợxấu theo nhiều chuẩn mực khác nhau, cho thấy hoàn toàn có thể
tồn tại những khác biệt trong chuẩn mực đánh giá của cơ quan quản lý thị
trường với các tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và
phân loại nợ tại các tổ chức tín dụng.
thị trường mới chỉ ghi nhận con số nợxấu toàn hệ thống khoảng 3,6%, mà
chưa từng ghi nhận tỷ lệ nợxấu 6% trên tổng dư nợ. Sự khác biệt về con số
khởi điểm 6% nợxấu so với các con số được công bố trước kia khiến thị
trường đặt câu hỏi: Thống đốc công bố tỷ lệ nợxấu được xác định theo tiêu
chuẩn đặc biệt của NHNN, hay con số 6% là tỷ lệ nợxấu tại một thời điểm
rất gần trước thời gian báo cáo Quốc hội?
Ngoài ra, dư nợ tín dụng hiện tập trung chủ yếu vào một nhóm khoảng 10
ngân hàng lớn như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank Trong đó,
Vietinbank, Vietcombank, BIDV qua báo cáo của mình,…đều có tỷ lệ nợ
xấu rất thấp. Vậy thì, những ngân hàng còn lại phải có tỷ lệ nợxấu là bao
nhiêu để có thể có tỷ lệ nợxấu toàn hệ thống ở mức 10%?
Tuy nhiên, bỏ qua một bên những thắc mắc này, thì rõ ràng, sự minh bạch
tương đối từ khối ngân hàng cũng là điều đáng mơ ước của NĐT đối với
nhóm CTCK. Cũng là một tổ chức mà nơi đó, người dân, NĐT gửi tiền vào,
cũng có những hoạt động vay/hỗ trợ vốn, nhưng rõ ràng, bức tranh tài chính
của phần đông CTCK vẫn còn rất tù mù.
Không giống như hệ thống ngân hàng, đối với CTCK, khái niệm nợxấu đến
thời điểm này vẫn chưa được chuẩn hóa, ngoại trừ quy định liên quan đến
cách hạch toán các khoản nợ theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam. NĐT rất dễ
dàng tìm được những CTCK có khoản phải thu, phải phải trả lên tới hàng
trăm, hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại quá khó khăn để tìm được một thuyết
minh của CTCK về thực trạng cũng như khả năng thu hồi các khoản phải thu
ấy.
Khi CTCK đứng ra vay nợ của một đơn vị, khoản vay ấy hiện hữu trên báo
cáo tài chính và là con số bắt buộc phải trả. Nhưng ở đầu ngược lại, khi
CTCK sử dụng tiền để cho NĐT vay thì tất cả những gì mà cổ đông bên
ngoài biết được chỉ là một con số tổng các khoản phải thu, mà không có
đánh giá chi tiết nào về nguy cơ mất mát. Ghi nhận thực tế cho thấy, ngoài
việc hạch toán dưới dạng này, CTCK còn ghi nhận khoản cho vay NĐT dưới
dạng các hợp đồng hợp tác đầu tư, cho vay khác, hoặc thậm chí hạch toán
ngoại bảng (trong vai trò đơn vị trung gian đơn thuần, dù CTCK đứng ra bảo
lãnh khoản vay)
Có thể nói, với những quy định hiện tại, những ai muốn tìm hiểu bản chất tài
sản CTCK sẽ liên tục gặp những mê cung và vì thế, phần đông mới chỉ tiếp
cận tình hình tài chính của khối công ty này theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.
. Trung thực nợ xấu
Nợ xấu của hệ thống, theo đánh giá của NHNN, hiện đã tăng từ mức 6%. của mình,…đều có tỷ lệ nợ
xấu rất thấp. Vậy thì, những ngân hàng còn lại phải có tỷ lệ nợ xấu là bao
nhiêu để có thể có tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ở mức