Nợxấukhóxửlý,vìsao?
TCTD phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong
các trường hợp: (i) khách hàng là tổ chức, DN bị giải thể, phá sản theo quy định
của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. (ii) các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo
quy định. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải
chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch
toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ.
Hiện nay, những biện pháp được các TCTD thực hiện để thu hồi nợ chủ yếu là
thanh lý tài sản đảm bảo nợ hoặc khởi kiện ra tòa án. Thông thường, các tài sản
đảm bảo nợ đã được các chủ tài sản đăng ký giao dịch đảm bảo khi ký hợp đồng
thế chấp vay vốn với TCTD. Các TCTD sẽ thực hiện việc bán tài sản đảm bảo nợ
hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo
đảm để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các
chi phí khác (nếu có) và được tiếp nhận tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo
nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục, giá trị
thu hồi thấp do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, sự giảm giá trị của tài sản đảm bảo nợ so với thời điểm vay vốn: giá trị
tài sản khi được TCTD định giá xem xét làm tài sản đảm bảo nợ thường được định
giá và cho vay thấp hơn, chỉ bằng 60 - 80% giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ.
Nhưng một thực tế hiện nay là nhiều giá trị tài sản đảm bảo nợ đã “bốc hơi” rất
nhiều so với thời điểm vay vốn, ví dụ như các tài sản là tàu biển giá trị giảm trên
dưới 50%, các cổ phiếu có nhiều mã giảm tới 60 - 70% so với thời điểm cầm cố,
giá trị bất động sản giảm mạnh, các tài sản đặc thù giá trị lớn khó xác định giá
giao dịch Điều này khiến các TCTD rất khóxử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý
thì chỉ thu hồi được một phần nợ.
Ngoài ra, một khó khăn khác mà ngân hàng thường gặp phải khi tài sản đảm bảo
của một số DN là các máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị cao thì rất khó
thanh lý. Khi bán được thì phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu, vì
hầu hết các thiết bị này đều được miễn thuế nhập khẩu do thường được coi là tài
sản cố định khi thành lập công ty , dẫn đến việc thực hiện xử lý nợxấu thông qua
xử lý tài sản đảm bảo nợ thường kéo dài, tốn kém về tài chính.
Thứ hai, bế tắc trong khai thác tài sản đảm bảo nợ: việc thu hồi tài sản đảm bảo để
tự khai thác đối với các TCTD cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí là bất khả thi
do các tài sản đặc thù như tàu biển, máy móc chuyên dụng hoặc tài sản gắn liền
với tổ hợp tài sản khác như đập thủy điện, tổ máy thủy điện trong nhà máy thủy
điện, máy móc trong cả dây chuyền sản xuất, công trình trên đất , nên không thể
tách rời ra để xử lý hoặc khai thác. Nếu tiếp nhận về để khai thác tài sản thì TCTD
cũng không có năng lực và nghiệp vụ để thực hiện như khai thác tàu biển, cơ khí
chế tạo
Thứ ba, thiếu hợp tác từ phía khách nợ: trên thực tế, ngân hàng gặp không ít khó
khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ, nhiều khách nợ không hợp tác, cố tình
kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản Nếu không đạt được sự thoả
thuận với khách hàng thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện ra tòa án.
Thứ tư, chậm chễ trong thi hành án: xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với
các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ như yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
DN. Theo hướng này thì thời gian xử lý lâu (phải từ 3 - 4 năm) vì phải mất nhiều
trình tự, thủ tục như mở thủ tục phá sản, thành lập tổ thanh lý tài sản, thực hiện
thanh lý tài sản Do đó, tỷ lệ thu hồi nợ thấp do xử lý tài sản của DN dưới hình
thức bán thanh lý và số tiền thu hồi phải phân chia cho các chủ nợ có tài sản đảm
bảo khác. Thậm chí, dù có phán quyết của Toà án, TCTD vẫn gặp trở ngại vì khâu
thi hành án chậm, thủ tục thi hành án còn nhiều bất cập. Tiếp đến là sự phối hợp
không đồng bộ giữa cơ quan chức năng liên quan như cơ quan thẩm định, cơ quan
bán đấu giá Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ xử lý nợ qua toà án
mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8 - 9 năm.
Chính do những khó khăn trong xử lý nợxấu nên không tránh khỏi hiện tượng
một số TCTD đã có những biện pháp “nghiệp vụ” cơ cấu lại thời gian trả nợ, kéo
dài thời gian trả nợ gốc cho khách nợ, chỉ yêu cầu trả lãi dù các khoản nợ này đã
rơi vào tình trạng nợxấu nếu so với hợp đồng cho vay ban đầu. Việc này nhằm
giúp TCTD không phải trích lập dự phòng đối với nợxấu phát sinh. Đây là một
tảng băng chìm dưới phần nổi nợxấu đã công bố hiện nay, khiến người đứng đầu
ngành ngân hàng cũng khó có thể dám chắc thời điểm cụ thể nào nợxấu sẽ giảm.
. Nợ xấu khó xử lý, vì sao? TCTD phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp: (i) khách hàng là tổ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục,. sản đặc thù giá trị lớn khó xác định giá giao dịch Điều này khiến các TCTD rất khó xử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi được một phần nợ. Ngoài ra, một khó khăn khác mà ngân hàng