Ảnh hưởng của quốc tế cộng sản đối với cách mạng Việt Nam
Trang 1học viện chính trị - hành chính quốc gia
Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ
Trang 2Chủ nhiệm đề tài: TS Hồ Thị Tố Lương
Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Danh Lợi
Danh sách cộng tác viên:
TS Nguyễn Hữu Cát Học viện CT – HC quốc gia Hồ Chí Minh
PGS, TS Trình Mưu Học viện CT – HC quốc gia Hồ Chí Minh
ThS Nguyễn Danh Lợi Viện Lịch sử Đảng
ThS Nguyễn Bình Viện Lịch sử Đảng
Nguyễn Văn Hùng Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng
Trang 3Mục lục
Trang
Danh sách cộng tác viên 1
Mở đầu 3
Chương I: Đường lối dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản 9
I Thành lập Quốc tế Cộng sản 9
II Đường lối dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản 17
III Quốc tế Cộng sản tự giải thể 45
Chương II: ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với Nguyễn ái Quốc và quá trình vận động thành lập Đảng ( 1919-1930) 52
I Nguyễn ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước dưới ánh sáng đường lối của Quốc tế Cộng sản 52
II Quốc tế Cộng sản với quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng 57
Chương III: Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam (1930-1943) 85
I Quốc tế Cộng sản với cao trào cách mạng 1930-1931 và thời kỳ 1932-1935 85
II ảnh hưởng của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam 113
III Những hạn chế của Quốc tế Cộng sản ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam 121
IV Một số kinh nghiệm 138
Kết luận 143
Danh mục tài liệu tham khảo 146
Trang 4mở đầu
I Tính cấp thiết của đề tài
Với khẩu hiệu chiến lược: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức,
đoàn kết lại!", Quốc tế Cộng sản do V.I.Lênin sáng lập và lãnh đạo, trong suốt
thời gian tồn tại (3-1919 - 5-1943) thực sự là một tổ chức cách mạng quốc tế rộng lớn nhất, là một Đảng Cộng sản thế giới Gắn liền với Quốc tế Cộng sản là cả một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và củng cố phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Là trung tâm nghiên cứu một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Quốc tế Cộng sản đã đánh bại các khuynh hướng hữu và “tả” khuynh trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và gắn chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân trên phạm vi thế giới Dựa vào kinh nghiệm xây dựng các đảng cộng sản, nhất là Đảng Cộng sản (b) Nga, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo và giúp đỡ việc thành lập các đảng cộng sản ở các nước theo kiểu mới;
đã xác định đường lối chiến lược và sách lược cho phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc Những đường lối của Quốc tế Cộng sản như: thành lập mặt trận thống nhất giữa các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh; không ngừng mở rộng và củng cố tình đoàn kết giữa giai cấp công nhân các nước trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế vô sản; kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, gắn lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế một cách chặt chẽ và
đúng đắn, chống mọi khuynh hướng vị kỷ dân tộc và sôvanh; về vai trò lãnh đạo của những người cộng sản trong phong trào cách mạng và về tính độc lập không
được hoà lẫn của những người cộng sản khi tham gia các phong trào là những vấn đề vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay Những bài học kinh nghiệm, những truyền thống cách mạng của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Vì vậy, lịch sử của Quốc tế Cộng sản
là một di sản khoa học và tư tưởng - chính trị lớn Nó đã và sẽ là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều giới khoa học như: các
Trang 5nhà sử học, lý luận, tuyên truyền ở nhiều nước khác nhau nghiên cứu
Giương cao ngọn cờ cách mạng vô sản, Quốc tế Cộng sản còn đặc biệt chú ý
đến cách mạng giải phóng dân tộc Phát triển những luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã xác
định nội dung, tính chất, động lực, phương hướng và tiền đồ của phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại mới phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử Phân tích đặc điểm xã hội các nước phương Đông, Quốc tế Cộng sản chỉ rõ các nước đó tất yếu phải trải qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (ngày nay gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản không chỉ giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc bằng đường lối cách mạng đúng đắn, mà còn bằng hành động cách mạng thực sự: đào tạo cán bộ cho các đảng cộng sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, hỗ trợ về tài chính, tăng cường mối quan hệ quốc
tế để thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước phương Đông phát triển
Đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và đóng góp vô
cùng quan trọng Từ năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn ái
Quốc đã khẳng định: “ An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam Quốc tế” Cách mạng Việt Nam ngay từ đầu đã vận động trong mối quan hệ mật thiết với Quốc tế Cộng sản Nguyễn ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước dưới ánh sáng đường lối của Quốc tế Cộng sản Quốc tế Cộng sản đã trực tiếp giúp
đỡ và chỉ đạo việc thành lập Đảng, đào tạo cán bộ, chỉ đạo về đường lối chiến lược, sách lược, ủng hộ các phong trào cách mạng Việt Nam Thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn chặt với đường lối cách mạng triệt để của Quốc tế Cộng sản về vấn
đề dân tộc và thuộc địa
Nghiên cứu đề tài: ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam
để khẳng định sự đóng góp quan trọng của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam và góp phần vào công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, qua nghiên cứu để thấy rõ bản lĩnh cách mạng, sự lãnh
đạo đúng đắn, tính chủ động, sáng tạo của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong quan hệ hợp
Trang 6tác quốc tế Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, nhất là trong quá trình chúng ta đang tiến hành hội nhập quốc tế
II Tình hình nghiên cứu
Một số công trình như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập I 1954), Nxb ST, Hà Nội, 1981; Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam Lịch sử và hiện tại, Nxb ST, Hà Nội, 1987; Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa của Nguyễn Thành, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà
(1920-Nội, 1987 đã đề cập đến quan hệ của Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam và
Đảng Cộng sản Đông Dương Tuy nhiên, do nội dung quá rộng và tập trung vào chủ đề chính của cuốn sách, thời gian quá dài, vì vậy, các công trình nêu trên chỉ dừng lại ở mức độ rất khái quát, có tính định hướng
Tạp chí Lịch sử Đảng số 1-1989 là số chuyên đề kỷ niệm 70 năm thành lập Quốc tế Cộng sản Các nhà nghiên cứu Nguyễn Thành, Trình Mưu, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Quốc Hùng, Trần Văn Hùng, Trần Ngọc Linh… có các bài viết về Quốc tế Cộng sản
đăng ở các tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí Cộng sản…
Liên quan đến đề tài này còn có luận án Phó tiến sỹ (trước đây), Tiến sỹ như: Quốc
tế Cộng sản và phong trào cách mạng Việt Nam (1919-1930) của Nguyễn Đức Thùy (bảo vệ ở Xôphia năm 1987), Quốc tế Cộng sản và sự thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) của Trình Mưu (bảo vệ ở Xôphia năm 1984), Chiến lược và sách lược của Quốc tế Cộng sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng (bảo vệ ở Liên Xô năm 1986), Mối quan hệ của Quốc tế Cộng sản với
Đảng Cộng sản Đông Dương của Hồ Thị Tố Lương (bảo vệ năm 2001) Các luận án do
hạn chế về phạm vi, giới hạn nghiên cứu nên chỉ nghiên cứu những khoảng thời gian nhất định và trọng tâm chủ yếu về đường lối chiến lược, sách lược của Quốc tế Cộng sản
về cách mạng thuộc địa
Năm 1998-2000, Viện Hồ Chí Minh thực hiện đề tài khoa học cấp bộ Nguyễn ái Quốc với Quốc tế Cộng sản (1920-1943) do TS Lê Văn Tích làm Chủ nhiệm
ở Liên Xô (trước đây) và Nga ngày nay, một số tác giả đã viết về lịch sử Việt Nam
Đó là X.A.Mkhitarian với các tác phẩm: Cao trào cách mạng ở Đông Dương vào đầu
Trang 7những năm 30 của thế kỷ XX, Matxcơva, 1975; Cách mạng Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Matxcơva, 1986; M.P.Ixaiep và A.X.Cherờnưsép: Quan hệ Xô - Việt,
Matxcơva, 1975 Các công trình trên đề cập ở mức độ rất sơ lược đến sự giúp đỡ của
Quốc tế Cộng sản đối với Việt Nam U.A.Ôgờnhetốp: Quốc tế Cộng sản và phương
Đông, Matxcơva, 1969; A.B.Redờnhicốp: Chiến lược và sách lược của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa Những vấn đề lý luận và lịch sử, Matxcơva, 1978;
đây là những cuốn sách viết về lịch sử của Quốc tế Cộng sản với cách mạng thuộc địa Trong mối quan hệ của Quốc tế Cộng sản với các nước thuộc địa rộng lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia và các nước ả Rập, các tác giả mới chỉ dừng lại một đôi nét chấm phá về quan hệ của Quốc tế Cộng sản với Đông Dương
A.A.Xôcôlốp: Quốc tế Cộng sản và Việt Nam, Matxcơva, 1998, viết về quá trình
đào tạo cán bộ chính trị cho Việt Nam ở các trường cộng sản ở Liên Xô trong những năm 20-30 của thế kỷ XX
Các tác phẩm của Việt Nam và Nga đề cập đến vấn đề này ở mức độ khác nhau, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tác giả của đề tài kế thừa thành quả cả về tư liệu, phương pháp và cùng với những tư liệu mới được khai thác ở kho lưu trữ của Nga để thực hiện một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào phản ánh đầy đủ và có hệ thống về ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam trong suốt cả thời kỳ từ khi thành lập và đến lúc Quốc tế Cộng sản tự giải thể ( 1919-1943)
III Mục tiêu nghiên cứu
- Bằng những tài liệu lịch sử, đề tài sẽ dựng lại bức tranh chân thực quá trình Quốc tế Cộng sản chỉ đạo, giúp đỡ cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Đông Dương, khẳng
định những đóng góp của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng quan trọng và phân tích những hạn chế của Quốc tế Cộng sản do những yếu tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc
- Từ mối quan hệ giữa Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương, rút ra những kinh nghiệm Những kinh nghiệm sẽ là bài học tốt cho quan hệ quốc tế trong giai
đoạn hiện nay khi chúng ta đang tiến hành hội nhập quốc tế
Trang 8IV Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba phần chính:
Một là: Nghiên cứu về đường lối dân tộc và thuộc địa Quốc tế Cộng sản, trong đó
có đề cập đến quá trình chuẩn bị thành lập Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Cộng sản tự giải thể
Hai là: ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với Nguyễn ái Quốc và quá trình
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến cán bộ nghiên cứu
VI Lực lượng nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, lực lượng tham gia nghiên cứu là một số cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng và Học viện Chínhtrị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Ngoài ra, chủ nhiệm mời một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu giai đoạn lịch sử trước cách mạng tháng Tám trong và ngoài Học viện tham gia tư vấn đề tài và góp ý bản thảo tổng quan
VII Triển vọng nghiên cứu
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng
Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm vào công tác lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng
Trang 9VIII Kết cấu của tổng quan
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan được kết cấu thành 3 chương :
Chương I: Đường lối dân tộc và thuộc địa Quốc tế Cộng sản
Chương II: ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản đối với Nguyễn ái Quốc và quá trình vận động thành lập Đảng (1919-1930)
Chương III: Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam ( 1930- 1943)
và kết luận
Trang 10tranh thế giới lần thứ nhất vừa mới nổ ra, trong tác phẩm Chiến tranh và phong trào dân chủ - xã hội Nga, viết tháng 11-1914, V.I.Lênin đã nêu rõ sự cần thiết
thành lập một Quốc tế mới, cách mạng: "Bất chấp mọi trở ngại, quần chúng công nhân sẽ tạo ra một Quốc tế mới Thắng lợi hiện nay của chủ nghĩa cơ hội chỉ là tạm thời"… và tuyên bố khẩu hiệu: “ Muôn năm tình hữu nghị quốc tế của công nhân chống chủ nghĩa sôvanh và chủ nghĩa ái quốc của giai cấp tư sản các nước Muôn năm quốc tế vô sản được thoát khỏi chủnghĩa cơ hội”1
Từ đó, V.I.Lênin đã khẩn trương chuẩn bị cơ sở lý luận và công tác tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này
Sự sụp đổ của Quốc tế II diễn ra cùng với những loạt súng đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu từ tháng 8-1914 Cuộc chiến tranh mang tính chất đế quốc từ cả hai phía đã được dùng làm sự kiểm nghiệm nghiệt ngã tất cả các khuynh hướng tồn tại lúc bấy giờ trong phong trào công nhân quốc tế, lột trần
sự phá sản về tư tưởng- chính trị của Quốc tế II, đã phơi bày toàn bộ sự biến chất của phần lớn các đảng xã hội- dân chủ
Ngày 4-8-1914, tất cả các đại biểu của Đảng Xã hội - dân chủ Đức - đảng mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất của Quốc tế II, cùng với các đại biểu của giai cấp tư sản
và địa chủ biểu quyết ở nghị viện Đức, ủng hộ ngân sách chiến tranh Các đảng xã hội chủ nghĩa ở áo, Hung, Pháp, Anh, Bỉ và hàng loạt nước khác cũng ủng hộ chính phủ "mình" trong cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa Điều đó chứng tỏ rằng các
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 26, tr 26
Trang 11thủ lĩnh cơ hội đã công khai chuyển sang phía giai cấp tư sản dân tộc "mình", phản bội lại quyền lợi của giai cấp công nhân
Trong thời gian chiến tranh, phong trào công nhân quốc tế và phong trào xã hội
chủ nghĩa đã hình thành ba phái khác nhau: phái chủ nghĩa xã hội - sôvanh, phái giữa và phái cách mạng - quốc tế chủ nghĩa
Phái chủ nghĩa xã hội - sôvanh hay là những kẻ cơ hội công khai do E.Bécstanh
cầm đầu Phái này liên minh công khai với giai cấp tư sản “nước mình" tiến hành chiến tranh đế quốc Chúng ký kết với giai cấp tư sản các hoà ước và núp dưới khẩu hiệu "Bảo vệ Tổ quốc" trong chiến tranh đế quốc, thực tâm giúp đỡ giai cấp thống trị lùa đuổi nhân dân lao động ra trận chiến vì lợi nhuận của giai cấp tư sản Phần lớn các lãnh tụ nổi tiếng của các đảng xã hội - dân chủ đều theo quan điểm của chủ nghĩa xã hội - sôvanh như: Ph.Ebéctơ, Ph.Saiđêman (Đức); V átlơ (áo); P Renôđen, S Gét, M Xamba (Pháp), G Gaiđờman (Anh); G Plêkhanốp (Nga); L Bítxôlati (Italia); Ê.Vanđécvenđơ (Bỉ); Ia Brantinh (Thụy Điển) ở Pháp, Bỉ, Anh, những người xã hội - sôvanh tham gia vào nội các chính phủ tư sản ở tất cả các nước, họ chuyển sang phía giai cấp tư sản dân tộc "mình" và trở thành kẻ thù của giai cấp vô sản
Phái giữa (hay là những phần tử cơ hội giấu giếm), thực chất là tay sai của chủ
nghĩa xã hội - sôvanh Nếu như phái xã hội - sôvanh biện hộ cho việc công nhân Pháp bắn công nhân Đức, công nhân Đức bắn công nhân Pháp vì sự nghiệp "Bảo vệ
Tổ quốc", công khai kêu gào quần chúng lao động lao vào cuộc chém giết lẫn nhau,
đổ máu vì quyền lợi của giai cấp tư sản thì những phần tử giấu mặt như C.Cauxky biện hộ sự bảo vệ chiến tranh của mình một cách tinh vi và khéo léo bằng cách núp dưới chiêu bài chủ nghĩa quốc tế, đưa ra khẩu hiệu lừa bịp đầy nguy hại là "Hoà bình trong nước" Họ cho rằng chỉ có thể tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trong thời bình, còn trong thời chiến thì chỉ tiến hành đấu tranh vì hoà bình Họ từ chối kêu gọi nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh V.I.Lênin đã viết về C.Cauxky rằng: "Chủ nghĩa Cauxky không phải ngẫu nhiên mà
có, nó là sản phẩm xã hội của những mâu thuẫn của Quốc tế II, của thái độ miệng thì nói trung thành với chủ nghĩa Mác, nhưng trên thực tế thì lại phục tùng chủ
Trang 12nghĩa cơ hội"1
Những đại biểu của phái giữa là: C.Cauxky, G.Gheđơ, G.Leđeburờ (Đức), Ph.átlơ (áo), S.Lôngghê, A.Brétxman (Pháp), R.Mác Đôman, Ph.Xnaođen (Anh), L.Máctốp, L.Tờrốtxky (Nga), Ph.Turati, V.Môđinlianhi (Italia), M.Khincờvít (Mỹ), R.Grin (Thụy Sĩ)
V.I.Lênin đã lên án khuynh hướng này hoàn toàn như chủ nghĩa cơ hội và đặt ra nhiệm vụ "phải hoạt động kiên trì nhằm làm cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa cơ hội"2
Đối lập với phái chủ nghĩa xã hội - sôvanh và phái giữa là những người cách mạng - quốc tế chủ nghĩa Họ trung thành với chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo cuộc đấu
tranh cách mạng chống giai cấp tư sản nước mình, chống chủ nghĩa đế quốc và phản ánh những quyền lợi căn bản của quần chúng vô sản Phái này do V.I.Lênin lãnh đạo ở Nga, V.I.Lênin và Đảng Bônsơvích tuyên bố khẩu hiệu: "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến"
Phái cách mạng - quốc tế chủ nghĩa gồm những người bônsơvích Nga; những người chexniác là những người chống lại chủ nghĩa cơ hội ở Bungari đứng đầu là
Đ.Bờlagôiépvưu, G.Kyrơcôvưu, V.Côlarôvưu; những người thuộc cánh tả Đức: C.Liếpnếch, R.Lúcxămbua, Ph.Mêrinh; những người xã hội chủ nghĩa Xécbi: Ph.Philipốp, D.Bôbôvích, T.Caxlerôvích; những người cánh tả xã hội dân chủ Ba Lan: Ia.Ganhexky, A.Varơxky; những người xã hội - dân chủ Látvia: Ia.Berơdin; những người xã hội chủ nghĩa cánh tả Thụy Điển, Na uy, Italia, áo - Hung, Pháp, Anh, Mỹ, áchentina, Đan Mạch, Thụy Sĩ và các nước khác
Sự phản bội nhục nhã của các lãnh tụ các đảng xã hội - dân chủ đối với chủ nghĩa Mác, đối với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và đoàn kết quốc tế vô sản, sự chia
rẽ Quốc tế II thành những đảng thù địch lẫn nhau - những đảng đó đã tiến hợp với chính phủ đế quốc nước mình - những điều đó đã chứng minh sự phá sản hoàn toàn
về tư tưởng và tổ chức của Quốc tế II, về sự chấm dứt sự tồn tại của Quốc tế II như một tổ chức vô sản quốc tế Như vậy, không phải những người bônsêvích và V.I
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.26, tr 408
2 Sđd, tr 192-193
Trang 13Lênin làm tan rã Quốc tế II như những kẻ chống cộng khẳng định mà chính là những
kẻ xã hội - sôvanh, những kẻ cơ hội đã phá hoại sự thống nhất trong phong trào công nhân quốc tế Sự phá sản của Quốc tế II là biểu hiện nổi bật nhất trong việc số đông các đảng dân chủ - xã hội chính thức ở châu Âu phản bội một cách hèn hạ niềm tin của họ và những nghị quyết mà họ đã trịnh trọng thông qua ở Stútga và Balơ
Phong trào vô sản thế giới đặt trước sự lựa chọn: hoặc từ bỏ khỏi những mục tiêu cách mạng và chuyển sang con đường thoả hiệp với giai cấp tư sản, hoặc kiên quyết
đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội - sôvanh, đoàn kết tất cả các lực lượng cách mạng và quốc tế và thành lập Quốc tế mới, có khả năng tiếp tục những truyền thống cách mạng vẻ vang đã được những người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân là C.Mác và Ph.Ăngghen đặt nền móng Bởi vì, thời đại mới, những nhiệm vụ cách mạng lớn lao
đứng trước giai cấp vô sản đòi hỏi không cải tổ lại Quốc tế cũ đã bị phá sản, mà đòi hỏi sự thành lập một tổ chức Quốc tế mới Tổ chức đó có khả năng khôi phục tính chất quốc tế của phong trào vô sản và đưa công nhân vào cuộc tiến công chế độ tư sản Nhấn mạnh ý tưởng này, V.I.Lênin viết: "Quốc tế III có nhiệm vụ tổ chức những lực lượng của giai cấp vô sản nhằm tiến công cách mạng vào các chính phủ tư bản chủ nghĩa, nhằm tiến hành nội chiến chống giai cấp tư sản tất cả các nước để giành chính quyền, để cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi"
V.I.Lênin trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã phát triển chủ nghĩa Mác bằng những kết luận mới từ thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân không chỉ của nước Nga, mà của cả thế giới Trong các tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu và trong nhiều tác phẩm khác, V.I.Lênin đã phát triển học thuyết đấu
tranh giai cấp của C.Mác và cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Trên cơ sở phân tích khoa học những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã đi đến kết luận: “Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị
là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Do đó, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội có thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ trong một nước tư bản chủ nghĩa, tách riêng ra mà nói”1
Kết luận đó được trình bày lần đầu tiên vào năm 1915, là một phát kiến thiên tài
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t 26, tr.447
Trang 14trong khoa học mácxít Người đã chỉ ra tương lai mới cho giai cấp vô sản quốc tế V.I.Lênin đưa ra những kết luận có tính nguyên tắc về sự cần thiết liên minh chặt chẽ của giai cấp công nhân với nông dân, về chuyển cách mạng dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong các nước tư bản với phong trào dân chủ và cách mạng giải phóng dân tộc trong cách mạng lật đổ chủ nghĩa đế quốc V.I.Lênin phát triển cả học thuyết của C.Mác về chiến tranh, về nhà nước, về đảng vô sản
Những kết luận lý luận của V.I.Lênin, của Đảng Bônsơvích được kiểm nghiệm và làm phong phú hơn trong tiến trình đấu tranh giai cấp, trong những điều kiện phức tạp khác nhau là một đóng góp quan trọng vào sự hình thành đường lối tư tưởng - chính trị
và tổ chức của Quốc tế Cộng sản
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai hội nghị xã hội chủ nghĩa quốc tế được triệu tập ở Thụy Sĩ 12 nước châu Âu tham dự Hội nghị thứ nhất họp ở Ximmécvan từ ngày 5 đến ngày 8-9-1915 Tại hội nghị này, V.I.Lênin tổ chức ra một nhóm gọi là "Phái tả Ximmécvan" Phái tả Ximmécvan chủ trương đoạn tuyệt với Quốc tế II, đoàn kết tất các phần tử cách mạng và thành lập Quốc tế mới Phái tả bầu ra cơ quan lãnh đạo - Ban Thường vụ do V.I.Lênin đứng đầu V.I.Lênin đánh giá cao tầm quan trọng của Hội nghị Ximmécvan đối với cánh tả của dân chủ - xã hội quốc tế Người viết rằng: "ý nghĩa của hội nghị (bước đầu tiến tới Quốc tế III; một bước rụt rè và không triệt để tiến tới sự phân liệt với chủ nghĩa cơ hội Khả năng "tái phạm")"1, vì nó đã vũ trang về tư tưởng và góp phần đoàn kết tất cả các chiến sĩ quốc tế chủ nghĩa trong phong trào công nhân
Trong Hội nghị thứ hai họp ở Kientan từ ngày 24 đến ngày 30-4-1916, phái tả Ximmécvan chiếm 10/41 đại biểu Hội nghị thông qua Nghị quyết về hình thức lên
án chính sách xã hội - sôvanh của Ban Thường vụ Xã hội chủ nghĩa quốc tế, nhưng không có một kết luận nào từ sự kiện phản bội sự nghiệp giai cấp vô sản của các lãnh tụ Quốc tế II
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười làm thay đổi tình hình quốc tế và tạo điều kiện để thành lập Quốc tế III
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 49, tr 189
Trang 15Hung, Đức ở Ba Lan, Đảng Cộng sản ra đời sau khi thống nhất hai đảng: Đảng công nhân cách mạng và Đảng những người cánh tả Các nhóm, các tổ chức cộng sản được hình thành trong những năm 1918 - 1919 ở Tiệp Khắc, Rumani, Italia, Trung Quốc, Triều Tiên, Liên bang Nam Phi
Trong những điều kiện trên, việc thành lập Quốc tế Cộng sản trở nên vô cùng cấp thiết Quốc tế mới cần phải thúc đẩy nhanh sự hình thành các đảng cách mạng kiểu mới để lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp đang phát triển, để trang bị cho những người cách mạng phương Tây những kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, để tổ chức sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người vô sản tất cả các nước với nước Nga Xôviết, với phong trào giải phóng dân tộc
Tuy tồn tại các đảng và những nhóm cách mạng mácxít ở các nước khác nhau, nhưng trừ Đảng Bônsơvích Nga, không có đảng mácxít nào có khả năng đoàn kết
và tổ chức được Quốc tế mới, như V.I.Lênin đã viết tháng 5-1917 rằng: “Tình hình của đảng ta - trước tất cả các đảng công nhân trên toàn thế giới - ngày nay chính là
như sau: chúng ta có nghĩa vụ phải thành lập ngay lập tức Quốc tế III Ngoài chúng
ta ra, ngày nay không ai có thể làm được điều đó, và mọi sự trì hoãn đều có hại”1 Thực hiện nhiệm vụ trọng đại đó, tháng 1-1918, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất họp ở Pêtơrôgrát để chuẩn bị thành lập Quốc tế III Một năm sau, tháng 1-1919, Hội nghị quốc tế lần thứ hai họp ở Mátxcơva Hội nghị nhất trí thông qua đề nghị của V.I.Lênin về việc triệu tập Đại hội thành lập Quốc tế III trong thời gian gần nhất Hội nghị ra lời kêu gọi 39 đảng, nhóm, tổ chức anh em bàn bạc vấn đề thành lập và tham gia vào việc chuẩn bị Đại hội thành lập Quốc tế III
Chiều ngày 2-3-1919, Hội nghị Cộng sản quốc tế họp ở Cremli (Mátxcơva) V.I.Lênin, G.Eberlâyin (Đức), Ph.Blátchen (Thụy Sĩ) được bầu là thành viên thường trực của Chủ tịch
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 31, tr 226
Trang 16"Xuất hiện thời đại mới - thời đại tan rã chủ nghĩa tư bản, sự sụp đổ trong nội
bộ chủ nghĩa tư bản, thời đại cách mạng cộng sản của giai cấp vô sản"1 Cương lĩnh chỉ ra rằng việc lập chuyên chính vô sản là một nhiệm vụ trực tiếp ở nhiều nước tư bản Chuyên chính vô sản - không phải là mục đích tự thân, mà chỉ là phương tiện để tiến hành cách thay đổi xã hội - kinh tế vì quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động Cương lĩnh nhấn mạnh sự cần thiết tuyệt đối để giai cấp vô sản phối hợp hoạt động của mình trong phạm vi quốc tế, gắn liền quyền lợi cuộc đấu tranh giai cấp trong khuôn khổ dân tộc với nhiệm vụ cách mạng thế giới
Ngày hôm sau, Hội nghị nghe Luận cương và Báo cáo của V.I.Lênin về dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản Phân tích sâu sắc những hạn chế của dân chủ tư sản, V.I.Lênin đã chứng minh sự cần thiết lịch sử phải thay thế nó bằng chuyên chính vô sản
Chiều ngày 4-3-1919, tất cả các đại biểu có quyền biểu quyết và các đại biểu
dự thính đều biểu quyết ký tên nhất trí thông qua quyết định lịch sử: thành lập Quốc tế III gọi là Quốc tế Cộng sản (trừ một đại biểu của Đảng Cộng sản Đức
1 Viện Mác - Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tiếng
Nga, tr.130
Trang 17không bỏ phiếu) Nghị quyết nêu rõ rằng: "Tất cả các đảng, các tổ chức và các nhóm trong vòng 8 tháng có quyền tuyên bố dứt khoát về việc tham gia vào Quốc
tế III"1
Từ ngày 4-3-1919, Hội nghị Cộng sản quốc tế tiếp tục công việc của mình như
là Đại hội đầu tiên (Đại hội thành lập) Quốc tế Cộng sản Ngày 6-3-1919, Đại hội thông qua "Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản toàn thế giới" và "Lời kêu gọi tất cả công nhân các nước", kêu gọi giai cấp vô sản toàn thế giới kiên quyết vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, thiết lập nền chuyên chính vô sản
Để lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, Đại hội quyết định thành lập Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản Công việc tổ chức tạm thời giao cho Ban Thường vụ gồm 5 người Sau đó, G.Dinôviép được chuẩn y làm Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, A.Balabanôva và Ia.Bécdin là Thư ký
Những văn kiện được Đại hội I thông qua đã đề ra cho giai cấp vô sản quốc tế một chương trình chiến đấu vì chính quyền cách mạng, xác định những phương hướng chủ yếu của chiến lược, sách lược của các đảng cộng sản Tư tưởng đoàn kết chiến đấu chống đế quốc giữa giai cấp công nhân các nước tư bản với nhân dân bị
áp bức ở phương Đông và chuyên chính vô sản ở nước Nga Xôviết được thể hiện trong chính tính chất của Quốc tế Cộng sản, như một tổ chức đoàn kết thực sự tất cả những người cộng sản trên thế giới, không chỉ ở châu Âu và châu Mỹ, mà của tất cả các dân tộc và các chủng tộc, không chỉ từ các nước đi áp bức, mà đặc biệt quan trọng, cả ở những nước bị áp bức "Đó là điều khác cơ bản giữa Quốc tế III so với Quốc tế I và Quốc tế II"2
Quốc tế Cộng sản được thành lập đã đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của những người mácxít chân chính, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc tiến lên một giai đoạn phát triển mới Đó là thắng lợi vĩ đại của phong trào cộng sản, công nhân, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức trên khắp năm châu Đánh giá ý nghĩa lịch sử toàn
1 Viện Mác - Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tiếng
Nga, tr.135
2 Viện Mác - Lênin: Quốc tế Cộng sản và những truyền thống cách mạng của nó, Nxb Sách chính
trị, Mátxcơva, 1969, tiếng Nga, tr.117
Trang 18thế giới của việc thành lập Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin viết: “Việc thành lập Quốc
tế III, tức Quốc tế Cộng sản, ở Mátxcơva, ngày 2 tháng Ba 1919, là sự ghi lại những cái không những do quần chúng vô sản Nga, quần chúng vô sản toàn nước Nga, mà còn do quần chúng vô sản các nước Đức, áo, Hung, Phần Lan, Thụy Sĩ, tóm lại, do quần chúng vô sản quốc tế, đã giành được
Chính vì vậy việc thành lập Quốc tế III tức Quốc tế Cộng sản, là một sự nghiệp bền vững”1; “Quốc tế II đã đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở để cho phong trào lan rộng trong quần chúng ở nhiều nước
Quốc tế III đã thừa hưởng những thành quả hoạt động của Quốc tế II, nó đã trừ
bỏ khỏi Quốc tế II bọn sâu mọt tư sản và tiểu tư sản, cơ hội và xã hội - sôvanh và
đã bắt đầu thực hiện chuyên chính vô sản”2
II Đường lối dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản
Vấn đề dân tộc và thuộc địa là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự, được Quốc tế Cộng sản rất chú ý Về mặt lý luận, hầu như đại hội nào của Quốc tế Cộng sản cũng đều bàn đến vấn đề này
Ngay tại Đại hội thành lập, vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được xếp vào hàng
những vấn đề quan trọng nhất Quốc tế Cộng sản giao cho mình nhiệm vụ phải thường xuyên thực hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức
ở các thuộc địa và nửa thuộc địa Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản khẳng định:
"Quốc tế của giai cấp vô sản cộng sản sẽ ủng hộ nhân dân bị áp bức các thuộc địa trong cuộc đấu tranh của họ chống chủ nghĩa đế quốc, để làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống đế quốc chủ nghĩa thế giới"3
Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản toàn thế giới đã tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc đối với các nước bị áp bức và chỉ ra rằng: “Chỉ có cách mạng vô sản mới có thể bảo đảm cho các dân tộc nhỏ yếu được sống tự do, vì nó giải
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 37, tr, 624
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 38, tr 363
3 Viện Mác- Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tr 134
Trang 19phóng lực lượng sản xuất của tất cả các nước khỏi sự kìm kẹp của các quốc gia dân tộc và đem lại cho các dân tộc nhỏ yếu nhất và ít người nhất khả năng điều khiển các công việc của nền văn hoá dân tộc mình một cách tự do và độc lập”1 Tuyên ngôn lên án một cách kiên quyết và nghiêm khắc sự áp bức của các đế quốc ở các thuộc
địa: "Chưa bao giờ bức tranh ô nhục của nô lệ tư bản ở các nước thuộc địa lại trơ trẽn như vậy, chưa bao giờ vấn đề nô lệ thuộc địa lại được đặt ra một cách gay gắt như hiện nay"2 Tuyên ngôn còn chỉ ra phong trào cách mạng ở các thuộc địa: Đã có hàng loạt cuộc khởi nghĩa công khai và tinh thần cách mạng lan rộng trong tất cả các thuộc địa ở Mađagaxca, ở An Nam và những nơi khác, quân đội của nước cộng hoà tư sản đã nhiều lần đàn áp các cuộc khởi nghĩa của những nô lệ thuộc địa trong thời gian chiến tranh Tuyên ngôn khẳng định vấn đề thuộc địa được đặt ra một cách toàn diện không chỉ ở trên các bản đồ của hội nghị ngoại giao ở Pari, mà cả ở trong chính các thuộc địa Tuyên ngôn chỉ rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân "chính quốc" với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa
và cho rằng chiến thắng của cách mạng vô sản châu Âu là điều kiện cần thiết cho sự giải phóng và tồn tại độc lập của nhân dân các thuộc địa: “Sự giải phóng các thuộc
địa có thể được chỉ cùng với sự giải phóng giai cấp công nhân ở các chính quốc Công nhân và nông dân không chỉ ở An Nam, Angiêri, Bengalia, mà cả ở Iran và
ácmênia sẽ chỉ nhận được khả năng sống độc lập khi công nhân Anh và Pháp lật đổ Lôít Gioócgiơ và Clêmăngxô giành chính quyền nhà nước về tay mình”3
Tuyên ngôn kêu gọi: "Hỡi những người nô lệ thuộc địa ở châu Phi và châu á! Giờ của chuyên chính vô sản ở châu Âu sẽ điểm đối với các anh như là giờ giải phóng của các anh"4
Tuyên ngôn là tư tưởng và đường lối chỉ đạo cho các đảng cộng sản Nó có ý nghĩa cơ bản và lâu dài trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức liên minh với nhau lật đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập chuyên chính vô sản
Trang 20Đại hội II của Quốc tế Cộng sản khai mạc ngày 19-7-1920 ở Pêtơrôgrát, từ
ngày 23-7 thì chuyển đến Mátxcơva và kết thúc ngày 7-8-1920 Vấn đề dân tộc và thuộc địa chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong Đại hội và được xem xét ở Đại hội như một vấn đề quốc tế, nhất là vấn đề về vị trí và vai trò của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức trong phong trào cách mạng thế giới
Trước khi khai mạc Đại hội II, V.I.Lênin đã viết Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa và ngày 5-6-1920 gửi đi để thảo luận Văn kiện lý luận quan trọng này được đăng ở tạp chí Quốc tế Cộng sản ngày
14-7-1920
Trong Báo cáo về tình hình quốc tế và những nhiệm vụ cơ bản của Quốc tế Cộng sản đọc tại Đại hội, V.I.Lênin đã viết về ý nghĩa quốc tế của cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức: “Khi cuộc tiến công cách mạng của công nhân bị bóc lột và bị áp bức trong nội bộ mỗi một nước, do chiến thắng được sự kháng
cự của những phần tử tiểu tư sản và do chiến thắng ảnh hưởng của một dúm rất
ít công nhân quý tộc mà thống nhất được với cuộc tiến công cách mạng của hàng trăm triệu người, từ xưa đến nay, vẫn đứng ngoài lịch sử, vẫn chỉ được coi
là đối tượng của lịch sử, thì nhất định chủ nghĩa đế quốc toàn thế giới sẽ bị sụp
đổ”1
Cũng trong bản Báo cáo trên, V.I.Lênin chia ra làm ba nhóm các nước bị áp bức: thuộc địa, nửa thuộc địa và những nước phụ thuộc về tài chính
Đại hội đã nghe Báo cáo của Uỷ ban về vấn đề dân tộc và thuộc địa do
V.I.Lênin trình bày và ngày 28-7-1920, thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa gồm 12 điểm Ngày 29-7-1920, Đại hội thông qua Luận cương bổ sung về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa gồm 9 điểm
Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là văn kiện tổng kết quan
điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hai vấn đề đó trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa Luận cương đề ra chương trình hành động cho các đảng cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi
Đầu tiên, Luận cương khẳng định: đối với dân chủ tư sản thì vấn đề bình đẳng
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 41, tr 280
Trang 21nói chung, trong đó có quyền bình đẳng dân tộc, chỉ là trừu tượng và hình thức Vì vậy, ý nghĩa thực sự của yêu cầu bình đẳng chính là yêu cầu xoá bỏ các giai cấp Cuộc chiến tranh thế giới năm 1914-1918 đã phơi bày trước tất cả các dân tộc và các giai cấp bị bóc lột trên toàn thế giới sự dối trá của những lời lẽ dân chủ tư sản
Điểm 4 của Luận cương khẳng định: “Trọng tâm trong toàn bộ chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là cần phải đưa giai cấp vô sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc và các nước lại gần nhau trong cuộc
đấu tranh cách mạng chung để lật đổ địa chủ và tư sản Bởi vì chỉ có sự gắn bó như thế mới bảo đảm cho thắng lợi đối với chủ nghĩa tư bản, không có thắng lợi đó thì không thể tiêu diệt được ách áp bức dân tộc và sự bất bình đẳng”1
Luận cương đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của các đảng cộng sản phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các các nước và các dân tộc còn lạc hậu, giúp đỡ
họ đấu tranh chống những ảnh hưởng phản động và tôn giáo, chống các tàn dư của chế độ phong kiến
Quốc tế Cộng sản có nhiệm vụ ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc với mục
đích để các phần tử của các đảng vô sản, các đảng cộng sản tương lai, được tập hợp lại và giáo dục ý thức về nhiệm vụ đấu tranh với các phong trào tư sản dân chủ trong nội bộ dân tộc họ Các đảng cộng sản cần thiết phải thường xuyên giải thích
và tố cáo trước đông đảo quần chúng lao động các dân tộc, đặc biệt ở những nước lạc hậu, sự lừa bịp một cách có hệ thống của các nước đế quốc hùng mạnh với sự giúp đỡ của các giai cấp có đặc quyền của các nước bị áp bức, dưới hình thức thành lập các quốc gia độc lập về chính trị, nhưng trong thực tế thì phụ thuộc vào các cường quốc về kinh tế, tài chính, các quan hệ quân sự
Quốc tế Cộng sản chủ trương giai cấp vô sản các nước thuộc địa phải nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, phải có sách lược đoàn kết và hợp tác với các lực lượng dân tộc - cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc rồi tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa Bản Luận cương bổ sung đã nêu ở những giai đoạn đầu tiên của mình, cách mạng thuộc địa không phải là cách mạng cộng sản chủ nghĩa, cách mạng ở thuộc địa cần phải tiến hành theo cương lĩnh bao gồm nhiều
1 Viện Mác - Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tiếng
Nga, tr 199
Trang 22cuộc cải cách có tính chất tiểu tư sản, như chia ruộng đất, v.v
Đại hội II đã thảo luận vấn đề về khả năng phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa của các nước lạc hậu: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xôviết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”1
Tuy nhiên, cần phải có những điều kiện bên trong để bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là: nhân dân áp bức phải giành được độc lập dân tộc, thành lập
đảng cộng sản, đi theo con đường tiến bộ xã hội về chính trị, kinh tế và văn hoá,
đào tạo đội ngũ cán bộ xây dựng các tổ chức quần chúng, thành lập các xôviết nông dân, xôviết của những người lao động
Một số đảng cách đây không lâu còn thuộc Quốc tế II, nay muốn gia nhập Quốc
tế III, nhưng họ vẫn thực hiện chính sách của phái cơ hội và phái giữa Vì vậy, ngày
6-8-1920, Đại hội II thông qua quyết định Những điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản gồm 21 điểm quy định chặt chẽ những nguyên tắc tổ chức để bảo đảm
cho sự thống nhất tập trung về tư tưởng và chính trị
Đó là một thắng lợi lớn của Quốc tế III, Quốc tế hành động cách mạng thực sự, chống lại những quan điểm cơ hội, nói suông, tàn dư của Quốc tế II
Đại hội II của Quốc tế Cộng sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển lý luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc và thời
kỳ đầu của quá trình từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội
Sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt đối với phong trào cách mạng phương Đông
là Đại hội I các dân tộc phương Đông họp ở Bacu từ ngày 1 đến ngày 8-9-1920
Đại biểu của 37 dân tộc tham dự Đại hội Đại hội đã thông qua hàng loạt nghị quyết với tinh thần của các nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản và tư tưởng thống nhất phương Tây vô sản và phương Đông bị áp bức với nhau Tư tưởng đó
được thể hiện trong khẩu hiệu lần đầu tiên đưa ra tại Đại hội: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới, đoàn kết lại"2 Sau đó, Đoàn Chủ tịch
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 41, tr 295
2 Ph.I Phirxốp: Lênin, Quốc tế Cộng sản và sự hình thành các đảng cộng sản, Nxb Sách chính
trị, Mátxcơva, 1985, tiếng Nga, tr.126
Trang 23Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chỉnh lý thành khẩu hiệu hoàn chỉnh: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!" với một nội hàm rộng lớn hơn, khi phạm vi, tính chất cuộc đấu tranh đã có sự thay đổi trong bối cảnh mới Mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức đã trở thành một trong những mâu thuẫn gay gắt của thời đại Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức trở thành mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới
V.I.Lênin đã đồng ý với khẩu hiệu này và khi có người hỏi V.I.Lênin khẩu hiệu
này liệu có mâu thuẫn với khẩu hiệu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của
C.Mác và Ph.Ăngghen không, V.I.Lênin đã trả lời: “Đương nhiên, theo quan điểm trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", thì điều đó không đúng, nhưng "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã được thảo ra trong những điều kiện hoàn toàn khác,
và đứng trên quan điểm chính trị hiện nay thì khẩu hiệu mới đó là đúng”1
V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản đã nhìn nhận vấn đề dân tộc và thuộc địa là việc liên kết chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ với giai cấp công nhân mà còn đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc và đã tạo nên dòng thác cách mạng thống nhất trong phong trào cộng sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc
Trong phiên họp cuối cùng ngày 7-9-1920, Đại hội thông qua Nghị quyết tổ chức Trường Đại học khoa học xã hội cho các dân tộc phương Đông cùng với việc
thành lập Hội đồng tuyên truyền các dân tộc phương Đông và ra tạp chí Các dân tộc phương Đông
Như vậy, Đại hội II Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva năm 1920 đã hoàn thành việc thống nhất tất cả quần chúng cách mạng của giai cấp vô sản Tây Âu và dân nghèo đang đấu tranh nhanh chóng lật đổ ách thống trị chủ nghĩa tư bản thành một tổ chức thống nhất sắt đá Đại hội các dân tộc phương Đông bổ sung cho sự thống nhất đó bằng cách thu hút vào sự thống nhất đó hàng triệu quần chúng nông dân các nước phương Đông, hàng triệu người lao động tất cả các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa lạc hậu
Đại hội III của Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva từ ngày 22-6 đến ngày
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 42, tr 86
Trang 247-1921 Ngoài những vấn đề trung tâm về tình hình thế giới, chiến lược và sách lược của các đảng cộng sản, Đại hội còn thảo luận "Vấn đề phương Đông", trên thực tế, đó cũng là thảo luận vấn đề dân tộc và thuộc địa
Trong Đề cương báo cáo về sách lược của Đảng Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, tương lai và những nhiệm vụ đấu tranh cách mạng, phong trào cách mạng thế giới như một quá trình thống nhất, trong đó có ba lực lượng chính hoạt động: đất nước của giai cấp vô sản đã chiến thắng, phong trào cách mạng của các nước tư bản và cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân bị áp bức Nhận định phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ phi thường trong hàng trăm triệu người thuộc các dân tộc bị áp bức ở phương Đông, V.I.Lênin viết về ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc: “Quần chúng cần lao ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa, chiếm đại đa số dân cư trên trái đất, đều đã thức tỉnh và tham gia sinh hoạt chính trị ngay từ đầu thế kỷ XX, nhất là nhờ các cuộc cách mạng ở Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Trung Quốc Cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa 1914-1918
và Chính quyền xôviết ở Nga đã biến hẳn những quần chúng đó thành một nhân tố tích cực trong cục diện chính trị thế giới và trong việc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc bằng cách mạng”1
Những quyết định của Đại hội III đặt cơ sở sách lược mặt trận thống nhất mà Quốc tế Cộng sản thi hành ở các nước tư bản và ở cả các nước bị áp bức
Tại phiên họp ngày 4-3-1922 của Hội nghị mở rộng lần thứ nhất, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã quyết định các đảng cộng sản ở Pháp, Italia, Anh phải thành lập ủy ban thuộc địa để nghiên cứu tình hình, đề ra chính sách cụ thể chống chủ nghĩa tư bản trong nước và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc
địa chống chủ nghĩa đế quốc Quyết định trên của Quốc tế Cộng sản đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Pháp thông qua Uỷ ban thuộc địa của Đảng đã tổ chức nhiều biện pháp thiết thực giúp đỡ Đảng và cách mạng Việt Nam
Đề cương về vấn đề phương Đông được thông qua tại Đại hội IV của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 5-11 đến ngày 5-12-1922, lúc đầu ở Pêtơrôgrát sau chuyển
đến Mátxcơva Đề cương nêu rõ nhiệm vụ hàng đầu của những người cộng sản ở
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 44, tr 5
Trang 25các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là thành lập các cơ sở của đảng cộng sản và ủng hộ bằng mọi cách phong trào cách mạng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, biến các đảng cộng sản thành đội tiên phong của phong trào, thức tỉnh và tăng cường phong trào xã hội trong khuôn khổ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Về phía Quốc tế Cộng sản: “Nhận thức rõ rằng trong những điều kiện lịch sử khác nhau, thì có những đại biểu khác nhau đại diện cho ý chí đòi độc lập quốc gia của mỗi dân tộc, Quốc tế Cộng sản ủng hộ tất cả mọi phong trào cách mạng - dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc”1
ở phần lớn các nước phương Đông vấn đề ruộng đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng: “Chỉ có cách mạng ruộng đất đặt cho mình nhiệm vụ trưng thu chiếm hữu nhiều ruộng đất, mới có khả năng phát động đông đảo quần chúng nông dân, những người có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc”2
Đề cương xác định nhiệm vụ của các đảng cộng sản và các đảng công nhân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa như sau: một mặt, họ đấu tranh nhằm giải quyết triệt để những nhiệm vụ cách mạng tư sản dân chủ, tức là giành độc lập chính trị của nước nhà; mặt khác, họ phải lợi dụng mọi mâu thuẫn trong mặt trận dân chủ tư sản kiểu dân tộc chủ nghĩa, tổ chức quần chúng công nông lại để đấu tranh cho lợi ích giai cấp riêng biệt của họ
Đối với giai cấp công nhân, Đại hội nhắc nhở rằng chỉ có mở rộng và làm sâu sắc thêm cuộc đấu tranh chống ách áp bức đế quốc mới có thể đưa giai cấp công nhân giữ vai trò người lãnh đạo cách mạng
Cùng với khẩu hiệu thành lập mật trận công nhân thống nhất ở phương Tây, Đại hội đưa ra khẩu hiệu lập mặt trận thống nhất chống đế quốc ở phương Đông: "ở phương Đông thuộc địa trong thời gian hiện tại cần thiết phải đề ra khẩu hiệu mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc"3 Những người cộng sản phải đề ra nhiệm
vụ đoàn kết vào mặt trận thống nhất tất cả những ai có khả năng chống đế quốc và
đề ra chương trình cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến và dân chủ ở các
1 Viện Mác - Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tiếng
Nga, tr 473
2 Sđd, tr 473
3 Sđd, tr 476
Trang 26Đại hội đề ra nhiệm vụ của các đảng cộng sản ở các chính quốc đối với thuộc
địa: “Các đảng cộng sản ở những nước có thuộc địa cần phải có nhiệm vụ tổ chức giúp đỡ tinh thần và vật chất một cách có hệ thống phong trào công nhân và phong trào cách mạng ở các thuộc địa”2 và tất cả các đảng của Quốc tế Cộng sản phải thường xuyên giải thích cho đông đảo quần chúng lao động hiểu tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc ở các nước lạc hậu Các đảng cộng sản làm việc ở chính quốc cần phải chia thành phần của Ban Chấp hành Trung
ương ra thành những Uỷ ban thuộc địa thường trực để thực hiện những mục đích nêu trên
Đại hội V của Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva từ ngày 17-6 đến ngày
1 Viện Mác - Lênin: V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1970, tiếng
Nga, tr 476
2 Sđd, tr 479
Trang 27trọng đó trong tình hình và đánh đồng tất cả các thuộc địa”1
Đại hội thông qua bức thư gửi nhân dân các nước thuộc địa nêu rõ: đi đôi với việc bền bỉ đấu tranh chống bọn đế quốc và bọn vua chúa phong kiến ở nước mình,
đảng cộng sản các nước phương Đông luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, tức là phong trào đấu tranh thoát khỏi ách bóc lột và áp bức của tư bản nước ngoài, tổ chức ra mặt trận thống nhất chống đế quốc nhằm chống giai cấp tư sản ăn cướp trên thế giới
Do Nguyễn ái Quốc tới Liên Xô từ trước nên Đảng Cộng sản Pháp không cấp thẻ cho Người được Vì vậy, Nguyễn ái Quốc tham dự Đại hội V với tư cách là đại biểu tư vấn2 Người đã trình bày trước diễn đàn của Đại hội V nhiều lần về vấn đề dân tộc và thuộc địa nhằm giải phóng các dân tộc bị áp bức
Tại phiên họp thứ 8 sáng ngày 23-6-1924, Nguyễn ái Quốc đã phát biểu về vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa đối với cách mạng ở chính quốc và sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức: "Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa… Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa"3
Tại phiên họp thứ 22 tối ngày 1-7-1924, Người phê bình các Đảng Cộng sản Pháp, Anh và một số nước chưa hành động nhiều vì công cuộc giải phóng thuộc
địa Đồng thời, Người nêu ra 5 biện pháp để Đảng Cộng sản Pháp thực sự đóng góp vào sự nghiệp cao cả trên Cuối cùng Người kêu gọi: “Vì chúng ta tự coi mình
là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực
để thực hiện trên thực tế những di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn
đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”4
Tại phiên họp thứ 25 sáng ngày 3-7-1924, Nguyễn ái Quốc nói rõ cuộc sống
1 Quốc tế Cộng sản và phương Đông, Nxb Sách phương Đông, Mátxcơva, tiếng Nga, 1969, tr 139
2 Au Camarade Petroff President de la Sectionde L’orient 13-6-1924 Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử
Đảng
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t 1, tr 273
4 Sđd tr 282
Trang 28cơ cực và tình trạng thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo của nông dân Đông Dương cũng như nông dân các thuộc địa Pháp và kêu gọi: "Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng"1
Các tham luận của Nguyễn ái Quốc ở Đại hội gồm những con số thống kê cụ thể, gắn vào tình hình thuộc địa Những lập luận đanh thép của Nguyễn ái Quốc tại
Đại hội V góp phần bảo vệ và làm rõ thêm Luận cương của V.I.Lênin và những luận điểm của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa Sự phê bình thẳng thắn có sức thuyết phục và những đề nghị cụ thể của Người đối với các đảng cộng sản đã có tác dụng tích cực đến Đại hội, đến việc bổ sung và điều chỉnh đường lối của nhiều đảng cộng sản, đặc biệt là Đảng Cộng sản Pháp trong vấn đề thuộc địa Những đóng góp của Nguyễn ái Quốc vào việc bảo vệ và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin càng khẳng định lập trường lêninnít và vị trí quốc tế của Người - vị lãnh
tụ của giai cấp vô sản Việt Nam
Vấn đề dân tộc và thuộc địa, lần thứ hai, được bàn rất cụ thể, chi tiết và là một
trong những vấn đề quan trọng của chương trình Đại hội VI họp từ ngày 17-7 đến
ngày 1-9-1928 tại Mátxcơva Vấn đề về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa
Đại hội thông qua Cương lĩnh khái quát những kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới Trong khi các nhà lý luận của chủ nghĩa tư bản khẳng định sự vững chắc và ổn định của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới, thì Đại hội VI báo trước rằng sự ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản sẽ dẫn đến giai đoạn các mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc, giai đoạn của những cuộc khủng hoảng, những xung đột chính trị và các cuộc chiến tranh giải phóng Cương lĩnh chứng minh sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới Cương lĩnh đã phân tích ba loại hình cách mạng chủ yếu trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: đối với các nước có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa ở mức cao thì có thể chuyển trực tiếp sang chuyên chính vô sản; đối với những nước có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa ở
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t 1, tr tr 289
Trang 29đế quốc và phương diện giai cấp vô sản giành chính quyền, những cuộc cách mạng thuộc địa và những cuộc vận động giải phóng dân tộc đóng một vai trò quan trọng"1 Vì vậy, "Một trong những mục đích chính của giai cấp vô sản kỹ nghệ trên thế giới là phải thực hiện sự liên minh thân ái và chiến đấu với quần chúng cần lao
ở các thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc"2
Đại hội thông qua Tuyên ngôn: “Quốc tế Cộng sản kêu gọi tất cả anh chị em công nhân và lao động xiết chặt hàng ngũ, đoàn kết toàn bộ giai cấp công nhân, thực hiện sự liên minh giữa công nhân và nông dân lao động, thực hiện sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản với các dân tộc bị áp bức phương Đông, chống lại bọn áp bức
và chống lại mọi kẻ thù của giai cấp”3
O.Kuuxinhen - ủy viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã đọc báo cáo về vấn đề thuộc địa Tác giả trở lại với những luận cương của Đại hội II, phân tích khả năng phát triển không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở các nước thuộc địa, phác hoạ thực chất của cách mạng thuộc địa, về ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Nam Phi
Đại hội đã vạch ra sự sai lầm của các đại biểu nói về vai trò của chủ nghĩa đế quốc ở thuộc địa và bóc trần bản chất phản động của thuyết "phi thực dân hoá" Thuyết "phi thực dân hoá" biện hộ cho chính sách của chủ nghĩa đế quốc ở thuộc
địa, làm suy yếu cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc chống chính sách áp bức của chủ nghĩa đế quốc Trọng tâm của chính sách của chủ nghĩa đế quốc đối với các thuộc địa là giữ và tăng cường sự phụ thuộc của các thuộc địa Nghị quyết của Đại hội VI viết rằng: “Tất cả chuyện phiếm của bọn đế quốc và tay sai của
Trang 30Đại hội đã thông qua bản Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa Đây là bản đề cương rất cụ thể và toàn diện về vấn đề dân tộc
và thuộc địa Ngay ở phần Vào đề, Đề cương đã khẳng định: “Đề cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa do V.I.Lênin thảo ra và được Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản thông qua, cho tới nay vẫn giữ nguyên vẹn tầm quan trọng của nó và trở thành kim chỉ nam trong hoạt động của các đảng cộng sản từ nay về sau”2 Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới, Đại hội VI thông qua bản Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu rõ những hiện tượng chủ yếu trong đời sống kinh tế và chính trị của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, bóc trần mọi tội ác của chủ nghĩa đế quốc với nhân dân thuộc địa, vạch rõ vị trí của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước đó trong toàn bộ cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội Đề cương cũng vạch trần lập trường theo chủ nghĩa đế quốc của các đảng xã hội - dân chủ trong việc bảo vệ thuyết “phi thực dân hoá” và nghiêm khắc phê bình một số đảng cộng sản lại một lần nữa mắc phải sai lầm của chủ nghĩa xã hội dân chủ
Điểm qua những chuyển biến mới của tình hình các nước thuộc địa từ sau Đại hội II như: Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia; các nước ở Bắc Phi, châu Mỹ Latinh,
Đề cương khẳng định thế giới thuộc địa và nửa thuộc địa rộng lớn đã biến thành một ngọn lửa phong trào cách mạng quần chúng mãi mãi bùng lên không bao giờ tắt và: “Toàn bộ vấn đề cơ bản của phong trào cách mạng các nước thuộc địa và nửa thuộc địa gắn chặt với cuộc đấu tranh lịch sử vĩ đại giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Trong cuộc đấu tranh ấy, sự hợp tác giữa giai cấp vô sản cách mạng toàn thế giới với quần chúng lao động các nước thuộc địa là bảo đảm
1 Quốc tế Cộng sản và phương Đông, Nxb Sách phương Đông, Mátxcơva, 1969, tiếng Nga, tr 155
2 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 35
Trang 31vững chắc nhất để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc”1
Đề cương đưa ra quá trình tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, chuẩn bị những tiền đề cho chuyên chính vô sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng dân chủ tư sản ở đây có liên hệ hữu cơ với đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc Cách mạng ruộng đất là xương sống của cách mạng dân chủ tư sản Đề cương
đã phân tích thái độ chính trị của từng giai cấp Đề cương vạch rõ tính chất, nhiệm
vụ cách mạng các nước phương Đông trong giai đoạn đầu phải là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với những nhiệm vụ cơ bản là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, lật đổ chính quyền phản động trong nước, thực hiện thống nhất đất nước ở những nơi còn bị tạm thời chia cắt, thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, tạo mọi điều kiện vững chắc từng bước đưa cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội, không phải trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Để thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược trên, điều quan trọng bậc nhất
là ở các nước đó phải củng cố được quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản, thông qua
đội tiền phong của nó là đảng cộng sản vì: “Nếu không có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, thì không thể thực hiện được đến cùng cuộc cách mạng dân chủ tư sản,
đừng nói gì đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, bởi vì địa vị lãnh đạo của đảng cộng sản là một bộ phận không thể tách rời của vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản”2 Giai cấp vô sản ở các nước đó phải có khối liên minh công - nông vững chắc; mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi Trong khi xác định đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, những người cộng sản phải nắm vững chuyên chính vô sản và nêu cao hơn nữa yếu tố dân tộc: “Điều hết sức quan trọng là phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà nghiên cứu cẩn thận ảnh hưởng đặc biệt của yếu tố dân tộc, là yếu tố quyết định phần lớn tính chất độc đáo của cách mạng thuộc địa; phải hết sức chú ý tới điểm ấy trong sách lược của đảng cộng sản”3
ở các nước đó, nhân dân bị bọn đế quốc đàn áp, bóc lột, nên yếu tố dân tộc chẳng những có ảnh hưởng đến phong trào của quần chúng công nông mà còn ảnh hưởng đến tiểu tư sản, thậm chí đến cả tư sản dân tộc Các đảng cộng sản cần
1 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 45
2 Sđd, tr 67
3 Sđd, tr 62
Trang 32có tinh thần chống đế quốc thì hiện tại nó đã phản bội lại công - nông ở Trung Quốc và ấn Độ ở Trung Quốc, ngày 3-4-1927, Tưởng Giới Thạch phản bội lại
đường lối hợp tác Quốc - Cộng của Chính phủ Tôn Trung Sơn ở ấn Độ, trong nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX đã truyền bá học thuyết Ganđi về bất bạo động, cùng với sự phát triển nhanh chóng của phong trào công nhân ở phương Đông đã ít nhiều gây nên cách nhìn nhận phiến diện đối với giai cấp tư sản
Trong Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa, Quốc tế Cộng sản cho rằng: "Phần lớn giai cấp tư sản có thái độ nước đôi trong quá trình cách mạng"1 Trước đó (năm 1913), V.I.Lênin đã đánh giá giai cấp tư sản
ở châu á: "ở châu á, một phong trào dân chủ mạnh mẽ đang phát triển, lan rộng và
được tăng cường ở khắp mọi nơi Giai cấp tư sản ở đấy hãy còn đi với nhân dân để
chống lại thế lực phản động"2 Đề cương cho rằng lập trường của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc không giống nhau và phân biệt tư sản mại bản và tư sản dân tộc, phân tích tính hai mặt của tư sản dân tộc Một bộ phận giai cấp tư sản dân tộc, trước hết là giai cấp tư sản thương nghiệp, trực tiếp phục vụ lợi ích của tư bản đế quốc (giai cấp này gọi là giai cấp tư sản mại bản)
Đánh giá giai cấp tư sản mại bản, Quốc tế Cộng sản cho rằng: "Giai cấp tư sản này luôn luôn bênh vực quan điểm phản dân tộc của chủ nghĩa đế quốc, và chống toàn
bộ phong trào dân tộc"3 Bộ phận còn lại của giai cấp tư sản dân tộc, nhất là những nhóm đại biểu cho lợi ích công nghiệp bản xứ thì "đứng về lập trường phong trào
1 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 62
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t 23, tr 214
3 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 63.
Trang 33dân tộc, đồng thời họ cũng là một phái đặc biệt, do dự, sẵn sàng thoả hiệp; phái này
có thể gọi là chủ nghĩa dân tộc cải lương"1 Về giai cấp tư sản dân tộc, Quốc tế Cộng sản đánh giá tiếp: “Chủ nghĩa đế quốc không bao giờ tự nguyện để cho giai cấp tư sản dân tộc nắm độc quyền thống trị, có khả năng phát triển chủ nghĩa tư bản
độc lập và "tự do", và nắm quyền lãnh đạo dân tộc "độc lập" Về khách quan mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản dân tộc các nước thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc trong vấn đề này là có tính chất căn bản”2
Một bộ phận của giai cấp tiểu tư sản như: thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, trí thức hay dao động, không triệt để cách mạng, vì vậy, dễ bị phong trào quần chúng lôi cuốn và cũng dễ bị đẩy về phe phản động Để chống lại phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa đế quốc khống chế, mua chuộc giai cấp tư sản dân tộc Vì hèn yếu nên tư sản dân tộc sẵn sàng đầu hàng đế quốc
Như vậy, một mặt, Đề cương nhấn mạnh một cách đúng đắn mâu thuẫn khách quan và căn bản giữa chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc
địa, nhưng mặt khác lại nói quá nhiều về tính dao động, tính không triệt để của giai cấp này
Xuất phát từ sự nhận định như vậy, Đại hội VI đã đi đến kết luận: “Không giải phóng quần chúng lao động khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc cải lương, thì không thể đạt được mục tiêu chiến lược cơ bản của phong trào cộng sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản: vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản”3
Hạn chế lớn thứ hai của Đại hội VI là Đại hội đã đánh giá sai trào lưu xã hội - dân chủ Đại hội đã đồng nhất trào lưu xã hội - dân chủ với chủ nghĩa phát xít, cho xã hội - dân chủ và chủ nghĩa phát xít là “anh em sinh đôi” Từ cách đánh giá như vậy, Đại hội đã khẳng định thực hiện một đường lối chính trị mới để đấu tranh không chỉ chống lại các đảng tư sản, mà cả chống lại trào lưu xã hội - dân chủ Đó
là một quan điểm tả khuynh Nó đã ảnh hưởng đến việc tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc phát xít Quan điểm tả khuynh này cũng đã ảnh hưởng đến cách
1 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 63
2 Sđd, tr 64
3 Sđd, tr 66-67
Trang 34Đảng Cộng sản Pháp cử một đoàn đại biểu do P Xêma - Tổng Bí thư dẫn đầu dự
Đại hội VI, trong đó có ba đại biểu người Việt Nam là: Nguyễn Văn Tạo (tức Nguyễn An), Trần Thiện Ban (công nhân) và Nguyễn Thế Vinh (phiên dịch, về sau Nguyễn Thế Vinh đã phản bội)
ở Mátxcơva, nhóm sinh viên Việt Nam đang học ở Trường Đại học Phương
Đông đã góp nhiều ý kiến vào bản tham luận của Nguyễn Văn Tạo Nguyễn Văn Tạo được cử ra nhân danh những người cộng sản Đông Dương đọc tham luận tại
Đại hội vào chiều ngày 27-8-1928 Nguyễn Văn Tạo đã phân tích sự áp bức của thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương, nói về "quan toàn quyền", "phó vương", "nhà xã hội chủ nghĩa" A.Varen đã đàn áp nhân dân Đông Dương như thế nào, về tình hình Đông Dương những năm 1925-1927, các đảng phái chính trị như:
Đảng Lập hiến, Đảng Việt Nam độc lập, về sự trưởng thành của công nhân Việt Nam và đề nghị: “Quốc tế Cộng sản cần phải hết sức chú ý đến vấn đề thành lập một Đảng Cộng sản Đông Dương, cần phải nghiên cứu vấn đề thành lập những công đoàn để tập hợp công nhân và những tổ chức để tập hợp nông dân Chỉ có làm như thế thì công nhân và nông dân ở Đông Dương mới có thể tự giải phóng hoàn toàn và vĩnh viễn được Chúng tôi đặt hy vọng vào sự giúp đỡ của giai cấp vô sản toàn thế giới, đặc biệt là của công nhân Pháp và Trung Quốc, của Quốc tế Cộng sản thứ ba trong cuộc đấu tranh giải phóng của chúng tôi sau này”1
Như vậy, hai đại hội bàn kỹ về vấn đề dân tộc và thuộc địa là Đại hội II và VI
Đại hội II do V.I.Lênin trực tiếp chỉ đạo Đại hội VI đã bảo vệ nguyên tắc lý luận
đường lối và tổ chức của Đại hội II và phát triển cụ thể học thuyết của chủ nghĩa
1 Điacốp, Xớckin: Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960,
tr 84-85
Trang 35Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa cho phù hợp với tình hình khi chủ nghĩa tư bản thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng mới và khi nhà nước Liên Xô không ngừng lớn mạnh Những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản đã vạch ra con
đường đi đến xoá bỏ tình trạng bất công do chủ nghĩa tư bản gây nên giữa một bên
là trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến với một bên là sự nghèo đói, lạc hậu, bị áp bức bóc lột của các nước thuộc địa và phụ thuộc Đường lối về dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản giúp cho các đảng cộng sản quét sạch những tàn tích của chủ nghĩa xã hội dân chủ cản trở sự phát triển của các đảng đó Những nghị quyết đó đã thúc đẩy sự hình thành đảng cộng sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, giúp các đảng đó khắc phục sai lầm về chủ nghĩa bè phái, động viên họ đứng lên thành lập và củng cố mặt trận thống nhất
rộng rãi chống đế quốc, đồng thời giáo dục cho họ tinh thần quốc tế vô sản
Cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1929 -1933 đã phá vỡ sự ổn định của hệ thống tư bản chủ nghĩa, gây ra những biến động toàn diện trong các thuộc địa của nó và tạo ra tình hình phức tạp trong quan hệ quốc tế Cuộc
đấu tranh sâu sắc về thị trường thế giới để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng
đã chuyển sang cuộc đấu tranh kinh tế tàn khốc Cùng với sự tấn công về kinh tế, giai cấp tư sản lũng đoạn đẩy mạnh cuộc tấn công chính trị, tăng cường đàn áp tất cả các phong trào cách mạng, các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng để thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ tối thiểu và chuẩn bị một cuộc phiêu lưu quân sự chống Liên Xô và chia lại thị trường thế giới Nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng xích lại gần
Trước bối cảnh quốc tế ngày càng căng thẳng, những mâu thuẫn của các nước
đế quốc ngày càng gay gắt, từ năm 1931 - 1934, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
đã họp nhiều lần để nhận định tình hình thế giới, thảo luận về đường lối, chủ trương
và biện pháp chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới Hội nghị lần thứ 11 họp tháng 3 và 4-1931 đã phân tích tình hình thế giới, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội đang phát triển và chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng Hội nghị chỉ ra rằng, giai cấp tư sản đang trút gánh nặng hậu quả cuộc khủng hoảng lên vai người lao động và sẽ tổ chức cuộc tấn công không chỉ chống lại giai cấp công nhân, mà chống lại tất cả mọi tầng lớp nhân dân lao động
Trang 36Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng và củng cố quyền lực của mình, giai cấp tư sản đi theo con đường chính trị phản động, theo con đường phát xít Hội nghị xác định nhiệm vụ chính của các đảng cộng sản là phải giành được phần lớn giai cấp công nhân như điều kiện cần thiết để chiến thắng giai cấp tư sản và chuẩn bị đưa giai cấp công nhân tới những cuộc chiến đấu quyết liệt vì chuyên chính vô sản Những vấn
đề động viên giai cấp vô sản quốc tế đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa
đế quốc và chiến tranh được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Quốc
tế Cộng sản (tháng 8 và 9-1932) và Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản (tháng 11 và 12-1933) Các hội nghị vạch rõ bản chất giai cấp của chủ nghĩa phát xít và khẳng định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, trực tiếp nhất của loài người, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện tại là: "Động viên
đông đảo quần chúng đấu tranh chống cuộc chiến tranh trước khi nó nổ ra và chỉ như vậy mới dẫn đến sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản”1
Để chuẩn bị cho Đại hội VII, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản quyết định thành lập Uỷ ban chuẩn bị các văn kiện Đại hội gồm có: G Đimitơrốp, O.Kuuxinhen, V.Pích, P.Tôliatti, B.Cun, Ph.Khéckerơ, Đ.Manuinki, I.Piatnhiki,
E.Vécga, B.Smeran Tạp chí Quốc tế Cộng sản công bố mục "Diễn đàn Đại hội VII
của Quốc tế Cộng sản" nhằm thảo luận rộng rãi những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung của Đại hội Quốc tế Cộng sản còn tập hợp những trí thức nổi tiếng thế giới như M.Goócki, T.Man, H.Bácbuýt, R.Anbecti, R.Tago đấu tranh chống phát xít, Chính vì thế, chưa bao giờ trong lịch sử Quốc tế Cộng sản có một
đại hội như Đại hội VII, quy tụ được những gương mặt tiêu biểu của nhân loại tiến
bộ, đầy trí tuệ và trách nhiệm với lịch sử
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 25-7 đến ngày 21-8-1935 tại
Mátxcơva sau một quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng để quyết định đường lối chiến lược và sách lược cho phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trong bối cảnh quốc tế mới Dự Đại hội có 513 đại biểu đại diện cho 65
đảng cộng sản và các tổ chức quốc tế đoàn kết với Quốc tế Cộng sản Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã cử một đoàn đại biểu đi dự Đại
1 Viện Mác- Lênin: Quốc tế Cộng sản Khái luận tóm tắt, Nxb Sách chính trị, Mátxcơva, 1969,
tiếng Nga, tr.359
Trang 37hội VII Quốc tế Cộng sản gồm 4 đồng chí: Lê Hồng Phong (bí danh là Hải An), Nguyễn Thị Minh Khai (Phan Lan), Hoàng Văn Nọn (Văn Tân) và Nguyễn ái Quốc (Lin) và được Đại hội I của Đảng chuẩn y việc phân công này Nhưng Quốc
tế Cộng sản chỉ chấp nhận 3 đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn là đại biểu chính thức của Đại hội Nguyễn ái Quốc chỉ là đại biểu tư vấn
Trong chương trình làm việc của Đại hội VII có những vấn đề sau: 1 Báo cáo của V.Pích về hoạt động của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản: 2 Báo cáo của Đ.Angaretích về công việc của Uỷ ban kiểm tra quốc tế; 3 Báo cáo của G.Đimitơrốp về "Sự tấn công của chủ nghĩa phát xít và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất giai cấp công nhân chống chủ nghĩa phát xít"; 4 Báo cáo của M.Erờcôli (hay P.Tôliatti) "Sự chuẩn
bị chiến tranh đế quốc và những nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản"; 5 Báo cáo của Đ.Manuinxki về những thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô; 6 Bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản
Báo cáo của G.Đimitơrốp là báo cáo chính và thảo luận báo cáo này cũng là công việc chính của chương trình Đại hội Tuy có sự đóng góp của tập thể như: Uỷ ban chuẩn bị văn kiện Đại hội, các cơ quan lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Liên Xô và một số đại biểu của các phân bộ khác, nhưng báo cáo là sự sáng tạo của chính G Đimitơrốp Báo cáo là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Xuyên suốt toàn bộ báo cáo từ đầu đến cuối là tinh thần phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và là một mẫu mực nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn - chính trị cuộc đấu tranh của những người lao động trong mối quan hệ bền vững của họ1 Báo Pravđa đã gọi Báo cáo và Diễn văn bế mạc của G
Đimitơrốp là một trong những văn kiện quan trọng nhất của phong trào công nhân2
Báo cáo chính trị của G.Đimitơrốp đã phân tích tình hình thế giới, điều kiện phát sinh, phát triển, bản chất và âm mưu của chủ nghĩa phát xít:
1 Viện Mác- Lênin: G Đimitơrốp- nhà cách mạng và nhà lý luận kiệt xuất, Nxb Sách chính trị,
Mátxcơva, 1972, tiếng Nga, tr 168
2 Báo Pravđa, ngày 15-8-1935
Trang 38Báo cáo chính trị nhận định rằng, kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này
là không phải là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít Do đó, nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh
để đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít như vấn đề sống còn của phong trào công nhân, đấu tranh chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ và hoà bình, bảo vệ Liên Xô Để thực hiện được những mục tiêu chiến lược nói trên, báo cáo đặt
ra nhiệm vụ trọng đại cho tất cả các đảng cộng sản trong bối cảnh lịch sử mới là thành lập mặt trận công nhân thống nhất và mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít - đó chính là vũ khí để quần chúng lao động tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đó cũng chính là tư tưởng cơ bản xuyên suốt báo cáo của G.Đimitơrốp
Nếu trước đây đường lối thống nhất giai cấp vô sản chủ yếu gắn với nhiệm vụ tranh thủ đại đa số giai cấp công nhân để chuẩn bị và thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì bây giờ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là nội dung cơ bản của
đường lối đó Đại hội xác định mặt trận công nhân thống nhất là lực lượng đi đầu,
là trung tâm đoàn kết mọi tầng lớp chống phát xít Đặt nhiệm vụ lôi cuốn vào mặt trận công nhân thống nhất tất cả công nhân, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị và tôn giáo của họ, phải phát triển hoạt động thường xuyên trong quần chúng ở các nước trong khối phát xít Thành công của mặt trận công nhân thống nhất trên trường quốc tế, hay trong từng nước riêng biệt, trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các đảng cộng sản và các đảng xã hội chủ nghĩa
Tại Đại hội, mặt trận nhân dân được xem xét ở những phương diện khác nhau:
1 G Đimitơrốp: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961, tr 78
Trang 39nó như một liên minh của các lực lượng xã hội khác nhau, như phong trào quần chúng chiến đấu, như một liên minh của các tổ chức xã hội - chính trị có các hình thức tổ chức cụ thể, và cuối cùng, như một chế độ chính quyền mới chống phát xít Mặt trận nhân dân được thành lập như sự đoàn kết kiểu mới, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò tiên phong, đoàn kết tất cả các lực lượng dân chủ vào cuộc đấu tranh
Chính phủ mặt trận nhân dân có đặc điểm như cơ quan hợp tác giữa đội tiên phong cách mạng của giai cấp vô sản với các đảng khác chống phát xít vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, như chính phủ, tổ chức sự giáng trả chủ nghĩa phát xít và phản động Trong báo cáo của G Đimitơrốp đã luận chứng rằng: chính phủ mặt trận nhân dân tiến hành những cải cách cách mạng - xã hội sâu sắc, xoá bỏ nguồn gốc của chủ nghĩa phát xít và phản động lũng đoạn trong chính trị và kinh tế,
là một trong những hình thức quá độ quan trọng nhất đến chính quyền của giai cấp công nhân
Vạch trần những luận điệu xuyên tạc của bọn cơ hội, bọn tờrốtkít và những phần tử theo chủ nghĩa giáo điều; phê phán những biểu hiện tả khuynh, cứng nhắc
và hữu khuynh vô nguyên tắc trong khi liên minh với các giai cấp, đảng phái, Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Chúng ta sẽ không phải là những người mácxít cách mạng nếu trong khi tình hình đã thay đổi và phong trào công nhân quốc tế đã có những sự phát triển rộng rãi mà chúng ta vẫn không biết thay đổi chính sách và sách lược của chúng ta một cách thích hợp nếu chúng ta không học tập những kinh nghiệm của quần chúng Chúng ta muốn chú trọng đến tình hình cụ thể từng lúc và từng nơi nhất định, không phải lúc nào và bao giờ cũng hành động theo một khuôn sáo cứng nhắc, và không quên rằng trong những điều kiện khác nhau, lập trường của những người cộng sản không thể giống y như nhau được”1
Việc định nghĩa tính chất cuộc cách mạng đang phát triển ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc rất quan trọng đối với số phận của phong trào giải phóng dân tộc
Đại hội VII đã phủ nhận quan điểm "tả khuynh" cho rằng cách mạng ở các nước thuộc địa chỉ mang tính chất như cách mạng tư sản dân chủ nhanh chóng chuyển
1 G Đimitơrốp: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961, tr 190-191
Trang 40độc lập đất nước"1 Quan điểm này đã khắc phục hạn chế của Quốc tế Cộng sản kéo dài từ Đại hội I đến Đại hội VI là cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc
Với quan điểm vấn đề mặt trận thống nhất chống đế quốc có một tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước bị áp bức và phụ thuộc, có thể nói: “Tư tưởng trung tâm của Đại hội VII về vấn đề dân tộc - thuộc địa là thành lập mặt trận thống nhất chống đế quốc ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc như những hình thức đoàn kết tất cả các lực lượng giải phóng dân tộc”2
Trong khi thành lập mặt trận chống đế quốc, điều trước tiên là cần phải chú ý
đến những điều kiện khác nhau mà trong đó cuộc đấu tranh chống đế quốc của quần chúng đang diễn ra, chú ý đến mức độ trưởng thành khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc, đến vai trò của giai cấp vô sản và ảnh hưởng của đảng cộng sản
đối với đông đảo quần chúng Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tìm ra câu trả lời chính xác về hình thức, nội dung, tên gọi của mặt trận ở mỗi nước cụ thể và có khả năng đoàn kết tất cả các lực lượng giải phóng dân tộc
Khẩu hiệu lập mặt trận thống nhất chống đế quốc là sự tiếp tục nhất quán và sự
1 Nghị quyết Đại hội VII toàn thế giới của Quốc tế Cộng sản, Mátxcơva, 1935, tiếng Nga, tr 28
2 M B Lâybờdôn, K.K Sirinhia: Bước ngoặt và chính sách của Quốc tế Cộng sản, ý nghĩa lịch sử của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Nxb Tư tưởng, Mátxcơva, 1975, tiếng Nga, tr.282