c. Ô nhiễm tiếng ồn
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 3.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Theo điều 63 Luật khoáng sản năm 2010 đã quy định “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập, quản lý, lưu giữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ đến khi kết thúc khai thác” đồng thời khoản 2 Điều này cũng quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm: “thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.” Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền cấp phép yêu cầu doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo đúng nghĩa nhằm bảo vệ tốt hơn khoáng sản chưa khai thác.
Bên cạnh đó, một số biện pháp cụ thể có thể được áp dụng như đổ đất ổn định bờ, tầng khu vực đổ đất đá thải, thực hiện Dự án trồng thử nghiệm cây năng lượng trên đất mỏ. Cỏ VA06 và cây Keo lai được lựa chọn là cây trồng làm cây trồng chủ đạo trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường thời điểm hiện tại và giai đoạn đóng cửa mỏ sau này. Đồng thời, việc xây dựng mô hình Wetland để góp phần cải thiện hiệu quả xử lý và nâng cao chất lương nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường cũng mang đến những biểu hiện tích cực trong công tác xử lý nước thải. Đây là mô hình xử lý nước thải thân thiện với môi trường nhằm tận dụng khả năng hấp thụ, chuyển hóa của thực vật để làm giảm hàm lượng BOD, COD và một số kim loại nặng rò rỉ từ bãi thải đuôi quặng mỏ thiếc Đại Từ trước đây.
Việc áp dụng mô hình wetland có thể thay đổi hoàn toàn cảnh quan khu vực ô nhiễm trước đây và trở thành điểm nhấn trong công tác bảo vệ và cải thiện môi trường của Doang nghiệp.
Ngoài ra, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường...
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các chỉ tiêu chất lượng môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục hồi. Mặt khác, phải có ý kiến tham vấn cộng đồng về phương án cải tạo, phục hồi một cách nghiêm túc, kịp thời, tránh để lại hậu quả xấu.
Không những chỉ phải cam kết, mà các doanh nghiệp hợp đã được duyệt dự án, trước khi bắt đầu khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải lập, trình đề án cải tạo, phục hồi môi trường, phải ký quỹ với số tiền bằng tổng kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi, nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác có hiệu quả.