CHƯƠNG 4 Giải pháp
4.4 Nâng cao hiệu quả công tác dự báo khí tượng
Tình hình thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi trồng, thông qua nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bão lũ,…
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc tới điều kiện môi trường Việt Nam, biên độ nhiệt ở nước ta tăng cao, nhiệt độ khắc nghiệt hơn ở từng mùa gây nguy cơ hạn hán, rét đậm lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Độ ẩm thay đổi thất thường đi cùng biến đổi nhiệt độ tạo nguy cơ gây bênh cho cả cây trồng và vật nuôi. Độ ẩm quá cao là môi trường cho sự phát triển sâu bệnh và các loại trùng, vi rút sinh sôi và lây lan mạnh, tạo mầm mống bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là mùa nóng.
Là một bán đảo nằm ở khu vực biển Đông, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất không phải đến từ bản thân cơn bão, mà là từ hậu quả của nó. Bão tới thường đi kèm mưa lớn và thủy triều dân cao, đặc biệt là khi kết hợp với triều cường, điều này gây ra nguy cơ ngập úng cho đồng bằng và mưa lớn gây sụt lở đất ở các vùng trung du và miền núi, đặc biệt, mưa nhiều làm nước sông dân cao gây ngập úng, nặng hơn có thể dẫn tới lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông.
Trước hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nói chung, cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân nói riêng, công tác dự báo thủy văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh bão. Đưa ra dự báo chính xác về tình hình thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa cũng như các hiện tượng thời tiết theo mùa như áp thấp, gió mùa, bão nhiệt đới sẽ giúp người dân và chính quyền có kế hoạch phòng tránh phù hợp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại tối đa cho người dân.
Đẩy mạnh công tác phòng tránh tác động tiêu cực của môi trường, thiên nhiên và xử lý hậu quả của thiên tai
Tác động tiêu cực của thiên nhiên tới sản xuất nông nghiệp có thể được giảm thiểu tới mức nhỏ nhất nếu chúng ta có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt là với những thiên tai có tính thường xuyên và chu kỳ như hạn hán, rét đậm rét hại, bão lũ. Đối với từng trường hợp, ngoài việc nâng cao cảnh giác và ý thức của người dân về hậu quả của thiên tai khi không được phòng ngừa, chính quyền cần kết hợp với nhiều đơn vị để giúp xử lý hậu quả:
- Đưa ra kế hoạch và hướng dẫn nông dân tưới tiêu hợp lý, tránh thiếu nước vào mùa hạn, ngập úng mùa mưa.
- Đưa lịch gieo trồng cụ thể theo dự báo khí tượng từng năm, đảm bảo công đoạn gieo mạ khỏi tác hại của thời tiết như rét đậm rét hại, sương giá.
- Tập huấn cho người nông dân về các biện pháp xử lý kịp thời trước tác hại của thiên tai
- Kết hợp với các cơ quan khác trong kiểm soát nguồn nước như nhà máy thủy điện, công ty môi trường,…