Kiểm soát quá trình tăng dân số

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường các nhân tố ảnh hướng đến sản lượng nông nghiệp việt nam 2006 2018 (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 4 Giải pháp

4.2 Kiểm soát quá trình tăng dân số

Hoạt động kiểm soát tăng dân số không chỉ đơn thuần là kiểm soát về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng.

Dân số tăng nhanh về số lượng gây sức ép không nhỏ cho ngành nông nghiệp khi phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặc dù dân số tăng đi kèm với lượng lao động tăng, nhưng do dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn lại cũng là lượng dân có thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng cao hơn, nên dù trên số liệu cho thấy sản lượng nông nghiệp cả nước vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu dân cư trong nước, thực tế lại phản ánh sự khó khăn trong đời sống nông dân. Tăng sản lượng nông nghiệp không chỉ phản ánh hiệu quả của các chính sách, mà còn là sự cải thiện thu nhập của từng hộ gia đình nhà nông. Kiểm soát tăng dân số không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà đồng thời cũng giảm các vấn nạn xã hội khác là hệ quả của nghèo đói và thất nghiệp như ma túy, mại dâm, buôn bán người, …

Ngoài việc kiểm soát số lượng dân cư, chúng ta còn cần kiểm soát về chất lượng lao động. Quá trình tăng dân số sẽ là vô ích, thậm chí là tác hại cho mọi ngành sản xuất nói chung và với ngành nông nghiệp nói riêng, nếu sự tăng dân không đi kèm với trình độ lao động. Bởi dân cư tăng nhưng không mang lại một người lao động hiệu quả nào, thì dù dân số tăng bao nhiêu cũng

không làm tăng sản lượng nông nghiệp. Để đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của ngành, cũng như hiệu quả hóa các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, cần thiết phải có lượng lao động chất lượng với trình độ và hiểu biết nhất định trong trồng trọt và chăn nuôi. Người dân không chỉ là người làm nông mà còn là các chuyên gia với chính mảnh đất mình canh tác, với loại cây mình trồng và con vật mình nuôi. Tăng chất lượng lao động để đẩy tỷ lệ tương quan giữa dân cư và sản lượng nông nghiệp tăng cao, để mỗi 1% dân số tăng, sẽ làm tăng sản lượng gần 1% hơn nữa.

Để đạt được mục tiêu đề trên, chúng ta cần có các chính sách cụ thể với định hướng như sau:

- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là ở nông thôn và khu vực có đời sống khó khăn, vùng sâu vùng xa.

- Đảm bảo phổ cập giáo dục, đảm bảo giáo dục bắt buộc ở nông thôn, địa phương khó khăn.

- Tuyên truyền ý thức người dân về vấn đề dân số, sinh sản, nuôi dưỡng trẻ em, nghèo đói và thất nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có tay nghề và tri thức.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường các nhân tố ảnh hướng đến sản lượng nông nghiệp việt nam 2006 2018 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w