1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh

57 732 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 314 KB

Nội dung

Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh

Trang 1

Lời mở đầu

Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trờng là một điều rấtkhó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị tr ờng mộtcách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng nh áp lực cạnhtranh từ phía thị trờng Để làm đợc điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuấtkinh doanh hớng theo thị trờng, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt độngMarketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trờng, trong đóviệc xây dựng và hoàn thiện một chính sánh Marketing-mix với những chiến lợc vàbiện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của doanh nghiệp để

Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu nh trên thì phơng pháp nghiên cứu của

đề tài là:

+ Phơng pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ

+ Kết hợp với các phơng pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp,phỏng vấn để thực hiện đề tài

Kết cấu của chuyên đề gồm các phần:

Chơng 1 : Một số vấn đề căn bản về Marketing- mix

Chơng 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện chiến lợc

Marketing-mix ở Công ty Kính Đáp Cầu

Chơng 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiến lợc

Marketing-mix nhằm mở rộng thị trờng của Công ty Kính Đáp Cầu

Do thời gian có hạn, sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức của tác giả nênbài viết không tránh khỏi những thiếu xót Tác giả rất mong sự góp ý của thầy, cô

để bài viết đợc hoàn thiện hơn

Tác giả cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Văn Thờng,Th.S Dơng Hoài Bắc đã giúp đỡ tác giả trong qúa trình thực hiện đề tài

Hà nội, Ngày 10 tháng 07 năm 2000

Trang 2

SV Đặng Quyết Chiến

Chơng 1

Một số vấn đề căn bản về Marketing - mix

I- Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để hiểu đợc vai trò của marketing quan trọng nh thế nào trong hoạt độngkinh doanh, trớc hết ta hiểu về khái niệm marketing dới đây

1- Khái niệm về marketing

Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìnnhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhng bản chất của chúng thì khôngthay đổi, tựu chung lại ta có 3 khái niệm cần quan tâm sau:

1.1 – Khái niệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh

“Markeing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của ngời tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đa hàng hoá đến ngời tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút đợc lợi nhuận dự kiến”.

Trang 3

Khái niệm này liên quan đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thoảmãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến việc đa hàng hoá tới ngời tiêu dùng cáchoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty Tức là

nó mang triết lý của marketing là phát hiện, thu hút, đáp ứng nhu cầu một cách tốtnhất trên sơ sở thu đợc lợi nhuận mục tiêu

1.2- Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ

“Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (Quản trị Marketing - Philip Kotler-

NXB Thống kê- 1997, Trang 20)

Khái niệm này mang tính chất thực tế khi áp dụng vào thực tiễn kinh doanh.Qua đây ta thấy nhiệm vụ của marketing là cung cấp cho khách hàng những hànghoá và dịch vụ mà họ cần Các hoạt động của marketing nh việc lập kế hoạchmarketing, thực hiện chính sách phân phối và thực hiện các dịch vụ khách hàng,…nhằm mục đích đa ra thị trờng những sản phẩm phù hợp và đáp ứng đợc nhu cầucủa khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thông qua các nỗ lực marketing củamình

1.3- Khái niệm marketing của Philip Kotler

“Marketing là hoạt động của con ngời hớng tới thoả mãn nhu cầu và ớc muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi” (Philip Kotler- Marketing căn bản- NXB Thống kê-1992- Trang 9)

Định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh nh là một

bộ phận của marketing Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả các lĩnh vực trao

đổi nhằm hớng tới thoả mãn nhu cầu với các hoạt động cụ thể trong thực tiễn kinhdoanh

2- Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại khôngmuốn gắn kinh doanh của mình với thị trờng Không còn thời, các doanh nghiệphoạt động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Doanh nghiệp nhận chỉ tiêusản xuất, định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động đợc thể hiện qua mức hoànthành kế hoạch chỉ tiêu Sản phẩm sản xuất ra đợc phân phối qua tem phiếu, do đóhoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trờng và hoạt động marketingkhông hề tồn tại

Trong cơ chế thị trờng, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhucầu của khách hàng một cách tốt nhất Kinh tế thị trờng càng phát triển thì mức độcạnh tranh càng cao Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải,chọn lựa khắt khe của thị trờng đối với các doanh nghiệp Vì vậy, muốn tồn tại vàphát triển các doanh nghiệp phải định hớng theo thị trờng một cách năng động,linh hoạt Khi khách hàng trở thành ngời phán quyết cuối cùng đối với sự sống còncủa doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức đợc vai trò của khách hàng

Trang 4

Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có đợc khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu kháchhàng và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành công củadoanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trờng, họ cũngkhông hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trờng, với môitrờng bên ngoài của công ty Do vậy bên cạnh các chức năng nh: tài chính, sảnxuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu đợc để đảm bảocho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing- chứcnăng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trờng, với khách hàng, với môi tr-ờng bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hớng theothị trờng, lấy thị trờng- nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinhdoanh

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trícủa doanh nghiệp trên thị trờng Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trờng, lập danh mụchàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá đợc bán hoạt

động marketing vẫn đợc tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liênquan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò

định hớng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng màcòn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợinhuận cho công ty

Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luônluôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua baonhiêu? Họ mua nh thế nào? Vì sao họ mua?

- Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao

họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời củahàng hoá còn phù hợp với hàng hoá đó nữa không?

- Hàng hoá của doanh nghiệp có những u điểm và hạn chế gì? Có cần phảithay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay

đổi thì gặp điều gì?

- Giá cả hàng hoá của doanh nghiệp nên quy định nh thế nào, bao nhiêu?Tại sao lại định mức giá nh vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trớc đâycòn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm baonhiêu, khi nào thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào?

- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lợng bán hàng hay dựa vào tổ chức trunggian khác? Khi nào đa hàng hoá ra thị trờng? Đa khối lợng là bao nhiêu?

- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của doanhnghiệp? Tại sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? Ph-

ơng tiện này chứ không phải phơng tiện khác?

Trang 5

- Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Loạidịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao? Vì sao doanhnghiệp lại chọn loại dịch vụ này chứ không phải loại dịch vụ khác?

Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào cóthể trả lời đợc Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây dựng cho mìnhmột chính sách marketing- mix phù hợp với thị trờng, đáp ứng một cách tốt nhấtcác nhu cầu của khách hàng

Nói tóm lại, chức năng quản trị marketing đóng vai trò rất quan trọng và làmột trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sảnxuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing) Điều này đòihỏi các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại

3.1- Các chiến lợc mở rộng thị trờng

Mỗi một doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau, loại hình kinh doanhkhác nhau, do đó tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ta có các chiến lợc mở rộng thịtrờng dới đây:

Bảng số-1 Các chiến lợc mở rộng thị trờng

1 Kết hợp về phía trớc Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà

phân phối và bán lẻ

2 Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu các nhà cung

cấp của doanh nghiệp

3 Kết hợp theo chiều

ngang

Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu đối với đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp

4 Thâm nhập thị trờng Tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại

và dịch vụ trên thị trờng hiện có của doanh nghiệpthông qua nỗ lực marketing nhiều hơn

5 Phát triển thị trờng Đa các sản phẩm hiện có vào thị trờng mới

6 Phát triển sản phẩm Tăng doanh số bằng việc cải tiến, sửa đổi các sản

theo chiều ngang

Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ theo cách cộng hoàhàng

10 Liên doanh Hai hay nhiều các công ty đỡ đầu hình thành lên một

Trang 6

công ty độc lập vì những mục đích hợp tác.

Theo nguồn tổng hợp Marketing- NXB Thống kê- 1998

3.2- Vai trò marketing trong hoạt động mở rộng thị trờng của các doanh nghiệp

Marketing ảnh hởng đến sự thành bại trong thực hiện chiến lợc Tuy nhiênhai biến số quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lợc là: Phân khúc thị trờng

nh thế nào nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất

II- Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lợc Marketing- mix nhằm mở rộng thị trờng của doanh nghiệp

Với mọi doanh nghiệp, chính sách Marketing- mix đợc xây dựng phải làcông cụ góp phần đạt đợc mục tiêu kinh doanh của công ty

1- Mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp

Mục tiêu kinh doanh phải xuất phát từ các điều kiện cụ thể của doanhnghiệp và đợc xây dựng lên trong từng giai đoạn nhất định và mong muốn đạt đợcthông qua chiến lợc kinh doanh Mục tiêu kinh doanh thể hiện sự cụ thể nhiệm vụkinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào các điều kiện về tài chính, kết quả kinhdoanh qua các năm, thị trờng, khách hàng,và mục tiêu kinh doanh của công ty đòihỏi phải đáp ứng đợc các yêu cầu: có thể đạt đợc, có thể đo lợng đợc và các mụctiêu đó phải cung cấp sự định hớng cho các bộ phận liên quan trong công ty

Đối với các công ty, mục tiêu có thể đợc thiết lập ở nhiều lĩnh vực khácnhau Tuy nhiên, các mục tiêu phổ biến thờng đợc u tiên là các mục tiêu sau:

1 Mục tiêu lợi nhuận

2 Mục tiêu mở rộng thị trờng

Trang 7

3 Mục tiêu dẫn đầu về chất lợng

4 Mục tiêu về vị trí của công ty trong ngành

5 Mục tiêu về hình ảnh của công ty

6 Mục tiêu về chi phí và giá cả

Đó là các mục tiêu cụ thể, nhng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là mục tiêu

đảm bảo lợi nhuận

2- Định hớng chiến lợc kinh doanh

Để có đợc các định hớng chiến lợc kinh doanh, các doanh nghiệp phải thựchiện phân tích hồ sơ kinh doanh để doanh nghiệp có thể thấy đợc mình đang đứng

ở đâu, năng lực kinh doanh của mình nh thế nào và sức hấp dẫn của thị trờng rasao Qua đó các doanh nghiệp đối chiếu với nhiệm vụ tổng quát của mình, hoàncảnh môi trờng và thị trờng để quyết định những phơng hớng phát triển kinh doanhchính yếu trong tơng lai

3 - Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lợc Marketing - mix nhằm mở rộng thị trờng của doanh nghiệp

3.1- Khái niệm về chiến lợc marketing

Chiến lợc marketing của công ty phải đợc thực hiện nhằm đáp ứng đợcchiến lợc chung của công ty Bản thân nó là một chiến lợc bộ phận và nó cũng làmột nhân tố quan trọng góp phần vào chiến lợc chung của công ty

Một công ty định hớng theo thị trờng, khách hàng thì chiến lợc marketing làtối quan trọng trong định hớng kinh doanh của công ty Với việc thực hiện chiến l-

ợc marketing công ty có thể đánh giá đợc đặc điểm của thị trờng nh: quy mô, cơcấu, xu hớng biến động, xác định đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lợc của họ,

để trên cơ sở đó một chiến lợc hợp lý sẽ đợc đề xuất

Chiến lợc Marketing phải đợc phát triển từ chiến lợc tổng thể của công ty và

nó liên quan đến các nội dung nh việc định vị cho các sản phẩm, các chiến lợc chonhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn các thị trờng mục tiêu, các phơng pháp thâm nhậpthị trờng, việc sử dụng các biến số Marketing- mix trong việc thực hiện chiến lợc

và các nội dung khác

3.2- Khái niệm về Marketing - mix

“Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý đợc và nó đợc sử dụng để cố gắng gây đợc phản ứng mong muốn từ thị tr- ờng mục tiêu” (Theo Marketing-NXB Thống kê-1998, Trang 166)

Marketing- mix là một bộ các biến số có thể điều khiển đợc, chúng đợcquản lý để thoả mãn thị trờng mục tiêu và đạt đợc các mục tiêu của tổ chức TrongMarketing- mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số có thể

điều khiển đợc và đợc phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4Ps:

Marketing- mix Sản phẩm

(Product)

Giá cả

(Price)

Phân phối (Place)

Xúc tiến khuyếch trơng (Promotion)

Trang 8

3.3- Các bớc xây dựng chơng trình Marketing - mix

Để xây dựng đợc một chiến lợc Marketing- mix, công ty cần thực hiện cácbớc công việc sau:

Bớc 1: Thiết lập các mục tiêu marketing

Các mục tiêu marketing thờng đợc định hớng từ các mục tiêu của tổ chức,trong trờng hợp công ty đợc định hớng marketing hoàn toàn, hai nhóm mục tiêunày là trùng nhau Các mục tiêu marketing thờng đợc đa ra nh là các tiêu chuẩnhoạt động hay là công việc phải đạt đợc ở một thời gian nhất định Các mục tiêunày cung cấp khuôn khổ cho thực hiện chiến lợc marketing Mục tiêu marketing đ-

ợc thiết lập từ những phân tích về khả năng của thị trờng và đánh giá khả năngmarketing của công ty Những phân tích này dựa trên cơ sở những số liệu liên quan

về sản phẩm, thị trờng cạnh tranh, môi trờng marketing từ đó rút ra đợc những tiềmnăng của thị trờng cần khai thác và lựa chọn những ý tởng mục tiêu phù hợp vớikhả năng marketing của công ty

Bớc 2: Lựa chọn thị trờng mục tiêu

Việc nghiên cứu, lựa chọn chính xác thị trờng mục tiêu cho công ty đòi hỏiphải đợc thực hiện dựa trên những phân tích kỹ lỡng các số liệu về thị trờng, kháchhàng Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng và lựa chọn các nhómhoặc các đoạn khách hàng tiềm năng mà công ty sẽ phục vụ với mỗi sản phẩm củamình Công ty có thể lựa chọn, quyết định thâm nhập một hay nhiều khúc thị trờng

cụ thể Những khúc thị trờng này có thể đợc phân theo các tiêu chí khác nhau trong

đó các yếu tố của môi trờng vĩ mô có nhiều ảnh hởng đến sự phân chia thị trờngthành các khúc thị trờng nhỏ hơn Nh vậy, để lựa chọn thị trờng mục tiêu cho công

ty đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lỡng các yếu tố thuộc môi trờng vĩ mô, vimô của công ty Những yếu tố này làm cơ sở cho việc đánh giá và phân khúc cáckhúc thị trờng khác nhau, công ty sẽ phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu vànhững khúc thị trờng nào

Bớc 3: Xây dựng các định hớng chiến lợc

Trớc khi thiết lập chiến lợc Marketing- mix cho sản phẩm ở thị trờng mụctiêu, công ty phải đề ra các định hớng chiến lợc cho sản phẩm cần đạt tới ở thị tr-ờng mục tiêu Những định hớng này cung cấp đờng lối cụ thể cho chiến lợcMarketing- mix

Bớc 4: Hoạch định chiến lợc Marketing- mix

Nội dung chiến lợc Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản Công tycần phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trờng marketing, thị trờng, kháchhàng và các mục tiêu chiến lợc của mình để thiết lập một bộ phận 4 biến số Ps phùhợp nhất nhằm thoả mãn thị trờng mục tiêu và đạt đợc các mục tiêu của tổ chức

Bớc 5: Xây dựng các chơng trình marketing

Trang 9

Chiến lợc marketing phải đợc thực hiện thành các chơng trình marketing,chiến lợc mới chỉ thể hiện những nét chính của marketing nhằm đạt đợc mục tiêu.Vì vậy công ty phải xây dựng các chơng trình hành động để thực hiện các chiến l-

ợc Marketing- mix, đó là sự cụ thể hoá chiến lợc marketing bằng các biến sốmarketing đợc kế hoạch hoá chi tiết ở thị trờng mục tiêu

Nh vậy, để thiết lập đợc một chiến lợc Marketing- mix chu đáo, có hiệu quả

và phù hợp với thị trờng mục tiêu của công ty, công ty phải làm rõ các yếu tố thuộc

về thị trờng, các chiến lợc kinh doanh, thực trạng của doanh nghiệp, cạnh tranh,khách hàng,Đó là các căn cứ nhằm xây dựng mục tiêu, lựa chọn thị trờng mục tiêu,xây dựng các định hớng chiến lợc và hoạch định, thiết kế đợc một chiến lợcMarketing- mix hiệu quả cho các sản phẩm tại thị trờng mục tiêu với các chơngtrình hành động cụ thể

3.4- Chính sách Marketing- mix nhằm mở rộng thị trờng của doanh nghiệp

Việc xây dựng các chính sách bộ phận của Marketing- mix phải căn cứ vàocác căn cứ nh đã nêu trên ở để có đợc sự hài hoà khoa học giữa các biến số của nó.Phải biết đặt trọng tâm vào biến số nào, thực hiện các biến số còn lại nh thế nào đểgóp phần nâng cao đợc hiệu quả chính sách Marketing-mix Trong Marketing- mix

có hàng chục công cụ khác nhau, Mc Carthy đã đa ra cách phân loại theo 4 yếu tố

Nội dung 4Ps của Marketing - mix

Nội dung 4Ps trong Marketing- mix thể hiện quan điểm của ngời bán về cáccông cụ marketing có thể sử dụng để tác động đến khách hàng Theo quan điểmcủa ngời bán thì mỗi công cụ marketing tức là mỗi p đều có chức năng cung ứngmột chuỗi lợi ích cho khách hàng Tơng ứng đó là: Nhu cầu và mong muốn củakhách hàng, chi phí đối với khách hàng, sự thuận tiện và thông tin

Nội dung của chiến lợc Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản màcông ty phải thông qua

Địa điểm

Dự trữ

Vận chuyển

Kích thích tiêu thụ Quảng cáo Lực lợng bán Quan hệ với công chúng Marketing trực tiếp

Marketing mix

Trang 10

a- Chính sách sản phẩm

Đây là biến số quan trọng nhất của chiến lợc kinh doanh cũng nh chiến lợcMarketing- mix Thực hiện tốt chính sách này góp phần tạo uy tín và khả năngcạnh tranh giành khách hàng cho công ty Chính sách sản phẩm đợc thực hiệnthông qua các quyết định sau:

- Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá

- Quyết định về chất lợng sản phẩm

- Quyết định về nhãn hiệu và bao bì sản phẩm

- Quyết định về dịch vụ khách hàng

* Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá

+ Quyết định về chủng loại hàng hoá

“Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho một nhóm khách hàng, hay thông qua các kiểu tổ chức thơng mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá” (Marketing-NXB Thống kê-1998- Trang 185)

Thờng thì mỗi doanh nghiệp có cách thức lựa chọn chủng loại sản phẩmhàng hoá khác nhau Những lựa chọn đều phụ thuộc vào mục đích mà doanhnghiệp theo đuổi

Công ty theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại sản phẩm đầy đủ hayphấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trờng hoặc mở rộng thị trờng thì thờng cóchủng loại sản phẩm rộng Để làm đợc nh vậy, công ty phải đặt ra vấn đề là mởrộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đềnày công ty có hai hớng lựa chọn:

Một là, Phát triển chủng loại sản phẩm trên cơ sở các cách thức sau: Phát

triển hớng xuống dới, phát triển hớng lên trên và phát triển theo cả hai hớng trên

Hai là, Bổ xung chủng loại sản phẩm Có nghĩa là công ty cố gắng đa thêm

những mặt hàng mới vào chủng loại sản phẩm sẵn có

+ Quyết định về danh mục hàng hoá

“Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả các nhóm chủng loại sản phẩm

và các đơn vị sản phẩm do một nhà cung cấp cụ thể đem chào bán cho ngời mua”

độ gần gũi của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ

Trang 11

mục đích sử dụng cuối cùng, những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phânphối hay một tiêu chuẩn nào đó.

Các thông số đặc trng trên cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty cácchiến lợc mở rộng danh mục sản phẩm:

+ Mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách bổ xung sản phẩm mới

+ Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục

+ Bổ xung các phơng án sản phẩm cho từng loại sản phẩm và làm tăngchiều sâu của danh mục sản phẩm

+ Tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tuỳ thuộc công ty có ý muốntăng uy tín vững chắc trên lĩnh vực hay trên nhiều lĩnh vực

* Quyết định về nhãn hiệu và bao gói sản phẩm

Khi hoạch định chiến lợc marketing cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệpphải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm Việc gắnnhãn hiệu là một chủ đề quan trọng trong chiến lợc sản phẩm

Nhãn hiệu về cơ bản là một sự hứa hẹn của ngời bán đảm bảo cung cấp chongời mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ Các quyết định

có liên quan đến nhãn hiệu thờng là:

(1) Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?

(2) Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm?

(3) Tơng ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lợng sản phẩm có những đặc trnggì?

(4) Đặt tên cho nhãn hiệu nh thế nào?

(5) Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?

(6) Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm có những đặc tínhkhác nhau của cùng một mặt hàng?

Những quyết định về nhãn hiệu là những quyết định quan trọng trong chiếnlợc sản phẩm bởi vì nhãn hiệu đợc coi nh là tài sản lâu bền quan trọng của mộtcông ty Việc quản lý nhãn hiệu cũng đợc coi nh là một công cụ marketing chủ yếutrong chiến lợc sản phẩm

* Quyết định về chất lợng sản phẩm

“Chất lợng sản phẩm là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn những nhu cầu đợc nói ra hay đợc hiểu ngầm”.

Giữa chất lợng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn của khách hàng và khảnăng sinh lời của công ty có một mối liên hệ mật thiết Mức chất lợng càng cao thìmức độ thoả mãn của khách hàng cũng càng cao, trong khi đó có thể tính giá caohơn

Chất lợng sản phẩm là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất mà kháchhàng chú ý đến trong khi lựa chọn ngời cung ứng sản phẩm cho mình Chất lợngsản phẩm của công ty đợc thể hiện thông qua các thông số sau:

Trang 12

(1) Độ bền của sản phẩm: Nó bao gồm các yếu tố nh tuổi thọ của sản phẩm,khả năng chịu đựng của các điều kiện tự nhiên, mức độ quá tải hàng sản xuất

(2) Hệ số an toàn: khả năng đảm bảo an toàn trong sản xuất, trong sửdụng,

(3) Đảm bảo thiết kế kỹ thuật: các sản phẩm đợc sản xuất phải đảm bảo đợc

đúng các thiết kế kỹ thuật, các thông số kỹ thuật,

(4) Khả năng thích ứng: sản phẩm dễ sử dụng, dễ sửa chữa, dễ thay thế, bảodỡng,

Để đánh giá đợc chất lợng sản phẩm thông thờng các kỹ s thờng dùng

ph-ơng pháp đánh giá và cho điểm, xếp loại để đánh giá sản phẩm của mình

Nh vậy, để đảm bảo cho chất lợng sản phẩm cao đòi hỏi công ty phải chú ý

đến cả thiết kế kỹ thuật và chất lợng của quá trình chế tạo sản phẩm Việc sản xuất

ra sản phẩm có chất lợng cao sẽ đảm bảo cho công ty thu hút đợc nhiều kháchhàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trờng

* Dịch vụ sau bán hàng

Đây cũng là công cụ quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty Dịch

vụ bán hàng đợc thực hiện tốt sẽ làm tăng lợi ích nhận đợc của khách hàng và làmtăng sự hài lòng Nó là công cụ đắc lực trong việc tạo ra sự khác biệt cho sảnphẩm Đối với những sản phẩm có tính chất tổng hợp về kỹ thuật, về kinh tế và nómang tính chất cá biệt, do vậy nó cần phải có các dịch vụ khách hàng, bao gồm

- Thời gian giao hàng:

Các sản phẩm của công ty phải đảm bảo giao hàng đúng thời hạn quy địnhcủa khách hàng trong hợp đồng Giao hàng đúng thời hạn đảm bảo chi phí thấp,góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty

Ngoài ra công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề khác về dịch vụ củakhách hàng nh:

- Mua bảo hiểm cho khách hàng

- Sửa chữa và bảo hành sản phẩm

đồng thời việc định giá và cạnh tranh giá là những vấn đề nổi trội đợc đặt ra chonhững ngời làm marketing

Chiến lợc định giá phụ thuộc vào mục tiêu marketing của công ty Khi xác

định giá cho sản phẩm, công ty cần xem xét các bớc của quá trình định giá nh sau:

Trang 13

Thứ nhất, Công ty lựa chọn đợc mục tiêu marketing của mình thông qua

định giá, đó là: chi phí, lợi nhuận, tăng tối đa thu nhập trớc mắt, tăng mức tiêu thụ,tăng việc giành phần “ngon” của thị trờng hay dành vị trí dẫn đầu về mặt chất lợngsản phẩm

Thứ hai, Công ty xác định, ớc lợng quy mô cầu và độ co dãn của cầu để có

căn cứ định giá cho thích hợp

Thứ ba, Công ty ớc tính giá thành và đây là mức giá sàn của sản phẩm Thứ t, Tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định vị trí cho

giá của mình

Thứ năm, Lựa chọn phơng pháp định giá, nó bao gồm các phơng pháp:

Định giá theo phụ giá, định giá theo lợi nhuận mục tiêu, định giá theo giá trị cảmnhận của khách hàng, định giá theo giá trị, định giá theo giá cả hiện hành, định giá

đấu thầu

Thứ sáu, Công ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, phối hợp với các yếu tố

khác của Marketing- mix

Do vấn đề cạnh tranh và sự thay đổi của thị trờng kéo theo công ty phải thay

đổi, điều chỉnh giá cho thích hợp, có thể có các chiến lợc điều chỉnh sau: Định giátheo nguyên tắc địa lý, chiết giá và bớt giá, định giá khuyến mãi, định giá phânbiệt và định giá cho danh mục sản phẩm

Khi thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh giá công ty cần phải xem xét thận trọngnhững phản ứng của thị trờng, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

c- Chính sách phân phối

Phân phối cũng là một công cụ then chốt trong Marketing- mix, nó bao gồmnhững hoạt động khác nhau mà công ty tiến hành nhằm đa sản phẩm đến nhữngnơi khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng

Hầu hết những ngời sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trờngthông qua những ngời trung gian marketing Do vậy, nhà sản xuất sẽ phải quan hệ,liên kết với một số tổ chức, lực lợng bên ngoài nhằm đạt đợc mục tiêu phân phốicủa mình

Những quyết định quan trọng nhất trong chính sách phân phối là các quyết

định về kênh marketing Kênh marketing đợc tạo ra nh một dòng chảy có hệ thống

đợc đặc trng bởi số các cấp của kênh bao gồm ngời sản xuất, các trung gian và

ng-ời tiêu dùng Kênh marketing thực hiện việc chuyển sản phẩm từ ngng-ời sản xuất đếnngời tiêu dùng, vợt qua những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữuxen giữa hàng hoá và dịch vụ với ngời sử dụng chúng Các quyết định cơ bản vềkênh bao gồm:

- Quyết định về thiết kế kênh

- Quyết định về quản lý kênh

Trang 14

Với chiến lợc mở rộng thị trờng thì một hệ thống phân phối rộng rãi, baogồm các cấp trung gian, kết hợp phân phối trực tiếp trên phạm vi lớn sẽ đem lạihiệu quả cho chính sách phân phối của công ty

d- Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Đây cũng là một trong bốn công cụ chủ yếu của Marketing- mix và nó trởnên ngày càng có hiệu quả và quan trọng mà công ty có thể sử dụng để tác độngvào thị trờng mục tiêu Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin vềsản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua hàng

Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm 5 công cụ chủ yếu là:

- Quảng cáo: Bao gồm bất kỳ hình thức nào đợc giới thiệu một cách gián

tiếp và đề cao những ý tởng, sản phẩm hoặc dịch vụ đợc thực hiện theo yêu cầu củachủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí

- Marketing trực tiếp: Sử dụng th, điện thoại và những công cụ liên lạc gián

tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hayyêu cầu họ có phản ứng đáp lại

- Kích thích tiêu thụ: Là những hình thức thởng trong thời gian ngắn để

khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm hay dịch vụ

- Quan hệ quần chúng và tuyên truyền: Là các chơng trình khác nhau đợc

thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh của công ty hay những sản phẩm cụ thểcủa nó

- Bán hàng trực tiếp: Là sự giới thiệu trực tiếp bằng miệng về sản phẩm và

dịch vụ của công ty thông qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềmnăng nhằm mục đích bán hàng

Mỗi công cụ xúc tiến hỗn hợp đều có những đặc điểm riêng và chi phí của

nó, do vậy khi lựa chọn các công cụ và phối hợp các công cụ trong chính sách xúctiến hỗn hợp, ngời làm marketing phải nắm đợc những đặc điểm riêng của mỗicông cụ khi lựa chọn cũng nh phải xét tới các yếu tố ảnh hởng tới cơ cấu công cụxúc tiến hỗn hợp nh: Kiểu thị trờng sản phẩm, chiến lợc đẩy và kéo, giai đoạn sẵnsàng của ngời mua, giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Thực hiện nội dung của các hình thức trên thì công ty cần chú ý đến các vấn

đề sau:

+ Xác định ai là khách hàng của công ty

+ Hình thức nào là phù hợp nhất

+ Nội dung cần nhấn mạnh điểm gì ở sản phẩm

+ Thời gian và tần xuất sử dụng hình thức này

III- Thị trờng Kính Việt nam và một số vấn đề marketing cần lu ý đối với các nhà sản xuất

1-Thị trờng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm Kính thuỷ tinh

Trang 15

1.1- Thị trờng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm Kính thuỷ tinh

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, định nghĩa khác nhau về thị trờng, chúng

đợc đa ra dới những giác độ và mục tiêu nghiên cứu khác nhau Theo quan điểmmarketing, thị trờng có thể đợc định nghĩa nh sau:

“Thị trờng bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”.

Nói đến thị trờng, theo quan điểm Marketing bao gồm tập hợp những ngờimua với các đặc tính (quy mô, cơ cấu, ) và động thái (hành vi mua, bán, các phảnứng ) hợp thành

Với quan điểm trên, thị trờng các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm Kínhthuỷ tinh bao gồm tất cả các khách hàng trên thị trờng từ các tổ chức đến những ng-

ời tiêu dùng cuối cùng có nhu cầu mua kính Các khách hàng của doanh nghiệp nàythờng là:

+ Các nhà trung gian phân phối sản phẩm kính

+ Các doanh nghiệp xây lắp: thực hiện các dự án xây dựng nhà cao tầng,…+ Các công trình xây dựng nhà có quy mô lớn

+ Các doanh nghiệp sản xuất và lắp giáp ô tô, các xí nghiệp sản xuất các sảnphẩm có liên quan đến sản phẩm kính (các xí nghiệp sản xuất tủ, trạn, bàn,…)

Các doanh nghiệp chủ yếu tạo lên những ngời cung ứng trong thị trờng nàybao gồm:

mà các doanh nghiệp này cung ứng trên thị trờng:

+ Các công trình xây dựng nhà và trang trí nội thất: kính trắng xây dựng,kính màu, kính mờ, gơng soi siêu phẳng,

+ Các sản phẩm kính trắng, kính an toàn, kính màu phục vụ cho sản xuất ôtô, mô tô, máy bay,

+ Các sản phẩm kính trắng, kính màu, kính mờ, gơng soi siêu phẳng, bôngthuỷ tinh phục vụ cho tiêu dùng của các hộ gia đình (xây nhà và trang trí nộithất, )

Trang 16

1.3- Nhận xét chung về thị trờng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm kính thuỷ tinh

Qua thực tiễn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kính thuỷ tinh trên thị trờng tathấy rằng khối lợng mua sắm là rất lớn bao phủ toàn bộ thị trờng từ các cá nhân ng-

ời tiêu dùng đến các tổ chức chuyên dùng Sự bao phủ rộng lớn của thị trờng với

đầy đủ các loại ngời mua là yếu tố khó có thể kiểm soát đợc

2-Những đặc trng cơ bản của thị trờng sản phẩm kính Thuỷ tinh

2.1-Quy mô của thị trờng

Thị trờng sản phẩm kính thuỷ tinh (phần lớn thuộc hàng t liệu sản xuất-sảnphẩm kính xây dựng) có quy mô, danh mục hàng hoá, khối lợng chu chuyển rấtlớn Điều này là do để có đợc những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng xã hội phảithực hiện một chuỗi các giai đoạn sản xuất, phân phối và thực hiện một khối lợnggiao dịch khổng lồ để mua bán các chủng loại hàng hoá khác nhau Các sản phẩmkính trắng, kính màu phục vụ cho xây dựng có khối lợng chu chuyển rất lớn và baophủ rộng khắp, bên cạnh đó sản phẩm kính trắng, kính màu, gơng, tấm lợp, phục

vụ thiết thực cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình cũng có khối lợng lớn trênthị trờng và có phạm vi bao phủ rộng khắp cả nớc

Cùng với sự tăng trởng của nền kinh tế thì vấn đề đô thị hoá, xây dựng cũngngày càng gia tăng Với sự phát triển đô thị hoá nh hiện nay thì nhu cầu xây dựngcác công trình nhà cửa, cơ quan, xí nghiệp ngày càng lớn Xuất phát từ đặc điểmcủa sản phẩm kính là: bền, mát, đẹp, và các điều kiện địa lý, khí hậu làm cho nhucầu về các sản phẩm kính ngày càng đợc quan tâm Theo nguồn số liệu từ công ty,nếu nh trớc đây công ty cung cấp và làm chủ toàn bộ thị trờng thì hiện nay nó đangphải đối mặt với các sản phẩm cạnh tranh làm cho quy mô thị trờng của nó chỉ còn20% Quy mô sản phẩm kính trên toàn bộ thị trờng vào khoảng 20 triệu m2/năm,trong đó công ty chiếm khoảng 4 triệu m2, còn lại sản phẩm kính Việt- Nhật vàkính nhập lậu chiếm khoảng 80% thị trờng

2.2-Kết cấu thị trờng và đặc tính của cầu

Trên thị trờng kính xây dựng, số lợng ngời mua ít nhng khối lợng mua sắmlại lớn Thậm trên một số ít thị trờng sản phẩm luôn có số lợng đông đảo kháchhàng, song chỉ có một vài khách hàng đóng vai trò chi phối toàn bộ hoạt động mua

và bán của thị trờng Sản phẩm kính chủ yếu là hàng t liệu sản xuất phục vụ chủyếu cho công tác xây dựng, do đó ngời mua chủ yếu tập trung vào các doanhnghiệp xây lắp, các chủ đầu t, các doanh nghiệp thơng mại chuyên môn,

Do số lợng khách hàng ít, nhng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua-bán giữanhà cung ứng và ngời tiêu thụ ở thị trờng kính xây dựng thờng gần gũi hơn Giữa

họ luôn hình thành mối quan hệ thiện chí để duy trì làm ăn lâu dài Vì thế quan hệ

có tính chất hợp tác lâu dài trở thành yêu cầu luôn đợc các nhà cung ứng đặc biệtcoi trọng trong các lời chào hàng

Trang 17

Thị trờng các doanh nghiệp sản xuất kính có tính chất tập trung theo vùng

địa lí Các khu công nghiệp, khu dân c luôn đợc coi là thị trờng trọng điểm của cácnhà cung ứng sản phẩm hính xây dựng Với các sản phẩm kính công nghiệp thìtuyệt đại bộ phận đợc tiêu thụ tập trung tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,-nơi

mà tốc độ phát triển công nghiệp diễn ra nhanh

Cầu của thị trờng sản phẩm kính xây dựng mang tính chất thứ phát hay thụ

động Vì bản thân nó là hàng công nghiệp nên nó bắt nguồn từ cầu hàng tiêu dùng

là nhu cầu của những ngời sử dụng sản phẩm thuộc sự quản lí của các chủ đầu t,các doanh nghiệp xây lắp,

Cầu về sản phẩm kính có độ co dãn về giá cả thấp nh hàng t liệu sản xuất.Nghĩa là, tổng cầu về các sản phẩm kính ít thay đổi khi giá sản phẩm kính thay

đổi Đây là số xu hớng phổ biến về sự co dãn của cầu mà các nhà làm marketingnên quan tâm

2.3- Những ngời mua sắm

Do phần lớn các sản phẩm kính mang đặc điểm hàng t liệu sản xuất, hoạt

động mua sắm các sản phẩm kính thờng có sự tham gia của nhiều thành viên vàviệc mua sắm mang tính chất chuyên nghiệp Các sản phẩm kính có nhiều chủngloại và có nhiều thông số phức tạp với các đặc tính kỹ thuật và công dụng khácnhau, do vậy kéo theo số lợng và trình độ những ngời tham gia vào quá trình quyết

định mua càng lớn và càng cao Điều này có nghĩa là để bán đợc các sản phẩmkính của mình, các công ty cung ứng sản phẩm phải tuyển dụng một số kỹ s ,chuyên viên, đội ngũ nhân viên bán hàng, chào hàng đợc đào tạo tốt về nghiệp vụbán hàng lẫn kỹ thuật

Trên đây là một số đặc trng cơ bản của thị trờng sản phẩm kính Nó khôngnhững mang đặc điểm của hàng công nghiệp mà còn mang đặc điểm của hàng tiêudùng, điều này làm cho thị trờng kính trở lên phức tạp Bởi vậy, các doanh nghiệptrong thị trờng này phải chú ý đến các đặc trng của nó để có thể đa ra một chínhsách marketing phù hợp

Trang 18

Chơng ii thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện chiến l-

ợc Marketing ở công ty kính đáp cầu

I - Đặc điểm chung về công ty kính Đáp Cầu

1- Lịch sử ra đời và phát triển của công ty kính Đáp Cầu

Công ty Kính Đáp Cầu là một doanh nghiệp nhà nớc (thuộc sự quản lý củaTổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng) thành lập theo quyết định số162/BXD-TCLĐ ngày 3/3/1990 và Quyết định số 485 / BXD-TCLĐ ngày30/7/1994 về việc đổi tên Nhà máy Kính Đáp Cầu thành Công ty Kính Đáp Cầu

Công ty là cơ sở sản xuất sản phẩm kính xây dựng và các sản phẩm kínhthuỷ tinh đầu tiên ở Việt Nam Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh cácsản phẩm kính xây dựng, tấm lợp và các sản phẩm thuỷ tinh khác nhau phục vụcho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nớc và xuất khẩu

Ra đời trong công cuộc đổi mới nền kinh tế từ sản xuất bao cấp sang cơ chếthị trờng Để đứng vững và tồn tại trong cơ chế thị trờng, công ty đã liên tục đổimới công nghệ để có sản lợng cao, chất lợng tốt, giá thành hạ Từ việc sản xuấtmột loại sản phẩm kính tấm xây dựng, đến nay Công ty đã có 06 sản phẩm kính

Trang 19

các loại Đội ngũ cán bộ của công ty đã làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩmhiện có.

Quá trình xây dựng và phát triển của công ty có thể đợc chia ra thành cácgiai đoạn sau:

1.1- Giai đoạn1 (Chu kỳ sản xuất 1-từ 1990 đến 1993)

- Nhà máy đợc thành lập năm 1990 theo quyết định số 162/ BXD-TCLĐ vớitên gọi: Nhà máy kính Đáp Cầu

Trong giai đoạn này công ty sản xuất chính là loại sản phẩm Kính tấm trắngxây dựng với thiết bị đồng bộ của Liên Xô với 2 máy kéo kính công suất 2.380.000

m2/năm

- Ngày 6/3/1990 thực hiện việc đốt sấy lò theo quy trình công nghệ, ngày17/4/1990 m2 kính đầu tiên đợc kéo lên Ngày 30/8/1990 tổ chức lễ khánh thànhcông ty và chính thức nhận kế hoạch sản xuất kính tấm xây dựng của cấp trên giaocho

1.2- Giai đoạn 2 (chu kỳ từ 1993- 1999)

- Theo chu kỳ thiết kế cho giai đoạn 1 thì sau 3 năm phải đại tu lại Đợc sựgiúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc công ty đã đại tu và đa số máy kéo kính từ 2lên 3 máy và đa công suất thiết kế từ 2.380.000 m2 lên 3.800.000m2/năm

Trong giai đoạn này, công ty tiếp tục sản xuất loại kính tấm xây dựng, thêmvào đó công ty từng bớc đầu t thêm các dây chuyền sản xuất mới:

+ Năm 1994 Công ty tiếp nhận và lắp đặt dây chuyền kính an toàn của hãngFloch Glass Torgau Cộng Hòa Liên Bang Đức

+ Năm 1996 Công ty tiếp nhận và lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất kính Gơng.+ Năm 1996 Công ty tiếp nhận và lắp đặt dây chuyền sản xuất Kính phảnquang

+ Công ty tự chế tạo và lắp đặt thiết bị của dây chuyền sản xuất Kính mờ.+ Năm 1999 Công ty tiếp nhận và quản lý Xí nghiệp Tấm lợp Từ Sơnchuyên sản xuất tấm lợp Fibrôximăng từ phía Tổng công ty chuyển giao

1.3- Giai đoạn 3 (Chu kỳ từ năm 2000)

- Ngày 14/3/2000 công ty tiến hành đại tu lần 3 với sự tham gia của cácchuyên gia và công nghệ của Nhật Bản

- Công ty cũng đang tiến hành xây dựng dây chuyền sản xuất Gạch Granitvới công suất 3 triệu m2/năm

- Công ty đang thực hiện tiến tới sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002 cho 5loại sản phẩm là:

1- SP1: Kính tấm trắng xây dựng2- SP2: Gơng soi

3- SP3: Kính phải quang4- SP4: Kính chắn Ôtô

5- SP5: Kính mờ

Trang 20

- Công ty đang triển khai đề án MenFít, Bông sợi thủy tinh, đầu t xây dựngdây chuyền công nghệ sản xuất Gơng soi cao cấp.

Nh vậy, tính đến chu kỳ 3, Công ty đa số lợng chủng loại sản phẩm chính từ

1 lên 6 loại sản phẩm: Kính tấm xây dựng, Kính phản quang, Kính mờ, Kính antoàn, Gơng soi, Tấm lợp Fibrôximăng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xây dựng vàtiêu dùng trong cả nớc

2- Tổng quan về năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

61,870

52,8470,0428,980

47,927

41,7170,375,840

Tổng tài sản 152 520 275 786 100 140 217 135 152

Theo Bảng cân đối kế toán, 12-1999- Công ty kính Đáp Cầu

Qua số liệu trên cho thấy tổng tài sản cuối kỳ giảm đi so với đầu kỳ là12.303.140.6340 đồng, với số tơng đối là - 8,066 %, chứng tỏ quy mô về vốn củacông ty bị thu hẹp Điều này thể hiện rõ nét về sự giảm cơ sở vật chất kỹ thuật cụthể là quy mô của tài sản cố định bị giảm đi là 22.108.939.952 đồng, với số tơng

đối là 14,495 %, nó có thể giải thích nh là sự giảm của các máy móc cũ (thay vào

đó là các trang thiết bị mới của công nghệ Nhật Bản trong quý II năm 2000)

Qua bảng ta cũng thấy, tại đầu năm 1999 thì tỷ suất đầu t của công ty là61,870 % nhng đến cuối kỳ năm 1999 giảm xuống chỉ còn 47,927 % cho ta thấy

Trang 21

rằng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty bị giảm xút Điều này có thể giảithích nh là sự chuyển các khoản đầu t dài hạn và tài sản cố định cho đầu t ngắnhạn, xây dựng cơ bản Vốn bằng tiền của công ty cuối năm 1999 giảm so với đầunăm 1999 là 1.022.568.924 đồng, chiếm 0,670 % do vậy khả năng thanh toán hiệnhành của công ty có thể gặp khó khăn, nguyên nhân là mặc dù hàng tồn kho giảm

đi so với đầu năm là 4.509.816.189 đồng, chiếm 2,956%, nhng các khoản phải thulại tăng lên nhiều là 20.413.929.529 đồng, chiếm 13,384 %

Trên đây là các phân tích về tình hình tài sản của công ty trong năm qua,bảng-3 dới đây cho ta thấy tình hình vốn của công ty

Qua bảng số-3 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty giảm đi là12.303.140.634 đồng, chiếm 8,06% Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên13.555.462.602 đồng, chiếm 8,887%, các khoản nợ phải trả của công ty giảm đi

đáng kể 25.858.603.236 đồng, chiếm 16,954% làm cho khả năng tự cân đối củacông ty hiệu quả hơn, trong đó mặc dù tỷ lệ các khoản nợ khác là tăng lên nhng bùlại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn lại giảm đi đáng kể Tỷ suất tự cân đối (tỷ suất tự tàitrợ) của công ty đầu năm 1999 là 49,315% đến cuối năm 1999 là 63,309 % chothấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là tơng đối tốt Nguồn vốn của công

ty giảm đi là do các khoản nợ phải trả giảm đi, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữulại tăng lên, đặc biệt là lãi cha phân phối

Trang 22

1.Nguồn vốn kinh doanh

2.Quỹ đầu t phát triển

3.Quỹ dự phòng tài chính

4.Lãi cha phân phối

5.Quỹ khen thởng phúc lợi

49,315

49,315

43,8650,3630,4981,470

63,309

63,309

47,5300,3850,49813,6781,474

Tổng cộng nguồn vốn 152 520 275 786 100 140 217 135 152 100

Theo Bảng cân đối kế toán- 12-1999- Công ty kính Đáp Cầu.

Để xem xét tình hình khả năng thanh toán của công ty, ta có bảng thu-chi

nh sau (bảng số- 4)

Qua bảng tổng thu- chi, các khoản phải thu của khách hàng của công tycuối năm 1999 tăng lên so với đầu năm là 20.413.929.529 đồng, chủ yếu là do cáckhoản trả trớc cho ngời bán tăng lên rõ rệt, điều đó chứng tỏ khả năng kiểm soátcác khoản vốn nợ của công ty là cha tốt, làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả.Nhng ngợc lại, tổng các khoản phải trả của công ty lại giảm đi 16.051.026.522

đồng, nguyên nhân là các khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả giảm đi, cáckhoản thuế phải nộp cũng giảm đi

Bảng thu - chi

Bảng số- 4 Đơn vị: đồng

Các khoản phải thu Đầu năm 1999 Cuối năm 1999

1 Phải thu của khách hàng

Trang 23

5 Dự phòng phải thu khó đòi - 25 725 857 -25 725 857

Các khoản phải trả Đầu năm 1999 Cuối năm 1999

1 Phải trả ngời bán

2 Ngời mua trả tiền trớc

3 Thuế và các khoản phải nộp

Theo Bảng cân đối kế toán- 12.1999- Công ty kính Đáp Cầu.

Khả năng thanh toán của công ty đợc biểu hiện thông qua tình hình thanhtoán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh…Khả năng thanh toán hiện hành (ngắnhạn) của công ty đầu năm 1999 là 221,145% và cuối năm 99 là 712,67 % cho tathấy đợc khả năng thanh toán hiện hành của công ty là cao, các con số này chothấy tài sản lu động của công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạncủa công ty

Khả năng thanh toán nhanh (tức thời) đợc thể hiện qua tỷ suất thanh toánnhanh Tính đầu năm 99, tỷ suất này là 23,465 % và đến cuối năm là 50,246%, con

số này cho ta thấy khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lu độngquay vòng nhanh là yếu và đến cuối năm mới chỉ đảm bảo đợc trên 50%, nguyênnhân cơ bản là do hàng tồn kho còn nhiều, các khoản phải thu lại tăng lên

Trên đây là khái quát chung về tình hình tài chính của công ty Qua đó cho

ta thấy tình hình tài chính của công ty cha thật khả quan do quản lý và sử dụngnguồn vốn cha thật hiệu qủa

2.2- Năng lực quản lý nguồn nhân lực

Do đặc điểm là một doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực lớn và đội ngũ cán

bộ và nhân viên sản xuất có tay nghề cao Công ty Kính Đáp Cầu đã liên tục pháttriển và mở rộng nguồn nhân lực qua các năm, từ chỗ có 25 cán bộ công nhân viêncủa ban kiến thiết và Ban chuẩn bị sản xuất năm 1975 đã phát triển qua các năm

nh sau: Năm 1990 nhà máy có 560 ngời qua quá trình phát triển hiện nay công ty

có 864 ngời, trong đó có 227 nữ Điều này đợc thể hiện rõ trong bảng phụ lục pháttriển nguồn nhân lực của công ty và cơ cầu nguồn nhân lực của công ty (Phụ lục3,4)

Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn nhân lực của công ty ta thấy số ngời cótrình độ đại học chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực của công ty,nguồn này lại chủ yếu tập trung làm các công việc lãnh đạo các phòng ban, tổ đội,phân xởng

Trang 24

- Ngoài ra trong từng chu kỳ sản xuất công ty có sự trợ giúp của các chuyêngia kỹ thuật ngời Liên Xô cũ, Hàn Quốc và Nhật Bản Công ty cho 162 cán bộ đithực tập nâng cao trình độ tay nghề tại Liên Xô và Hàn Quốc.

- Sự phân bổ chất lợng lao động và lực lợng lao động trong các bộ phận sảnxuất đợc thể hiện trong Phụ lục-1

- Công ty hàng năm có phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo,phát huy sáng kiến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghềcho cán bộ công nhân viên, nâng cao năng suất của máy móc thiết bị Trong 10năm đã có 485 sáng kiến giá trị làm lợi hơn 6.756.655.000 đồng, trong đó có 03sáng kiến đợc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo

- Hiệu quả trong kinh doanh của công ty cùng các chính sách nhân lực làmcho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng đợc cải thiện thểhiện mức lơng trung bình của mỗi CBCNV là: > 1.000.000 đ/ tháng

Nhìn lại một cách tổng quát thì nguồn nhân lực của công ty nói chung còncha đạt hiệu quả, thể hiện quy mô thì lớn nhng chất lợng và sự phân bố lực lợng lao

động còn cha hợp lý, điển hình là cán bộ làm khoa học kỹ thuật có 6 ngời trong đó

có 5 đại học, 1 trung cấp, tập trung toàn bộ tại các phòng ban nh phòng KCS,phòng Kỹ thuật, trong đó thì cán bộ làm công tác chuyên môn chỉ có 13 ngời gồm

8 trung cấp và 5 sơ cấp, do đó cán bộ có trình độ đại học tại các phân xởng, tổ đội

là không có, điều đó có thể sẽ ảnh hởng tới hiệu quả sản xuất, trong công tác quản

lí chi phí sản xuất, hiệu quả về công việc và chất lợng sản phẩm Điều này rất quantrọng đối với công ty vì nguồn nhân lực cũng là một nguồn vô cùng quan trọngtrong sản xuất và là chỗ đứng của công ty trên thị trờng.Và muốn có nh vậy thìcông ty phải cân đối lại và bổ xung hợp lý nguồn nhân lực

2.3- Năng lực công nghệ

Công ty là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn các sản phẩm là cácsản phẩm công nghiệp, phục vụ phần lớn cho nghành xây dựng, ngoài ra còn chonhu cầu tiêu dùng Do vậy, đòi hỏi công ty phải có một kết cấu công nghệ tơng đốilớn bao gồm trong các phân xởng, tổ đội sản xuất và khâu tiêu thụ Tính đến tháng

12 năm 1999 thì tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là: 172.725.086.000đ Từ khibắt đầu sản xuất, công nghệ của công ty đợc trang bị theo công nghệ Liên Xô vớicông suất 2,8 triệu m2 /năm, sau này đợc cải tiến của công nghệ Hàn Quốc tăngchu kỳ sản xuất từ 3 năm trớc đây thành 5 năm và công suất tăng lên 3,8 triệu

m2/năm Thấy đợc hiệu quả sản xuất cha cao, cạnh tranh trên thị trờng càng quyếtliệt, công ty đã mạnh rạn đổi mới công nghệ từ đầu quý I năm 2000 với công nghệkéo kính ngang của Nhật Bản, để tiến tới công ty thực hiện áp dụng mô hình IS

9002 cho các sản phẩm của mình, nâng cao hơn nữa chất lợng sản phẩm so với cácsản phẩm trớc đây đã áp dụng công nghệ kéo đứng, với công suất thiết kế lên đến4,0 triệu m2/năm

2.4- Năng lực nghiên cứu- phát triển

Trang 25

Bộ phận nghiên cứu- phát triển ở công ty không có phòng ban riêng, nó chỉ

là một chức năng của phòng Kỹ thuật và phòng KCS, nhằm nghiên cứu và pháttriển sản phẩm phục vụ cho qúa trình sản xuất và kinh doanh của công ty Nhiệm

vụ của bộ phận này chủ yếu là kiểm định hệ số chất lợng các hàng nhập đầu vào(các sản phẩm đầu vào mà trong nớc không có công ty phải nhập), các nguyênliệu, vật liệu mua vào cho quá trình sản xuất Kiểm tra hệ số công suất của các lòmáy sản xuất, tình trạng máy móc, thiết bị sản xuất Kiểm tra chất lợng sản phẩm

đầu ra (các loại kính) Việc nghiên cứu các sản phẩm mới, mẫu mã mới cho cácsản phẩm, nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất cho hiệu quả trong công ty ch athực sự đợc chú trọng

2.5- Năng lực tổ chức

Là một yếu tố không thể thiếu đợc trong bất kỳ một công ty nào, năng lựclãnh đạo sẽ giúp công ty vợt qua mọi khó khăn trong quá trình sản xuất và kinhdoanh Năng lực lãnh đạo của công ty đợc thể hiện trong Phụ lục - 2

- Giám đốc công ty: là ngời lãnh đạo toàn bộ công ty Nhận nhiệm vụ từ cấp

trên và chỉ đạo thực hiện các quyết định, chỉ thị của cấp trên Hớng cho công ty đi

đúng con đờng của nó Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc Bộ phận tham

mu sản xuất kinh doanh gồm có 10 phòng ban

- Phòng Tổ chức -lao động: Có nhiệm vụ bố trí và tuyển dụng nguồn nhân

lực, điều động và quản lý nguồn nhân lực cho từng phòng ban, phân xởng, tổ đội.Thực hiện các chính sách tiền lơng, thởng và phúc lợi cho ngời lao động

- Phòng Kế hoạch: Là phòng tham mu chính về mọi hoạt động sản xuất của

công ty, xây dựng lên các kế hoạch sản xuất cho từng năm, chu kỳ, giai đoạn sảnxuất

- Phòng Kỹ thuật: Là phòng tham mu chính về mọi hoạt động sản xuất của

công ty, cố vấn kỹ thuật cho các phân xởng, tổ đội sản xuất, đề xuất các đề án kinhtế- kỹ thuật Thực hiện công tác thiết kế, đảm bảo an toàn lao động và sử dụng sảnphẩm

- Phòng Vật t: Thực hiện vận tải, cung cấp vật t, đúng thời hạn cho hoạt

động sản xuất

- Phòng Kế toán-Tài chính: Thực hiện theo dõi việc thu- chi, hạch toán và

kiểm tra đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đề ra các kế hoạchsản xuất kinh doanh thông qua việc phân tích tài chính

- Phòng KCS: Tham mu cho công ty trong việc kiểm tra chất lợng sản phẩm

đầu vào cũng nh đầu ra, các thông số, quy cách của sản phẩm

- Phòng XDCB: Thực hiện trang bị cơ sở hạ tầng sản xuất, khu sản xuất hiệu

quả cho công ty

- Phòng Kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc công ty nghiên

cứu các quy luật cung cầu trên thị trờng và hệ thống các phơng pháp, các nghệ

Trang 26

thuật làm cho quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao.Phòng Kinh doanh có các nhiệm vụ sau đây:

+ Khảo sát thị trờng: Giúp giám đốc công ty có đợc các thông tin vềtổng số cung và cầu, cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung- cầu đối với từng loạihàng hoá, các yếu tố ảnh hởng đến thị trờng mua và bán, đến chất lợng sản phẩm(cụ thể là các sản phẩm của công ty đang sản xuất: kính tấm xây dựng, kính gơng,kính phản quang, kính an toàn, bông thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh khác).Ngoài ra còn làm công tác tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của công ty

+ Nghiên cứu thị trờng: Chịu trách nhiệm nghiên cứu chiến lợc sảnphẩm và chiến lợc thị trờng giúp cho Giám đốc công ty có những quyết định kịpthời trong từng giai đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

+ Xây dựng chính sách giá cả và tiêu thụ hàng hoá: Phối hợp với cácphòng ban có liên quan xây dựng chính sách giá cho từng loại sản phẩm trình lênTổng công ty Chịu trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm hàng hoá mà công tysản xuất ra

+ Quảng cáo và bán hàng: Chịu trách nhiệm thông tin quảng cáo cácloại sản phẩm công ty sản xuất theo từng thời kỳ nhất định Quản lý và chịu tráchnhiệm việc bán hàng của các đại lý tiêu thụ sản phẩm và cửa hàng giới thiệu sảnphẩm

+ Làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu các loại hàng hoá và vật t phục vụcho ngành kính (nếu đợc Nhà nớc cho phép)

2.6 - Năng lực thông tin

Năng lực thông tin cũng rất quan trọng đối với công ty, nó có vai trò trongviệc xử lý các đơn đặt hàng và ký kết hợp đồng, giúp các nhà lãnh đạo có thể nắmbắt thông tin trong một diện rộng nh: giúp công ty nhận biết đợc nhu cầu và khảnăng thanh toán của khách hàng, thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, các quyết

định đến các phòng ban,đợc thực hiện qua một hệ thống các văn bản, chứng từ,…

Đặc biệt công ty đã thiết lập mạng máy tính cục bộ (mạng LAN) phục vụ cho việcquản lý thông tin ở các phòng ban, mặc dù vậy thì hệ thống thông tin này cha đợckhai thác triệt để vì năng lực của lực lợng lao động có hạn, nó chỉ mới dừng lại ởmức là lu trữ các thông tin, văn bản

Trên đây là thực trạng năng lực của công ty kính Đáp Cầu trong quá trìnhxây dựng và phát triển Nó giúp ta nắm đợc khái quát nguồn lực của công ty tronghoạt động sản xuất kinh doanh

II- Tình hình thực hiện chiến lợc Marketing-mix trong hoạt động kinh doanh mở rộng thị trờng của công ty Kính Đáp Cầu

1- Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm đợc công ty rất coi trọng, bởi vì đây là yếu tố quantrọng nhất trong chiến lợc Marketing- mix của công ty trong các năm qua, là vấn

Trang 27

đề sống còn trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến các hoạt động của các

bộ phận khác và bảo đảm cho việc kinh doanh đi đúng hớng

Hiện nay công ty đang sản xuất và kinh doanh 6 loại sản phẩm kính chính,ngoài ra còn các sản phẩm khác, trong đó kính tấm xây dựng là chủ yếu

Chính sách sản phẩm của công ty áp dụng cho các sản phẩm của mình là: + Các quyết định về chất lợng sản phẩm

+ Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm

+ Quyết định về dịch vụ khách hàng

1.1- Quyết định về chất lợng sản phẩm

Chất lợng sản phẩm đợc coi là quyết định hàng đầu trong chính sách sảnphẩm Vì các sản phẩm của công ty các là sản phẩm trong ngành xây dựng là chủyếu, nên các thuộc tính về chất lợng sản phẩm đợc công ty quan tâm nh là độ bền,

hệ số an toàn, tuổi thọ của sản phẩm, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật và phù hợptrong điều kiện từng vùng để có thể phát huy đợc các u điểm của nó

Trong các năm qua sản phẩm của công ty đợc cải tiến, nâng cao khôngngừng về chất lợng thông qua việc cải tiến công nghệ nhập từ nớc ngoài, nâng caochất lợng đầu vào Các sản phẩm của công ty sản xuất ra đợc chia ra làm hai loạichính là: Loại A và Loại B Nếu nh trớc đây công ty sử dụng cả hai loại sản phẩmtrên thì sản phẩm Loại B rất khó tiêu thụ, đến nay công ty chỉ sản xuất sản phẩmloại A, các sản phẩm kém phẩm chất công ty không đa sang Loại B mà thực hiệnphun kính làm sản phẩm kính mờ

Các phẩm chất chất lợng sản phẩm đợc công ty đánh giá qua các sản phẩm

cụ thể (đợc thể hiện qua bảng phụ lục 5 đánh giá chất lợng các sản phẩm)

Nói chung chất lợng sản phẩm của công ty trong các năm vừa qua là tơng

đối đồng đều và tốt, đợc khách hàng trong nớc chấp nhận, sản phẩm của công tycũng đã đạt đợc tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lợng cao Chính tiêu chuẩn chất l-ợng đợc đặt lên hàng đầu nên công ty hàng năm đạt mức tăng trởng sản lợng sảnphẩm tơng đối cao Điều này đợc thể hiện trong bảng Doanh thu về sản lợng kínhtrong các năm qua (Bảng-5)

Nhìn vào số liệu bảng-5 cho ta thấy sản lợng tiêu thụ và doanh thu của cácsản phẩm có xu hớng giảm dần Để thấy đợc chi tiết xu hớng giảm này ta sẽ xemxét xu hớng biến động của sản phẩm kính xây dựng là một sản phẩm chủ chốt củacông ty qua Bảng phụ lục-6

Bảng-5

Bảng báo cáo danh thu của các sản phẩm

Chủng loại

Sản lợng sản xuất(m2)

Tiêu thụ(m2)

Trang 28

Gơng 742.937 736.025 739.148 728.322 30.019.012 27.393.834Kính phản

Theo nguồn: Bảng doanh thu sản phẩm kính- 12.1999- công ty kính Đáp Cầu.

Qua bảng phụ lục Doanh thu sản lợng sản phẩm kính tấm ta thấy, doanh thusản phẩm tăng lên trong các năm Song xu hớng này lại chững lại trong năm 1999,

điều này có thể do nhiều nguyên nhân: sự cạnh tranh trên thị trờng ngày càng gaygắt, có thể là công nghệ đã cũ nên năng suất máy không cao, chất lợng sản phẩmkhông còn tốt nh trớc Ngoài ra còn có thể do công tác tiêu thụ cha tốt, cụ thể làcác nỗ lực marketing cha cao cũng sẽ ảnh hởng tới việc tiêu thụ sản phẩm, đây làmột vấn đề mà công ty cần xem xét, quan tâm và cũng là vấn đề của bộ phận

marketing của công ty

Tuy nhiên chất lợng sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế và cha ổn định

do một số nguyên nhân sau:

+ Các thiết bị máy móc đã cũ, năng suất không cao, rơi vào thời kỳkém hiệu quả và cần đợc nâng cấp sửa chữa thay thế Cụ thể các lò kéo kính củacông ty đã cũ và có vết nứt, đã hết chu kỳ 5 năm của nó, do vậy mà chất l ợng kínhkhông đợc phẳng, kính có độ bọt, sùi, độ phản xạ bị cong, đây là do công nghệ kéokính đã lạc hậu, công nghệ kéo đứng này làm cho sản phẩm kính không đ ợcphẳng, có độ sóng

+ Trình độ chuyên môn của công nhân công ty không cao và đồng

đều, nh đã trình bày ở phần II, tỷ lệ ngời lao động có trình độ Đại học, các kỹ s làcòn ít so với yêu cầu Hơn nữa trình độ quản lý các cấp cha thực sự tốt, cha có sựkiểm tra chặt chẽ về chất lợng sản phẩm làm cho sản phẩm vẫn còn có sản phẩmloại B

+ Sự kiểm định chất lợng sản phẩm đầu vào cha tốt

1.2- Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm

Về chủng loại và danh mục sản phẩm thì công ty có một chủng loại đa dạng

về các sản phẩm kính phục vụ cho xây dựng và tiêu dùng Trong đó thì sản phẩmkính tấm xây dựng là chủ yếu, chiếm đa số trong cơ cấu sản phẩm của công ty và

đây cũng là sản phẩm lâu đời nhất Điều này đợc thể hiện trong bảng Doanh thucủa sản phẩm kính tấm xây dựng và Bảng báo cáo doanh thu của các sản phẩm

Chúng ta có thể chia sản phẩm của công ty thành hai mảng: Thứ nhất, Sản phẩm

kính phục vụ cho việc xây dựng và các thiết bị cho ôtô, tàu đó có thể gọi là các

Ngày đăng: 07/09/2012, 12:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp nguồn vốn - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng t ổng hợp nguồn vốn (Trang 27)
Bảng số- 4                                                                           Đơn vị: đồng - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng s ố- 4 Đơn vị: đồng (Trang 28)
Bảng báo cáo danh thu của các sản phẩm - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng b áo cáo danh thu của các sản phẩm (Trang 34)
Bảng mức chiết khấu theo doanh thu - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng m ức chiết khấu theo doanh thu (Trang 55)
Sơ đồ nội dung chiến lợc giao tiếp khuếch trơng 4.1- Quảng cáo - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Sơ đồ n ội dung chiến lợc giao tiếp khuếch trơng 4.1- Quảng cáo (Trang 56)
Bảng doanh thu sản phẩm kính tấm xây dựng - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng doanh thu sản phẩm kính tấm xây dựng (Trang 67)
Bảng doanh thu sản phẩm kính tấm xây dựng(Tiếp) - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng doanh thu sản phẩm kính tấm xây dựng(Tiếp) (Trang 68)
Bảng kê giá kính từ năm 1997 đến năm 1999 - Mar - Mix đối với việc mở rộng TT tại cty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh
Bảng k ê giá kính từ năm 1997 đến năm 1999 (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w