RỐI LOẠN HẤP THU (Kỳ 2) B. THEO YHCT: Khái niệm về hội chứng rối loạn hấp thu thuộc phạm trù chứng Hư tả và Hư lao mà nguyên nhân có thể do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên thất điều (do ẩm thực hoặc do nội thương) khiến Thận hỏa không hỗ trợ cho Tỳ thổ hoặc Tỳ dương tự nó không làm tròn chức năng thăng thanh giáng trọc, đưa đến hạ lợi thanh cốc. Về lâu dài tinh khí ngũ tạng đều cùng kiệt mà sinh ra chứng Hư lao. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh rối loạn hấp thu theo YHCT III- CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HẤP THU THEO YHHĐ 1. Do hấp thu không đầy đủ trong các bệnh gan mật: Ngoài đặc điểm tiêu phân mỡ (steatorrhea), bệnh nhân còn có những bệnh lý về xương như nhuyễn xương (osteomalacia) do thiếu hụt sinh tố D và Calci. a. Chẩn đoán tiêu phân mỡ: - Nhuộm phân bằng dung dịch Soudan III. - Đo lượng mỡ/phân: nếu lượng mỡ > 14 g/ngày là bất thường. - Uống 14 C Triolein và đo 14 CO 2 /hơi thở/6 giờ: nếu lượng 14 C Triolein < 3,5% là bệnh lý. b. Chẩn đoán thiếu hụt sinh tố D và Calci/máu: Đo nồng độ sinh tố D, Calci và Phosphate trong máu. c. Hướng điều trị: chữa nguyên nhân, bổ sung sinh tố D và Calci bằng đường tiêm. 2. Rối loạn hấp thu sau cắt dạ dày (phương pháp Bilroth 1 và 2): Ngoài triệu chứng tiêu phân mỡ, bệnh nhân còn có triệu chứng thiếu Calci, thiếu máu do thiếu sắt và B 12 , tình trạng loạn khuẩn đường ruột do thiếu HCl. Hướng điều trị: - Sử dụng các men tụy. - Xác định tình trạng loạn khuẩn đường ruột bằng cách cấy dịch hổng tràng, nếu có 10 5 khúm VT/1ml dịch thì điều trị bằng kháng sinh thích hợp. - Bổ sung Fe, Vitamin B 12 và Calci bằng đường tiêm. 3. Do giảm diện tích hấp thu của ruột: Thường gặp sau phẫu thuật cắt bỏ đoạn hồi tràng hoặc hồi - manh tràng. Ngoài triệu chứng tiêu phân mỡ, sụt cân, mệt mỏi, phù dinh dưỡng, bệnh nhân còn có những dấu hiệu lâm sàng do thiếu hụt các loại sinh tố và các yếu tố vi lượng. Hướng điều trị: - Bảo đảm chế độ ăn 2.500 calo/ngày, chủ yếu là đường và đạm, hạn chế mỡ < 40 g/ngày. - Cung cấp các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng và các acid béo cần thiết. - Sử dụng các thuốc chống co thắt như Loperamide 2mg x 2 lần/ngày hoặc Cholestyramine ½ gói uống vào các bữa ăn để ngừa tiêu chảy. - Sử dụng các thuốc chống tiết HCl như H 2 antagonist hoặc Omeprazol (với liều điều trị như loét tá tràng) để ngăn cản tác dụng bất hoạt dịch tụy của HCl. - Sử dụng Octreotid (một chất đồng phân của Somatostatin tác dụng lâu dài) để làm giảm tiêu chảy với liều 0,1 mg, tiêm dưới da, ngày 1 lần. - Bảo đảm dinh dưỡng bằng đường truyền trong 6 tháng đầu sau khi mổ. . RỐI LOẠN HẤP THU (Kỳ 2) B. THEO YHCT: Khái niệm về hội chứng rối loạn hấp thu thuộc phạm trù chứng Hư tả và Hư lao mà nguyên nhân có. ra chứng Hư lao. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh rối loạn hấp thu theo YHCT III- CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HẤP THU THEO YHHĐ 1. Do hấp thu không đầy đủ trong các bệnh gan mật: . 2. Rối loạn hấp thu sau cắt dạ dày (phương pháp Bilroth 1 và 2): Ngoài triệu chứng tiêu phân mỡ, bệnh nhân còn có triệu chứng thiếu Calci, thiếu máu do thiếu sắt và B 12 , tình trạng loạn