Giúp trẻ đối mặt với sự thay đổi Trẻ thường dễ thích nghi hơn là người trưởng thành, và nhiều bậc cha mẹ có những lo lắng không cần thiết về việc làm thế nào trẻ có thể đối mặt với môi trường mới. Vì thế, trách nhiệm hàng đầu của cha mẹ là nhận biết tâm trạng của trẻ và trả lời các câu hỏi mà chúng đưa ra. Có thể “dụ” rằng ban đầu những đứa trẻ bằng tuổi con cũng cảm thấy lo lắng chút ít, nhưng sau rồi sẽ quen thôi và ổn cả. Cha mạ nên trao đổi trước hơn là đặt ngay trẻ vào môi trường mới. Nên thành thật Ví dụ: bạn có thể nói rằng tuy con chưa biết về các bạn mới nhưng rồi con sẽ mau chóng biết tên họ thôi, và thấy rằng họ cũng thú vị không kém những bạn A, B, C… đang chơi với con hiện nay. Có thể con bạn sẽ cảm thấy sợ khi học một ngôi trường hoàn toàn mới, với những “huyền thoại” về nó mà chúng bạn mới bày trò kể cho nghe; đừng bật cười khi nghe trẻ kể lại, nó giống như bạn đang hùa theo chúng bạn mới kia để bắt nạt trẻ vậy. Hãy tìm cách gợi chuyện và giải thích cho trẻ về những “huyền thoại” đó, trấn an trẻ rằng bạn luôn ở bên cạnh và những chuyện đó sẽ sớm qua thôi, không gì có thể làm hại đến trẻ. Sau đó bạn cũng có thể liên lạc với thầy cô ở trường để tìm cách ngăn chặn những trò đùa quá quắt, hoặc giúp giới thiệu những bạn tốt để trẻ sớm hòa nhập. Chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ Khi thấy bạn dọn đồ hay bận rộn một cách khác thường cho việc chuyển chỗ, chắc chắn trẻ đã hình dung phần nào câu chuyện tiếp theo. Vì thế bạn cần chuẩn bị trước cho trẻ tâm lý đón nhận sự thay đổi này. Bạn hãy kể về nơi sắp dọn đến, giúp trẻ hình dung đó cũng là một nơi đáng yêu tương tự như chỗ ở hiện nay tuy có khác chút ít về hàng xóm, bạn bè hay cảnh vật; bạn cũng có thể lợi dụng các câu chuyện hay trò chơi nhập vai để trẻ cảm nhận được vai trò mới của mình và có tư thế sẵn sàng cho việc đón nhận cái mới. Giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh Nếu có thể, bạn nên dắt trẻ đi thăm ngôi trường mới của mình và giới thiệu trẻ với thầy cô hay bạn bè mới, để trẻ có thể khám phá nơi mà mình sắp gia nhập. Những chi tiết nhỏ nhặt như chỗ để giày dép, cặp vở Ảnh: www.inmagine.com hay phòng ăn sẽ thật sự là thảm họa nếu không được giới thiệu và giúp làm quen trước. Giữ lại càng nhiều những gì quen thuộc càng tốt Trẻ yêu thích những gì có thể đoán trước được - nó tạo cho trẻ cảm giác an tâm. Khi phải dọn đến một nơi ở mới, bạn nên cố gắng giữ lại càng nhiều những gì trẻ đã quen thuộc càng tốt. Trước tiên chúng cần một điểm tựa an toàn đã, rồi từ đó mới có thể khám phá và trải nghiệm sự thay đổi ấy. Hãy giữ lại những nếp cũ, ví dụ như giờ ngủ, giờ tắm rửa, giờ ăn và thời điểm cha hoặc mẹ đi làm về. Các bữa ăn trong ngày và giờ đi ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ còn nhỏ, trẻ sẽ trở nên khiếp hãi hoặc cáu kỉnh do những xáo trộn này đem lại, và bạn không hy vọng chúng sẽ nhớ gì đến những quy tắc hay kỹ năng đối mặt với sự thay đổi đã được hướng dẫn! . Giúp trẻ đối mặt với sự thay đổi Trẻ thường dễ thích nghi hơn là người trưởng thành, và nhiều bậc cha mẹ có những lo lắng không cần thiết về việc làm thế nào trẻ có thể đối mặt với. trọng đối với trẻ còn nhỏ, trẻ sẽ trở nên khiếp hãi hoặc cáu kỉnh do những xáo trộn này đem lại, và bạn không hy vọng chúng sẽ nhớ gì đến những quy tắc hay kỹ năng đối mặt với sự thay đổi đã. chỗ, chắc chắn trẻ đã hình dung phần nào câu chuyện tiếp theo. Vì thế bạn cần chuẩn bị trước cho trẻ tâm lý đón nhận sự thay đổi này. Bạn hãy kể về nơi sắp dọn đến, giúp trẻ hình dung đó